KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CẦY VÒI HƯƠNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 6): Phần 2 (Trang 31 - 36)

CẦY VÒI HƯƠNG

Tác giả: PHAN THANH LONG

Địa chỉ: tổ dân phố Phong Phú 2, phường Ninh Giang, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0914243528

1. Tính mới của giải pháp

Trong môi trường tự nhiên, cầy vòi hương thường sống riêng lẻ, mỗi năm chỉ sinh sản một lứa, đến thời kỳ động dục cầy cái phát ra tiếng kêu để thu hút cầy đực; cầy đực tiết ra mùi sạ để dẫn dụ cầy cái đến cặp đôi, giao phối. Tuy nhiên, trong tự nhiên cầy vòi hương là đối tượng bị nhiều loại thú săn mồi và con người săn bắt quá mức nên tỷ lệ sống trong việc sinh sản rất thấp. Giải pháp giúp các hộ chăn nuôi có thể tăng quy mô đàn cầy vòi hương thương phẩm để sử dụng nuôi lấy thịt hoặc nuôi cảnh mà không cần khai thác ngoài tự nhiên, đặc biệt là cung cấp được con giống cho nhu cầu nuôi thương phẩm ngày càng tăng trên thị trường.

Một số nội dung chính của kỹ thuật do tác giả sáng kiến, xây dựng gồm:

- Thuần hóa, nuôi dưỡng:

+ Chuồng nuôi phải có mái che nắng, che mưa, thoáng mát, chọn vị trí đặt chuồng ở những nơi

154

vắng vẻ, ít tiếng ồn, cao ráo, không ngập nước. Chuồng nuôi có kích thước 60 x 60 x 60 cm, được đóng bằng các thanh gỗ, mặt trước dùng lưới B20 chắn; đáy dùng các thanh gỗ, khoảng cách giữa các thanh là 3 cm để cho phân cầy lọt được ra ngoài dễ cho việc vệ sinh quét dọn chuồng nuôi; chuồng nên đặt cách mặt đất 30 cm, do tập tính sống riêng lẻ tự nhiên nên mỗi chuồng chỉ nhốt 1 con.

Chuồng nuôi cầy

Ảnh: https://vietnammoi.vn

+ Tập cho ăn: Do sống trong môi trường hoang dã nên cầy thường rất nhút nhát và hung dữ, kém ăn; để tập cho cầy ăn, người nuôi nên dùng biện pháp nắm đuôi để 2 chân trước chạm đất, dùng quả chuối lột vỏ để trước miệng, theo phản xạ tự nhiên cầy sẽ há mồm ngậm và nuốt. Kiên trì tập

155 khoảng một tuần thì cầy ăn được chuối, nên cho ăn chuối vào buổi sáng. Sau đó tập cho cầy ăn thức ăn chế biến, dùng gạo và cá nấu cháo cho cầy ăn vào lúc 18 - 20 giờ, mỗi con cho ăn một chén.

+ Vệ sinh chuồng nuôi vào sáng sớm.

- Cách cho cầy sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt: + Phối giống: Nuôi cầy con sau 12 - 14 tháng thì cầy đến giai đoạn trưởng thành, đến thời kỳ động dục. Qua theo dõi hằng ngày, khi thấy cầy cái có những dấu hiệu động dục, tìm đực (cất tiếng kêu, kết hợp quan sát bộ phận sinh dục sưng lên) thì tiến hành bắt cầy đực bò sang chuồng cầy cái để phối giống. Sau khi phối giống xong thì phải bắt cầy đực ra để tránh chúng cắn lẫn nhau, thời gian phối giống 3 - 4 ngày. Nên nuôi 1 cầy đực phối giống với 4 cầy cái.

+ Sau khi giao phối thời gian cầy mang thai 60 - 65 ngày thì đẻ con, mỗi lứa cầy thường đẻ 2 - 6 con; mỗi năm đẻ 2 - 3 lứa; mùa cầy sinh sản là từ tháng giêng đến tháng 10 âm lịch, cần chú ý theo dõi, ghi chép vào sổ sau mỗi lần phối giống để chuẩn bị cho cầy đẻ.

