Mô hình hồi quy tuyến tính lượng huy động vốn tính phụ thuộc vào số lượng ch

Một phần của tài liệu Tác động của mạng lưới chi nhánh đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 55)

chi nhánh và phòng giao dịch

Sau khi mã hóa thông tin, đối với mô hình này, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để phân tích dữ liệu với các câu lệnh như sau:

rename var1 bank

rename var2 year rename var3 HDV rename var4 chinhanh

Regress HDV chinhanh, beta

Source SS df MS

Model 5.0491e+18 1 5.0491e+18

Residual 2.1625e+18 152 1.4227e+16

Total 7.2116e+18 753 4.7134e+16

Chinhan h

Coef Std. Err. T P>|t| Beta

Chovay 374321.4 19869.63 18.84 0.000 .8367436

_cons 3.18e+07 1.23e+07 2.60 0.010

Number of obs = 154

F(1,152) = 190,93

Prob > F = 0,0000

R-squared = 0,5568

Adj R-Squared = 0,5538

Root MSE = 1.5e+08

Trong mô hình này ta thấy chỉ số R-square =0,5568, tức mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu ở mức 55,68%. Hay nói cách khác là quy mô chi nhánh ngân hàng ảnh hưởng đến mảng huy động vốn của ngân hàng ở mức 55,68%. Chỉ số Adj R-square (R hiệu chỉnh) =0.5538, tức nếu thêm một tham số nữa vào mô hình thì 55,38% lượng huy động vốn vẫn phụ thuộc vào số lượng chi nhánh.

Rõ ràng khi một ngân hàng có hệ thống chi nhánh lớn, khả năng tiếp cận khách hàng của ngân hàng sẽ tăng, từ đó mức độ huy động vốn sẽ tăng. Nói cách khác, một

36

trong những lý do để các ngân hàng phát triển hệ thống chi nhánh là để tăng lượng huy động vốn.

Theo cuốn sách nổi tiếng “Banking without branches: a study of how people conduct their banking business without a local branch” của tác giả Eline Kempson và Terry Jones, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để chỉ ra rằng đa phần các ngân hàng lớn trên thế giới và các ngân hàng ở thành thị đều đang có xu hướng giảm chi nhánh truyền thống. Việc này có thể đáp ứng được đa phần nhu cầu cá nhân của khách hàng, nhưng không đáp ứng được những giao dịch lớn của doanh nghiệp- nguồn huy động vốn chủ yếu của ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với kết của nghiên cứu trong bài nghiên cứu này. Với mức ảnh hưởng 55,68% lên hoạt động huy động vốn của ngân hàng, vai trò của chi nhánh và phòng giao dịch truyền thống là không thể thay thế được, kể cả trong thời đại 4.0 hiện nay.

3.2.2 Mô hình hồi quy tuyến tính lượng cho vay phụ thuộc hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch

Sau khi mã hóa thông tin, đối với mô hình này, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA để phân tích dữ liệu với các câu lệnh như sau:

rename var1 bank rename var2 year rename var3 chovay renam var4 chinhanh

Regress chovay chinhanh, beta

Source SS df MS

Model 2.4931e+14 1 2.4931e+14

Residual 7.1892e+14 152 4.7297e+12

Number of obs = 154

F(1,152) = 354.90

Prob > F = 0.0000

R-squared = 0.7001

Adj R-Squared = 0.6982

Root MSE = 1.2e+08

Trong mô hình này, chỉ số R-squared (R bình phương) = 0,7001, tức số lượng chi nhánh và phòng giao dịch ảnh hưởng tới 70,01% lượng cho vay của ngân hàng. Đây cũng là mảng kinh doanh của ngân hàng chịu tác động lớn nhất của hệ thống chi nhánh ngân hàng.

Mặc dù hiện nay các hệ thống chi nhánh số, các phần mềm giao dịch phát triển nhanh chóng tuy nhiên với một nước có 64,9% dân số ở nông thôn như Việt Nam thì việc tiếp cận người dân để thực hiện cho vay bằng hệ thống chi nhánh phòng giao dịch truyền thống vẫn là một cách tốt nhất. Hơn thế, để thực hiện hoạt động cho vay cần rất nhiều pháp lý nên chi nhánh và phòng giao dịch vẫn phát huy tốt đa lợi ích của nó trong mảng này.

Chỉ số Adj R-squared (R hiệu chỉnh) là 0,6982, tức nếu thêm một tham số nữa thì lượng cho vay của ngân hàng vẫn phụ thuộc tới 69,82% vào hệ thống chi nhánh. Chỉ số này một lần nữa nhấn mạnh mức độ quan trọng của chi nhánh và phòng giao dịch đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

Theo cuốn sách “Banking without branches: a study of how people conduct their banking business without a local branch”, của tác giả Eline Kempson và Terry Jones, các tác giả đã đã chỉ ra rằng kể cả trong thời đại 4.0 hiện nay, khách hàng, đặc biệt là khách hàng ở nông thôn vẫn hài lòng với việc giao dịch ở các chi nhánh truyền thống. Theo luật định về cho vay và giải ngân vốn vay được ban hành bởi Ngân hàng Nhà nước, cần 4 bộ hồ sơ là hồ sơ pháp lý, hồ tài chính, hồ sơ mục đích sử dụng vốn và hồ sơ tài sản đảm bảo để thực hiện một giao dịch cho vay tại bất cứ ngân hàng thương mại nào. Rõ ràng việc này không thể thực hiên thông qua các giao dịch điện tử, do đó vai trò của chi nhánh và phòng giao dịch truyền thống thể hiện rõ nhất trong các giao dịch cho vay của ngân hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu trong mô hình tương quan về cho vay và số lượng phòng giao dịch.

38

Một phần của tài liệu Tác động của mạng lưới chi nhánh đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w