trên địa bàn
4.2.1 Hiện trạng quản lý sử dụng đất
Kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn hai xã Bình Thành và Thung Nai được tổng hợp ở biểu 4-7.
Biểu 4-7: Hiện trạng sử dụng đất Loại đất Xã Tổng (ha) Tỷ lệ (%) Bình Thanh(ha) Thung Nai (ha) Tổng diện tích TN 2608,00 3554,00 6.162 100 I. Đất nông nghiệp 1945,36 2689,9 4635,36 75,28 1. Đất SX nông nghiệp 128,66 288,26 416,92 6,77 - Lúa nước+mầu 32,43 12,8 45,230 0,73 - Nương rẫy 53,07 192,94 246,01 4,00 - Đất vườn tạp 43.16 82,52 125,68 2,04 2. Đất SX lâm nghiệp 1816,70 2401,64 4218,34 68,45 2.1Đất có rừng 1708,34 1953,62 3661,96 59,43 2.1.1Đất rừng tự nhiên 564,00 1175,00 1739,0 0 28,22 - Rừng núi đất 459,20 293,70 752,9 12,22 + Rừng IIA 259,20 293,70 552,98 8,97 + Rừng IIB 200,00 200 3,25 - Rừng núi đá 217,9 1112,40 330,3 5,36 - Rừng G, B, V, N, Tre 16,9 16,9 0,27 - Rừng hỗn giao 310,00 547,52 857,52 13,92 2.1.2 Đất rừng trồng 703,74 547,52 1251,26 20,3 - Luồng 546,91 591,62 1138,53 18,48 - Keo 27 27,9 54,9 0,9 -Keo+lát 129,83 129,83 2,1 2.2. Đất chưa có rừng 108,36 443,97 552,33 9 IA+IB 108,36 443,97 1129,16 18,32 II. Đất phi NN 320,13 809,03 1129,16 18,32 1. Đất ở 19,44 12,31 31,75 0,52 2. Đất chuyên dùng 300,69 796,72 1097.41 17.8 III.Đất chưa sử dụng 342,51 54,12 396,63 6.4
Diện tích đất tự nhiên bình quân trên đầu người ở cả 2 xã là khá cao đạt xấp xỉ 1,6 ha/người. Trong đó xã Thung Nai đạt khoảng 2,17ha/1người xã Bình Thanh đạt khoảng 1,14 ha/1người. Đây là một tiềm năng lớn để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực nếu được khai thác sử dụng một cách có hiệu quả.
Tổng điện tích nông nghiệp trên địa bàn chỉ có 417,87ha, chiếm 6,87% tổng điện tích đất tự nhiên. Diện tích đất nông nghiệp tính trên đầu người là 1068,99m2/người, trong đó có tới hơn 50% là đất nương rẫy. Diện tích trồng lúa nước chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây chính là trở ngại lớn để đảm bảo an toàn lương thực và giải quyết việc làm cho lực lượng lao động tại chỗ.Năm 2005, xã Thung Nai đã có thêm 4,2ha đất trồng lúa 2vụ. Sản lượng lương thực quy thóc, trên địa bàn hai xã chỉ đạt khoảng 2-3 tấn/ha, mới đủ cung cấp lương thực khoảng 3- 4 tháng trong năm.
Để đảm bảo lương thực trong những tháng còn lại và giải quyết nhu cầu của cuộc sống, người dân phải canh tác trên đất mầu, đất vườn mà chủ yếu là đất dốc, cùng với các sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, diện tích đất canh tác ít này chủ yếu phân bố ở một số thung khe nằm xen đồi đất nhưng độ cao khá lớn, mực nước ngầm thấp rất khó khăn cho quá trình canh tác. Do vậy, Họ vào rừng khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ làm cho tài nguyên rừng ngày một suy kiệt, các sản phẩm lấy ra từ rừng ngày một ít đi. Đây là một thách thức không nhỏ về vấn đề an ninh lương thực cho người dân.
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn là 4218,24 ha, chiếm tới 69,19%tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất rừng tự nhiên
chiếm 29,19%, diện tích rừng trồng chiếm 20,3%, diện tích còn lại chưa có rừng chiếm 9,02%. Điều này cho thấy tiềm năng đất lâm nghiệp ở đây khá dồi dào. Tuy nhiên, hầu hết diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn 2 xã đều được quy hoạch vào hệ thống rừng phòng hộ xung yếu ven hồ Thuỷ điện Hoà Bình nên không tạo ra nguồn thu đáng kể cho người dân, ngoại trừ nguồn thu từ công nhận khoán trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng.