+ Chuẩn bị cho cầy đẻ: Dùng khay nhựa (loại khay đựng trái cây) để lót ổ đẻ, đặt khay nhựa vào trong chuồng bên trong lót vải mềm, cầy tự vào ổ đẻ. Theo dõi cầy đẻ, nếu có biểu hiện cầy đẻ ngược thì người chăn nuôi phải kịp thời can thiệp, khi đẻ xong thì cầy mẹ liếm khô lông cầy con, con tự tìm vú mẹ để bú.

vắng vẻ, ít tiếng ồn, cao ráo, không ngập nước. Chuồng nuôi có kích thước 60 x 60 x 60 cm, được đóng bằng các thanh gỗ, mặt trước dùng lưới B20 chắn; đáy dùng các thanh gỗ, khoảng cách giữa các thanh là 3 cm để cho phân cầy lọt được ra ngoài dễ cho việc vệ sinh quét dọn chuồng nuôi; chuồng nên đặt cách mặt đất 30 cm, do tập tính sống riêng lẻ tự nhiên nên mỗi chuồng chỉ nhốt 1 con.

Chuồng nuôi cầy

Ảnh: https://vietnammoi.vn

+ Tập cho ăn: Do sống trong môi trường hoang dã nên cầy thường rất nhút nhát và hung dữ, kém ăn; để tập cho cầy ăn, người nuôi nên dùng biện pháp nắm đuôi để 2 chân trước chạm đất, dùng quả chuối lột vỏ để trước miệng, theo phản xạ tự nhiên cầy sẽ há mồm ngậm và nuốt. Kiên trì tập

khoảng một tuần thì cầy ăn được chuối, nên cho ăn chuối vào buổi sáng. Sau đó tập cho cầy ăn thức ăn chế biến, dùng gạo và cá nấu cháo cho cầy ăn vào lúc 18 - 20 giờ, mỗi con cho ăn một chén.

+ Vệ sinh chuồng nuôi vào sáng sớm.

- Cách cho cầy sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt: + Phối giống: Nuôi cầy con sau 12 - 14 tháng thì cầy đến giai đoạn trưởng thành, đến thời kỳ động dục. Qua theo dõi hằng ngày, khi thấy cầy cái có những dấu hiệu động dục, tìm đực (cất tiếng kêu, kết hợp quan sát bộ phận sinh dục sưng lên) thì tiến hành bắt cầy đực bò sang chuồng cầy cái để phối giống. Sau khi phối giống xong thì phải bắt cầy đực ra để tránh chúng cắn lẫn nhau, thời gian phối giống 3 - 4 ngày. Nên nuôi 1 cầy đực phối giống với 4 cầy cái.

+ Sau khi giao phối thời gian cầy mang thai 60 - 65 ngày thì đẻ con, mỗi lứa cầy thường đẻ 2 - 6 con; mỗi năm đẻ 2 - 3 lứa; mùa cầy sinh sản là từ tháng giêng đến tháng 10 âm lịch, cần chú ý theo dõi, ghi chép vào sổ sau mỗi lần phối giống để chuẩn bị cho cầy đẻ.

+ Chuẩn bị cho cầy đẻ: Dùng khay nhựa (loại khay đựng trái cây) để lót ổ đẻ, đặt khay nhựa vào trong chuồng bên trong lót vải mềm, cầy tự vào ổ đẻ. Theo dõi cầy đẻ, nếu có biểu hiện cầy đẻ ngược thì người chăn nuôi phải kịp thời can thiệp, khi đẻ xong thì cầy mẹ liếm khô lông cầy con, con tự tìm vú mẹ để bú.

156

Mỗi con cầy mẹđẻ 2 - 3 lứa/năm, mỗi lứa 2 - 6 con Ảnh: https://vietnammoi.vn

- Cách nuôi và chăm sóc cầy con:

+ Cầy mẹ nuôi con: 7 ngày sau khi sinh thì cầy con khô rốn, 10 - 12 ngày sẽ mở mắt, khi đó cho cầy con bú mẹ 30 - 40 ngày thì cho tập ăn thức ăn như của mẹ và tách ra nuôi riêng. Lúc này có thể phối giống lứa khác cho cầy mẹ.

+ Chăm sóc cầy con sau khi tách mẹ: Mỗi chuồng nuôi 1 con, sáng cho ăn các loại trái cây chín có độ ngọt như chuối, quả cà phê, mít,...; chiều tối cho mỗi con ăn một chén cháo cá như cầy mẹ. Sau 10 tháng tuổi cầy đạt trọng lượng khoảng 2 kg.

157

2. Tính hiệu quả

Cùng với việc phát triển chăn nuôi một số gia súc, gia cầm truyền thống, việc thuần hóa và chăn nuôi một số loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao là hướng đi mới của bà con nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có đối tượng là cầy vòi hương. Hơn nữa, thông qua việc nuôi cầy còn cho ra dòng sản phẩm cà phê chồn rất được thị trường ưa chuộng và giá trị kinh tế rất cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho nông dân.

