CẢI TIẾN CHIỀU SÂU TẤM LƯỚI TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 6): Phần 2 (Trang 83 - 86)

V NUÔI HẢI SÂM KẾT HỢP Tên tác giả: NGUYỄN ĂN THẮ NG

CẢI TIẾN CHIỀU SÂU TẤM LƯỚI TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN

TRONG KHAI THÁC THỦY SẢN

Tác giả: NGUYỄN TẤN LẦU, NGUYỄN ĐỨC THẮNG

Địa chỉ: phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0915472510

1. Tính mới của giải pháp

Trước đây, nghề lưới cản chỉ khai thác thủy sản trong khu vực ven bờ và ngắn ngày là nhờ nguồn lợi thủy sản rất dồi dào, ít tàu cá và công suất nhỏ nên khai thác chỉ cần tấm lưới có độ dài 18 m là đủ; nhưng hiện nay, do nguồn lợi ven bờ đã cạn kiệt và ngư dân đã đóng mới tàu cá có công suất lớn ngày càng nhiều, mở rộng phạm vi khai thác ở các vùng biển xa có độ sâu lên đến cả 100 m nước thì chiều sâu tấm lưới 18 m không còn phù hợp vì rất khó khăn trong khai thác, đánh bắt các loại hải sản có giá trị kinh tế ở tầng giữa dẫn đến thu nhập của ngư dân không ổn định. Trăn trở với nghề, nhóm tác giả đã sáng chế ra giải pháp cải tiến chiều sâu của tấm lưới để khai thác, đánh bắt được các loài thủy sản ở tầng giữa có giá trị kinh tế cao. Sau nhiều lần thử nghiệm, nhóm tác giả đã đưa ra các yêu cầu cải tiến để nghề lưới cản đạt hiệu quả cao:

206

- Lựa chọn, thay thế vàng lưới có độ sâu 18 m bằng vàng lưới có độ sâu tấm lưới 20 - 22 m (tức là 200 - 220 mắt lưới), kích thước mắt lưới là 10cm.

- Với tàu đánh bắt xa bờ hiện nay đều có công suất máy từ 400 CV trở lên nên việc tăng chiều dài tấm lưới sẽ làm tăng trọng lượng vàng lưới lên, việc tăng trọng lượng phần vàng lưới lên 1 - 2 tấn/vàng lưới là phù hợp với tàu.

2. Tính hiệu quả

- Lợi ích kinh tế: Giải pháp này cho thu nhập cao hơn so với cách làm truyền thống; việc tiêu hao nhiên liệu cho mỗi chuyến khai thác là như nhau, nhưng sản lượng và sản phẩm thu được sau khai thác rất đa dạng và nhiều hơn, giá bán sản phẩm trên thị trường cao hơn.

- Không làm ảnh hưởng đến các loài thủy sản còn nhỏ và đặc biệt không làm tổn hại đến môi trường.

- Do độ sâu của tấm lưới được nâng lên, việc khai thác được các loại hải sản ở tầng mặt và tầng giữa của vùng biển xa là các loại cá như: cá thu, cá ngừ và nhiều loại khác mà không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ở tầng đáy.

- Trước đây khi chưa cải tiến thì mỗi chuyến biển, tác giả chỉ khai thác đạttối đa là 10 tấn (vào mùa). Với cách làm hiện nay thì sản lượng khai thác các loại hải sản trong một chuyến biển bình quân đạt 10 - 12 tấn, cho thu nhập ổn định.

207

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp này đã được bà con nông dân đang áp dụng cho tàu cá có công suất lớn chuyên khai thác ở các vùng biển xa. Hiện nay thấy được hiệu quả của chiều sâu tấm lưới, các đơn vị sản xuất ngư lưới cụ cũng đã cải tiến để sản xuất các loại tấm lưới có độ sâu phù hợp với thực tế của nghề lưới cản khơi. Với giá cả phù hợp, dễ mua nên các ngư dân chỉ việc mua về và tự lắp ráp được một tấm lưới hoàn chỉnh.

Do sử dụng lưới cải tiến nên sản phẩm đánh bắt được rất đa dạng và có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo được thu nhập ổn định cho ngư dân. Hiện nay giải pháp này đang được đa số tàu cá hành nghề lưới cản (lưới rẽ khơi) áp dụng trong việc khai thác thủy sản một cách rộng rãi tại các tỉnh có nghề lưới cản phát triển trên toàn quốc.

- Lựa chọn, thay thế vàng lưới có độ sâu 18 m bằng vàng lưới có độ sâu tấm lưới 20 - 22 m (tức là 200 - 220 mắt lưới), kích thước mắt lưới là 10cm.

- Với tàu đánh bắt xa bờ hiện nay đều có công suất máy từ 400 CV trở lên nên việc tăng chiều dài tấm lưới sẽ làm tăng trọng lượng vàng lưới lên, việc tăng trọng lượng phần vàng lưới lên 1 - 2 tấn/vàng lưới là phù hợp với tàu.

2. Tính hiệu quả

- Lợi ích kinh tế: Giải pháp này cho thu nhập cao hơn so với cách làm truyền thống; việc tiêu hao nhiên liệu cho mỗi chuyến khai thác là như nhau, nhưng sản lượng và sản phẩm thu được sau khai thác rất đa dạng và nhiều hơn, giá bán sản phẩm trên thị trường cao hơn.

- Không làm ảnh hưởng đến các loài thủy sản còn nhỏ và đặc biệt không làm tổn hại đến môi trường.

- Do độ sâu của tấm lưới được nâng lên, việc khai thác được các loại hải sản ở tầng mặt và tầng giữa của vùng biển xa là các loại cá như: cá thu, cá ngừ và nhiều loại khác mà không làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ở tầng đáy.

- Trước đây khi chưa cải tiến thì mỗi chuyến biển, tác giả chỉ khai thác đạttối đa là 10 tấn (vào mùa). Với cách làm hiện nay thì sản lượng khai thác các loại hải sản trong một chuyến biển bình quân đạt 10 - 12 tấn, cho thu nhập ổn định.

3. Khả năng áp dụng

Giải pháp này đã được bà con nông dân đang áp dụng cho tàu cá có công suất lớn chuyên khai thác ở các vùng biển xa. Hiện nay thấy được hiệu quả của chiều sâu tấm lưới, các đơn vị sản xuất ngư lưới cụ cũng đã cải tiến để sản xuất các loại tấm lưới có độ sâu phù hợp với thực tế của nghề lưới cản khơi. Với giá cả phù hợp, dễ mua nên các ngư dân chỉ việc mua về và tự lắp ráp được một tấm lưới hoàn chỉnh.

Do sử dụng lưới cải tiến nên sản phẩm đánh bắt được rất đa dạng và có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng, nâng cao hiệu quả khai thác, đảm bảo được thu nhập ổn định cho ngư dân. Hiện nay giải pháp này đang được đa số tàu cá hành nghề lưới cản (lưới rẽ khơi) áp dụng trong việc khai thác thủy sản một cách rộng rãi tại các tỉnh có nghề lưới cản phát triển trên toàn quốc.

208

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 6): Phần 2 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)