Thực trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở 2 xã bình thanh thung nai, huyện cao phong, tỉnh hòa bình​ (Trang 39 - 40)

Từ năm 1993 đến nay, diện tích rừng ở 2 xã được giao cho Lâm trường Sông Đà quản lý với tư cách là chủ các dự án 327, 661 đã triển khai thực hiện trên địa bàn. Theo quy định của Nhà nước thì tiền đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên là 50.000đồng/ha/năm.

Từ năm 1993-1995 đã áp dụng hình thức khoán cho hộ dân trên cơ sở giao đất giao rừng cho các xã, Lâm trường bắt đầu kí hợp đồng khoán bảo vệ rừng đến từng hộ dân. Xóm có trách nhiệm nghiệm thu thanh toán tiền bảo vệ rừng theo tỉ lệ: các hộ được 70%, xóm được 20%, xã được 10%. Nhưng trên thực tế rừng tự nhiên được giao cho các hộ thông qua sổ sách và bản đồ. Mặt khác việc khoán rừng đến từng hộ với mức thấp đã khiến họ khai thác lâm sản bừa bãi và khai thác gỗ trộm trên phần rừng được giao khoán. Do còn có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của các bên, nên rừng vẫn bị khai thác, còn tình trạng quản lý vẫn còn rất lỏng lẻo.

Từ năm 1996-1997, áp dụng hình thức hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo xóm, xóm cử ra một đội chuyên bảo vệ rừng, phân công người trực. Khi phát hiện việc chặt phá rừng thì huy động cả xóm đi bắt và xử lý, tiền khoán, bảo vệ được chia như sau: Chi 50% cho lực lượng chuyên trách, 50% chia đều cho các hộ trong xóm.

Từ năm 1998 đến nay, Lâm trường chuyển sang hình thức: tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách xã. Vấn đề bảo vệ rừng được đưa ra thảo luận với UBND xã. UBND xã ra quyết định

thành lập hội đồng bảo vệ rừng cấp xã như gồm chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, trưởng ban lâm nghiệp xã.

Tổ bảo vệ rừng ở các xóm bao gồm trưởng xóm, công an xóm.

Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có Hạt kiểm lâm cùng phối hợp tham gia. Nhưng trên thực tế cho thấy, người dân chưa thực sự hưởng lợi từ rừng với tiền khoán bảo vệ thấp (50.000đồng /ha/năm) vì thế rừng tự nhiên vẫn bị khai thác mạnh về số lượng và giảm sút về chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở 2 xã bình thanh thung nai, huyện cao phong, tỉnh hòa bình​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)