Hiện nay bán 1 kg cầy vòi hương thương phẩm là 1.300.000 - 1.500.000 đồng tùy theo thời điểm (lúc xuất bán cầy đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con), giá con cái làm giống là 8.000.000 - 12.000.000 đồng/con. Chăn nuôi cầy vòi hương thương phẩm cho sinh sản nhân tạo để chủ động và thương mại nguồn giống cầy vòi hương là nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Chế biến cà phê chồn: Tác giả đã học hỏi kinh nghiệm ở một số trang trại làm cà phê chồn ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, sử dụng khi cầy con đạt trọng lượng 1,5 kg thì ban ngày ta cho cầy ăn quả cà phê (chọn quả chín), sau khi ăn cầy thải ra, ta thu gom và chế biến cà phê chồn. Theo tính toán của tác giả với khoảng 10 kg quả cà phê chín với giá 7.000 đồng/kg, thì sẽ thu về gần 3 kg cà phê nhân tươi với giá cà phê chồn khoảng 20 triệu đồng/kg khô.

Mỗi con cầy mẹđẻ 2 - 3 lứa/năm, mỗi lứa 2 - 6 con Ảnh: https://vietnammoi.vn

- Cách nuôi và chăm sóc cầy con:

+ Cầy mẹ nuôi con: 7 ngày sau khi sinh thì cầy con khô rốn, 10 - 12 ngày sẽ mở mắt, khi đó cho cầy con bú mẹ 30 - 40 ngày thì cho tập ăn thức ăn như của mẹ và tách ra nuôi riêng. Lúc này có thể phối giống lứa khác cho cầy mẹ.

+ Chăm sóc cầy con sau khi tách mẹ: Mỗi chuồng nuôi 1 con, sáng cho ăn các loại trái cây chín có độ ngọt như chuối, quả cà phê, mít,...; chiều tối cho mỗi con ăn một chén cháo cá như cầy mẹ. Sau 10 tháng tuổi cầy đạt trọng lượng khoảng 2 kg.

2. Tính hiệu quả

Cùng với việc phát triển chăn nuôi một số gia súc, gia cầm truyền thống, việc thuần hóa và chăn nuôi một số loài động vật hoang dã có giá trị kinh tế cao là hướng đi mới của bà con nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có đối tượng là cầy vòi hương. Hơn nữa, thông qua việc nuôi cầy còn cho ra dòng sản phẩm cà phê chồn rất được thị trường ưa chuộng và giá trị kinh tế rất cao, góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho nông dân.

Hiện nay bán 1 kg cầy vòi hương thương phẩm là 1.300.000 - 1.500.000 đồng tùy theo thời điểm (lúc xuất bán cầy đạt trọng lượng 3 - 4 kg/con), giá con cái làm giống là 8.000.000 - 12.000.000 đồng/con. Chăn nuôi cầy vòi hương thương phẩm cho sinh sản nhân tạo để chủ động và thương mại nguồn giống cầy vòi hương là nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân.

Chế biến cà phê chồn: Tác giả đã học hỏi kinh nghiệm ở một số trang trại làm cà phê chồn ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, sử dụng khi cầy con đạt trọng lượng 1,5 kg thì ban ngày ta cho cầy ăn quả cà phê (chọn quả chín), sau khi ăn cầy thải ra, ta thu gom và chế biến cà phê chồn. Theo tính toán của tác giả với khoảng 10 kg quả cà phê chín với giá 7.000 đồng/kg, thì sẽ thu về gần 3 kg cà phê nhân tươi với giá cà phê chồn khoảng 20 triệu đồng/kg khô.

158

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp này có khả năng áp dụng rất cao vì nuôi cầy vòi hương không tốn nhiều chi phí sản xuất, kỹ thuật, không gian và chuồng trại nuôi phù hợp với hộ gia đình nuôi ở nông thôn, quy trình sản xuất con giống không quá khó khăn, phức tạp. Nguồn thức ăn cho cầy vòi hương là các loại trái cây có sẵn trong vườn. Sử dụng bổ sung cá để dùng nấu cháo cho cầy là cá tạp, rẻ tiền, nếu phát triển mạnh và đa dạng hóa sản phẩm sẽ cho ra loại cà phê chồn có giá trị kinh tế cao.

159 QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 6): Phần 2 (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)