Diện tích đất nương rẫy hiện có là 246,01ha, bình quân mỗi người có 2808,33m2. Có thể nói canh tác nương rẫy là hoạt động chủ yếu, và phổ biến của người dân ở đây. Họ không những canh tác trên đất nương rẫy mà còn canh tác trên đất lâm nghiệp, đất dành cho phòng hộ đầu nguồn. Các hoạt động này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm cho đất bị thoái hoá gây nên tình trạng rửa trôi và sạt lở đất mạnh.
Tuy nhiên, nếu đi sâu vào phân tích có thể thấy, việc sử dụng đất đai ở khu vực còn lãng phí, phương thức canh tác còn lạc hậu, tốc độ suy thoái đất diễn ra nghiêm trọng. Tình trạng quảng canh vẫn còn, tiềm năng sinh vật chưa được phát huy, mặt khác nhiều loại gỗ quý như Đinh, Lim, Sến, Nghến, Trai… Đã và đang mất dần đi do sự khai thác bừa bãi và thiếu ý thức của người dân địa phương. Nếu những hoạt động này vẫn còn tiếp diễn thì chẳng bao lâu rừng sẽ không còn. Đó chính là mối đe dọa lớn nhất đối với việc bảo vệ nguồn nước, môi trường và cuộc sống của người dân. Vì vậy, làm thế nào để vừa bảo vệ, phát triển được rừng phòng hộ, vừa cải thiện được chất lượng cuộc sống của người dân? Làm thế nào để có được rừng, giữ được rừng và tạo thu
nhập để người dân chung sống hạnh phúc với rừng phòng hộ đầu nguồn?
4.2.2 Thực trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn
Từ năm 1993 đến nay, diện tích rừng ở 2 xã được giao cho Lâm trường Sông Đà quản lý với tư cách là chủ các dự án 327, 661 đã triển khai thực hiện trên địa bàn. Theo quy định của Nhà nước thì tiền đầu tư bảo vệ rừng tự nhiên là 50.000đồng/ha/năm.
Từ năm 1993-1995 đã áp dụng hình thức khoán cho hộ dân trên cơ sở giao đất giao rừng cho các xã, Lâm trường bắt đầu kí hợp đồng khoán bảo vệ rừng đến từng hộ dân. Xóm có trách nhiệm nghiệm thu thanh toán tiền bảo vệ rừng theo tỉ lệ: các hộ được 70%, xóm được 20%, xã được 10%. Nhưng trên thực tế rừng tự nhiên được giao cho các hộ thông qua sổ sách và bản đồ. Mặt khác việc khoán rừng đến từng hộ với mức thấp đã khiến họ khai thác lâm sản bừa bãi và khai thác gỗ trộm trên phần rừng được giao khoán. Do còn có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của các bên, nên rừng vẫn bị khai thác, còn tình trạng quản lý vẫn còn rất lỏng lẻo.
Từ năm 1996-1997, áp dụng hình thức hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo xóm, xóm cử ra một đội chuyên bảo vệ rừng, phân công người trực. Khi phát hiện việc chặt phá rừng thì huy động cả xóm đi bắt và xử lý, tiền khoán, bảo vệ được chia như sau: Chi 50% cho lực lượng chuyên trách, 50% chia đều cho các hộ trong xóm.
Từ năm 1998 đến nay, Lâm trường chuyển sang hình thức: tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách xã. Vấn đề bảo vệ rừng được đưa ra thảo luận với UBND xã. UBND xã ra quyết định
thành lập hội đồng bảo vệ rừng cấp xã như gồm chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, trưởng ban lâm nghiệp xã.
Tổ bảo vệ rừng ở các xóm bao gồm trưởng xóm, công an xóm.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có Hạt kiểm lâm cùng phối hợp tham gia. Nhưng trên thực tế cho thấy, người dân chưa thực sự hưởng lợi từ rừng với tiền khoán bảo vệ thấp (50.000đồng /ha/năm) vì thế rừng tự nhiên vẫn bị khai thác mạnh về số lượng và giảm sút về chất lượng.
