Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ nuôi con và lợn con

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty TNHH ngôi sao hy vọng thị trấn ba hàng, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 28)

2.2.3.1. Bệnh viêm tử cung

Tử cung là bộ phận quan trọng của cơ quan sinh dục, nơi thai làm tổ và được đảm bảo mọi điều kiện để thai phát triển. Mọi quá trình bệnh lý ở tử cung đều ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản (Nguyễn Văn Thanh 2004) [11].

Chính vì vậy bệnh viêm tử cung đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo Nguyễn Văn Thanh (2004) [11] viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc. Từ đó gây ảnh hưởng sự tiết prostagladin F2 và làm xáo trộn chu kỳ động dục làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh.

Bảng 2.2. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện

Thời gian xuất hiện dịch Ý nghĩa

1 - 4 ngày sau khi đẻ Bình thường

>5 ngày sau khi đẻ Viêm

Khi phối Bình thường

>5 ngày sau khi phối Bình thường

14 - 21 ngày sau khi phối giống Viêm

Trong khi mang thai Viêm

( Nguồn: Theo Nguyễn Văn Thanh, 2004)

* Nguyên nhân

Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1] bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1- 10 ngày. Khi gia súc sinh đẻ, nhất là trong những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ, niêm mạc tử cung bị xây sát, tổn thương, vi

22

khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm nội mạc tử cung. Mặt khác, một số bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn... thường gây ra viêm nội mạc tử cung.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [12], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhưng nguyên nhân chính luôn có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.

* Triệu chứng

Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ…

Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó khô lại thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch niêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường.

* Hậu quả

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [4]; Trần Thị Dân (2004) [3], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:

- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai.

- Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. - Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.

23

không có khả năng động dục trở lại.

- Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ.

* Biện pháp phòng trị - Phòng bệnh

Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2016) [8], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.

Theo Lê Văn Năm (2009) [7], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc.

Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ.

Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.

Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.

- Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái

- Bơm rửa tử cung bằng nước nước sát trùng pha loãng ngày rửa 1 lần rửa 3 - 4 ngày liên tục để chống viêm.

Oxytoxin: 30 IU/con AnalginC: 25mg/kg TT Amox LA: 10mg/kg TT Điều trị 3 - 5 ngày 2.2.3.2. Bệnh sát nhau * Nguyên nhân

Theo Trịnh Đình Thâu và cs. (2010) [13], sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận

24

động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức.

Do đẻ nhiều lứa hoặc một lứa quá nhiều con nên tử cung co bóp không đẩy thai và nhau ra được. Do viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ, dịch viêm tiết ra gây viêm dính nhau với tử cung, khi đẻ ra nhau bị sót lại trong tử cung. Do nhau chưa ra hết, người đỡ đẻ đã kéo đứt còn lại một ít sót lại trong tử cung. Do lợn con còn sót lại ở trong trạng thái nằm sai vị trí làm nghẽn lối ra của nhau.

* Triệu chứng

Sau khi đẻ 4 - 5 giờ không thấy nhau ra hoặc không hết là bị sót nhau Lợn nái rặn nhiều, đôi khi bỏ ăn, sốt cao liên tục 40 - 410 C trong vòng 1 - 2 ngày, lợn mẹ cắn con, không cho con bú, nước dịch chảy ra ở âm hộ màu đục có lẫn máu đen và những mảnh nhau đen mùi tanh hôi.

- Chẩn đoán: sát nhau ở lợn nái.

- Điều trị: tiêm oxytoxin dưới da để kích thích co bóp tử cung cho nhau còn sót lại đẩy ra ngoài hết. Sau đó bơm rửa tử cung bằng nước nước sát trùng pha loãng ngày rửa 1 lần rửa 3 - 4 ngày liên tục để chống viêm.

Tiêm kháng sinh đề phòng viêm nhiễm. Oxytoxin: 30 IU/con

Amox LA: 10mg/kg Điều trị 3 - 5 ngày

- Bơm rửa tử cung bằng nước sát trùng pha loãng ngày rửa 1 lần rửa 3 - 4 ngày liên tục để chống viêm.

25

2.2.3.3. Bệnh bại liệt sau sinh

* Nguyên nhân gây bệnh

Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường. Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác. Từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đám rối hông khum làm cho lợn mẹ bại liệt.

* Triệu chứng

Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng được lên được mà nằm bẹp một chỗ. Bệnh thường kế phát với một số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp. Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng. Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết.

- Chẩn đoán: Bại liệt sau sinh ở lợn nái.

Tiêm gluconat canxi: 20mg/kg TT vitaminB1: 20ml/con Điều trị 3 - 5 ngày

Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng chất là canxi và phospho. Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh hai chân cho lợn mẹ.

Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật.

Hằng ngày trở mình cho lợn mẹ để tránh bầm huyết, hoại tử da, kế phát với chướng bụng và đầy hơi.

2.2.3.4. Bệnh phân trắng lợn con

+ Nguyên nhân

Do trực khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, nhiều loại Samonella (S.choleraesuis, S.typhysuis…) và đóng vai trò phụ là: Proteus,

Steptococcus. Trong điều kiện bình thường vi khuẩn E. coli khu trú tự nhiên

26

khuẩn này sẵn sàng tấn công vào cơ thể lợn khi cơ thể lợn gặp những điều kiện bất lợi (Phạm Sĩ Lăng và cs. 2003) [5].

Do hệ thống phòng vệ của lợn con chưa hoàn chỉnh trong những ngày đầu tiên như: lượng axit trong dạ dày lợn con rất ít nên không đủ ngăn cản sự tấn công, xâm nhập và tăng sinh của vi khuẩn vào ruột và gây bệnh.

Do việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn mẹ chưa hợp lý, chuồng trại ẩm ướt, rét mướt, vệ sinh kém, sữa mẹ kém...

+ Triệu chứng

Bệnh thường gặp ở lợn con từ 5 - 21 ngày tuổi. Lợn tiêu chảy phân màu vàng trắng, trắng xám, sau đó là vàng xanh, mùi phân hôi tanh. Lợn mất nước và mất chất điện giải gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững. Bệnh kéo dài thì bụng tóp lại, lông xù, hậu môn và đuôi dính phân bê bết. Nếu không điều trị kịp thời thì lợn con chết rất nhanh.

- Chẩn đoán: Lợn con tiêu chảy. Amoxicillin: 10mg/ kg TT Colistin: 250IU/kg TT Điều trị 3 - 5 ngày

2.2.3.5. Viêm khớp

- Nguyên nhân

Streptococcus suis là vi khuẩn gram (+), Streptococcus suis gây viêm

khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi. Vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm nanh, các vết thương trên da, đầu gối khi chà sát trên nền chuồng, qua vết thiến.

- Triệu chứng

Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi.

27

Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Chẩn đoán: Lợn con mắc bệnh viêm khớp - Điều trị: Tiêm các thuốc sau

Amox LA: 10mg/kg TT Dexamethasone: 0,1mg/kg TT Catosal: 1ml/10kg TT

Điều trị 3 - 5 ngày

2.2.4. Quy trình phòng và trị bệnh cho vật nuôi

2.2.4.1. Phòng bệnh

Như ta đã biết “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh được tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy, việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau:

-Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt:

Bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kết hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng bệnh tật xảy ra trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của lợn.

Theo Lê Văn Năm và cs (2009) [7], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ. Khi môi trường quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém, nước uống thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bị cảm nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý nghĩa

28

to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật là điều rất cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vệ sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 - 30ºC với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.

-Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phải phun sát trùng 1 - 2 lần/ tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần phải rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng quanh chuồng nuôi.

29

Phòng bệnh bằng vắc - xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.

Vắc - xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN...) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc - xin thế hệ mới vắc - xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng.

Khi đưa vắc - xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc - xin) mới có miễn dịch.

2.2.4.2. Điều trị bệnh

Nguyên tắc để điều trị bệnh là:

+ Toàn diện: phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, đúng thuốc.

+ Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan.

+ Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền.

+ Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa nhưng gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa.

+ Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa.

30

+ Hộ lý: cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu, phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.

+ Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố).

+ Dùng hóa dược: phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty TNHH ngôi sao hy vọng thị trấn ba hàng, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)