TRÁNG BÁNH ĐA BẰNG ĐIỆN

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 4): Phần 1 (Trang 60 - 62)

Tác giả: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Địa chỉ: số 931 đường Lê lợi, thôn Sau, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

1. Tính mới của giải pháp

Giải pháp tráng bánh đa bằng điện không có khí độc, không gây ô nhiễm môi trường như tráng bánh đa bằng than truyền thống; nhà bếp, nhà xưởng sạch sẽ; không ảnh hưởng đến sức khỏe người tráng bánh. Giải pháp này tiết kiệm được chi phí. Thời gian cắm điện đến khi nước sôi tiết kiệm được 60-90 phút; tiết kiệm được điện, nhiệt độ trong nồi cao hơn, đều hơn; lượng bánh tráng trong ngày được nhiều hơn, từ 400-500 chiếc, chất lượng cao hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Chi phí cho nhóm bếp tiết kiệm mỗi ngày 15.000 đồng.

Sử dụng điện không bị hao phí do hấp thụ nhiệt của lò là khoảng 11.200 đồng.

Thời gian nhóm lò ban đầu tiết kiệm được từ 60-90 phút.

Mỗi ngày tráng thêm 100 chiếc cùng thời gian tăng thu thêm 100.000 đồng; mỗi ngày tăng thu nhập mỗi lò là 126.200 đồng.

- Hiệu quả xã hội:

Giữ được nghề truyền thống, người làm nghề không những không có ý định bỏ nghề mà còn tiếp tục phát huy nghề truyền thống nhờ phương thức tráng bánh đa bằng điện; chất lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không những ở trong tỉnh, trong nước mà sẽ vượt ra cả nước ngoài, món ăn bánh đa Kế thơm ngon nổi tiếng sẽ được giới thiệu với nhiều nơi trên thế giới, là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích.

3. Khả năng áp dụng

Hiện nay đã có công suất máy cho nồi tráng bánh đa bằng điện ba pha thay cho lò tráng bánh đa bằng than trước đây; có 32 gia đình đăng ký lắp đặt và khẳng định chuyển đổi công nghệ tráng bánh đa bằng điện đạt hiệu quả kinh tế cao.

TRÁNG BÁNH ĐA BẰNG ĐIỆN

Tác giả: NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Địa chỉ: số 931 đường Lê lợi, thôn Sau, xã Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

1. Tính mới của giải pháp

Giải pháp tráng bánh đa bằng điện không có khí độc, không gây ô nhiễm môi trường như tráng bánh đa bằng than truyền thống; nhà bếp, nhà xưởng sạch sẽ; không ảnh hưởng đến sức khỏe người tráng bánh. Giải pháp này tiết kiệm được chi phí. Thời gian cắm điện đến khi nước sôi tiết kiệm được 60-90 phút; tiết kiệm được điện, nhiệt độ trong nồi cao hơn, đều hơn; lượng bánh tráng trong ngày được nhiều hơn, từ 400-500 chiếc, chất lượng cao hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Chi phí cho nhóm bếp tiết kiệm mỗi ngày 15.000 đồng.

Sử dụng điện không bị hao phí do hấp thụ nhiệt của lò là khoảng 11.200 đồng.

Thời gian nhóm lò ban đầu tiết kiệm được từ 60-90 phút.

Mỗi ngày tráng thêm 100 chiếc cùng thời gian tăng thu thêm 100.000 đồng; mỗi ngày tăng thu nhập mỗi lò là 126.200 đồng.

- Hiệu quả xã hội:

Giữ được nghề truyền thống, người làm nghề không những không có ý định bỏ nghề mà còn tiếp tục phát huy nghề truyền thống nhờ phương thức tráng bánh đa bằng điện; chất lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng không những ở trong tỉnh, trong nước mà sẽ vượt ra cả nước ngoài, món ăn bánh đa Kế thơm ngon nổi tiếng sẽ được giới thiệu với nhiều nơi trên thế giới, là món ăn dân dã được nhiều người ưa thích.

3. Khả năng áp dụng

Hiện nay đã có công suất máy cho nồi tráng bánh đa bằng điện ba pha thay cho lò tráng bánh đa bằng than trước đây; có 32 gia đình đăng ký lắp đặt và khẳng định chuyển đổi công nghệ tráng bánh đa bằng điện đạt hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 4): Phần 1 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)