4.2.3 Những mâu thuẫn trong quản lý và sử dụng tàinguyên rừng trên địa bàn nguyên rừng trên địa bàn
4.2.3.1 Mâu thuẫn giữa sự tồn tại của rừng với thu nhập và cuộc sống của người dân
Trong bối cảnh hiện nay khi mà chưa có những giải pháp hữu hiệu thay thế thì việc bảo tồn hệ sinh thái đồng nghĩa với việc làm mất đi nguồn thu nhập kinh tế của người dân và ngược lại. Thực tế cho thấy, cộng đồng dân cư ở đây sống chủ yếu dựa vào rừng, họ khai thác LSNG để làm lương thực, thực phẩm hàng ngày hoặc làm hàng hoá trao đổi. Kết quả phỏng vấn trong các hộ gia đình cho thấy, 100% số hộ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào rừng. Nếu khai thác một cách triệt để thì thu nhập hiện tại của người dân tăng cao, nhưng rừng thì lại bị khai thác cạn kiệt làm ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và chức năng phòng hộ của rừng. Ngược lại nếu khai thác có quy hoạch, gắn liền với bảo tồn thì lợi nhuận hiện tại sẽ không cao nhưng lại có thu nhập lâu dài.
4.2.3.2. Mâu thuẫn giữa quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững
Đây là mâu thuẫn giữa cái lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài. Trong thực tế chính các hoạt động sản xuất canh tác cùng với sự quản lý thiếu thống nhất đối với các nguồn tài nguyên LSNG hiện nay ở khu vực là những nguyên nhân chủ yếu trong việc phá vỡ cân bằng, tạo ra các bất lợi cho sự phát triển bền vững. Vì lợi ích kinh tế trước mắt, các hoạt động như phá rừng tự nhiên để canh tác cây nông nghiệp ngắn ngày, hay trồng rừng thuần loài. Đây là một hình thức khai thác rừng một cách lãng phí, không có khoa học, không tính đến sự biến đổi môi trường lâu dài trong khu vực. Các hoạt động khai thác trên đã và đang làm cho môi trường suy thoái nhanh chóng, tạo ra sự phát triển không bền vững và là nguyên nhân đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại lâu dài của cộng đồng dân cư ở địa phương.
Về thực chất, đây cũng là mâu thuẫn giữa nhà nước và người dân. Nghĩa là Nhà nước cấm khai thác gỗ ở rừng phòng hộ xung yếu, người dân (cộng dồng) lại có khuynh hướng phát triển hệ thống canh tác nông nghiệp nương rẫy trên đó để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vấn đề đặt ra ở đây là tìm ra giải pháp khôn ngoan để có thể vừa quản lý rừng bền vững nhưng vẫn mang lại lợi ích cho người dân, hay nói cách khác là tạo ra sự hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của người dân.
4.2.2.3 Mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường
Trong khi nhà nước quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn để hạn chế khai thác lâm sản ngoài gỗ và bảo vệ môi trường thì cộng đồng dân cư lại có xu hướng phát triển hệ thống canh tác
nương rẫy và trồng cây nông nghiệp ngắn ngày. Điều này có nghĩa là một bên thì ra sức làm cho môi trường tốt nên còn một bên thì làm cho môi trường trở lên xấu đi. Điều này thể hiện sự chệch hướng về mục tiêu sử dụng tài nguyên của nhà nước với người dân và cộng đồng, về phương thức phân phối lợi ích do việc sử dụng tài nguyên mang lại.
Như vậy, quản lý và phát triển rừng ở địa bàn 2 xã phải
nhằm giải quyết những mâu thuẫn kể trên. Ngoài ra, rừng trên địa bàn chỉ có thể tồn tại lâu dài khi bản thân rừng tự trở thành nguồn sống của người dân địa phương. Nếu việc cấm khai thác rừng để duy trì chức năng sinh thái của rừng nhằm phục vụ lợi ích lâu dài cho quốc gia, thì gây trở ngại cho người dân sống quanh rừng. Quản lý rừng phòng hộ phải chú trọng đến LSNG nó được xem như là một cơ chế mềm dẻo, một giải pháp khả thi và có triển vọng để góp phần giải quyết những mâu thuẫn kể trên. Đây chính là sự lựa chọn bền vững trong quản lý tài nguyên rừng ở vùng phòng hộ hồ thuỷ điện Hoà Bình.
4.2.4 Hiện trạng tài nguyên thực vật cho LSNG ở 2 xã
4.2.4.1 Mức độ phong phú và đa dạng của thực vật cho LSNG tại khu vực nghiên cứu
Kết quả khảo sát trên các sinh cảnh khác nhau như vườn nhà, sa van, cây bụi, rừng trồng thuần loài và rừng thứ sinh có cho thấy, mức độ phong phú và đa dạng của LSNG tại khu vực nghiên cứu tương đối cao.
Kết quả điều tra về hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu được tổng hợp trong biểu 4-8.
Biểu 4-8: Kết quả điều tra về hệ thực vật ở khu vực
STT Ngành thực vật Số lượng
loài Tên Việt Nam Tên khoa học
1 Ngành thông đất Lycopodiophyta 2
2 Ngành dương xỉ Polypodiophyta 20
3 Ngành hạt trần Gymnospermae 3
4 Ngành hạt kín Angiospermae 498
- Tổng - 523
Kết quả ở bảng 4-8 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu có khoảng 523 loài thực thuộc 4 ngành và 124 họ. Trong đó có 2 loài thuộc ngành thông đất, 20 loài thuộc ngành dương sỉ, 3 loài thuộc ngành hạt trần, 498 loài thuộc ngành hạt kín. Qua đó cho thấy thực vật ở khu vực rất đa dạng.
Trong tổ thành loài cây có mặt trên địa bàn hai xã nghiên cứu thì các loài cây làm thuốc chiếm tỷ lệ lớn nhất. Theo kế quả nghiên cứu phân loại theo các nhóm tác dụng chữa bệnh của các loài dùng làm thuốc của tiến sỹ Đỗ Tất Lợi có tới 19 nhóm công dụng khác nhau. Đây được coi là một tài sản quý báu không chỉ có tác dụng bảo vệ cộng đồng địa phương mà còn mở ra triển vọng to lớn để phát triển nghề khai thác và chế biến dược thảo.
Về tập đoàn thực vật cho LSNG, có tới 120 loài thực vật cho
LSNG được phát hiện, với các dạng sống khác nhau từ thân gỗ lớn, gỗ nhỡ, gỗ nhỏ, cây bụi, thảm tươi, dây leo…đến thực vật phụ sinh, thực vật kí sinh… Trong đó, nhóm thực vật thân gỗ cho LSNG gồm 24 loài, chúng cung cấp các loại sản phẩm khác nhau cần thiết cho nhu cầu con người như cho quả và hạt (Sấu, Trám, Giổi..) cho nhựa (Bồ đề, Nhội), cho tinh dầu (Màng tang, Long não, Bời lời, Quế) cho lá (Sung rừng, Chân chim, Cỏ tranh, Lá dong), cho vỏ (Chay rừng, Chân chim), cung cấp lương thực thực phẩm (Măng Vầu, Tre, Nứa…). Thuộc nhóm cây bụi thảm tươi và thực vật ngoại tầng có tới 96 loài. Có thể nói, sự đa dạng và phong phú của thực vật cho LSNG ở đây là tiền đề rất quan trọng để tạo nguồn thu nhập và sinh kế cho người dân, đặc biệt là nhóm dân nghèo ở vùng hồ
Đi sâu tìm hiểu về cấu trúc tổ thành thực vật rừng ở khu vực nghiên cứu có thể thấy, thực vật cho LSNG ở đây phân bố trên nhiều tầng tán khác nhau và có sự khác biệt rất lớn về dạng sống. Tầng cây gỗ bao gồm các loài cây chiếm tầng trên của rừng, có tác dụng chủ đạo trong việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng, một nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật rừng, trong đó có các loài LSNG.
Biểu 4-9: Tổ thành thực vật trên các trạng thái rừng Đối tượng Trạng thái
rừng Tổ thành Mật độ (cây /ha) Độ tàn che Rừng núi đất IIB 2.4ng+2.3đ+2.1oq hb+1.2lk 168 0.50 Rừng núi đất IIA 1.5bđ+1.5va +1.3tr+1.1oR+1,0 .si+1.0nv+0.9cn+ 1.71lk 197 0.50 Rừng trồng Keo lá tràm thuần loài Keo lá tràm thuần loài 940 0.8
Cây bụi xen gỗ
3.5b+3.1d+2.6r+0
.8lk 81 0.25
Chú dẫn: cc- chân chim; ng- Ngát; kh- Khang; đ- Đỏm; si- Si; nv-Nhọ vàng; cn - Chò nhai; b- Bứa ; d- Duối; r- Re
Kết quả trong biểu 4-9 cho thấy, ở mỗi một trạng thái rừng đều biểu hiện sự đa dạng của các loài cây. ở trạng thái rừng núi đất xuất hiện nhiều loài cây có giá trị như: Trám trắng, Chò nhai, