Phương thức truyền tải ko đồng bộ ATM:

Một phần của tài liệu Tong_hop_mang_thong_tinx (Trang 31 - 32)

K/n: ATM là phương thức truyền tải mà khi đó thông tin xuất hiện ở đầu vào của hệ thống dc truyền đi 1 cách ko đồng bộ, khi xuất hiện, thông tin sẽ dc nạp vào bộ đệm sau đó dc cắt nhỏ thành các tế bào và truyền tải qua mạng.

Thuật ngữ “ko đồng bộ” giải thích cho 1 kiểu truyền trong đó các gói trong 1 cuộc nối có thể lặp lại 1 cách bất thường, những lúc chúng dc tạo ra theo yêu cầu cụ thể mà ko theo chu kì. VD: So sánh STM & ATM:

Trong STM (truyền tải đồng bộ), các phần tử số liệu tương ứng với 1 kênh đã cho dc nhận biết bởi vị trí của nó trong khung truyền.

Trong ATM các gói thuộc về 1 cuộc nối lại tương ứng với kênh ảo cụ thể và có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên khung truyền.

3/ ATM:

• Đặc điểm của ATM:

ATM sử dụng các gói kích thước nhỏ cố định, gọi là các tế bào ATM. Các tế bào nhỏ với tốc độ truyền dẫn lớn sẽ làm cho trễ truyền dẫn và biến động trễ (jitter) giảm đủ nhỏ với các chế độ thời gian thực. Ngoài ra trễ nhỏ làm cho việc hợp kênh ở tốc độ cao dễ dàng hơn.

Các tế bào sẽ dc truyền tải trong khoảng thời gian nhất định. Ko có khoảng trống giữa các tế bào và trong khoảng thời gian rỗi thì những tế bào “ko dc gán” sẽ dc truyền đi. Thứ tự tế bào ở bên thu dc đảm bảo như ở bên phát.

ATM đảm bảo liên kết truyền tế bào với thông tin dc tạo ra ko làm lãng phí dung lượng đường truyền dẫn.

ATM cung cấp khả năng ghép kênh thống kê (sđ)

Chú ý: Khả năng ghép kênh đi liền bản chất của tế bào, tạo điều kiện dễ dàng để tổ hợp các tín hiệu khác nhau trên cùng 1đường truyền. Trong TH có nhiều nguồn VBR truyền trên cùng 1 đường truyền thì khả năng tăng hiệu quả ghép kênh thống kê là rất lớn.

Điều khiển lỗi:

Trong chuyển mạch gói dựa trên giao thức HDLC, thực hiện điều khiển lỗi đầy đủ trên từng chặng liên kết một.

Khi truyền dẫn dc cải thiện, việc dkhiển lỗi dc đơn giản hoá trên các chặng (bỏ bớt 1 số thủ tục) và đkhiển lỗi đầy đủ chỉ thực hiện giữa đầu cuối và đầu cuối.

(sđ)

B-ISDN: chức năng điều khiển lỗi ko thực hiện ở các nút chuyển mạch nữa. Mà trong từng trường hợp cần thiết nó dc cung cấp ở thiết bị đầu cuối, do vậy các chức năng cũng dc giảm tối thiểu ở nút chuyển mạch ATM. Điều này giúp tốc độ truyền tăng tới 600Mbit/s.

(sđ)

Nhược điểm: Hạn chế của phương thức truyền dẫn ATM:

Sự biến thiên độ trễ tế báo CDV tạo ra bởi các giá trị trễ khác nhau xuất hiện trong mạng tạo những điểm chuyển mạch và thiết bị ghép kênh. Điều này dẫn đến khoảng cách giữa những tế bào thay đổi. Nó ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ nhạy cảm đối với trễ.

Thời gian trễ tổ hợp tế bào: thông tin từ nguồn tín hiệu sẽ phải nạp tại các bộ đệm cho đến khi tế bào nạp đủ 48 byte mới dc truyền đi. Thời gian dc nạp gọi là thời gian trễ tổ hợp tế bào. Thời gian nạp lại phụ thuộc tốc độ thông tin đến.

VD: thông tin thoại 64kb/s  thời gian nạp 6ms.

Một phần của tài liệu Tong_hop_mang_thong_tinx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w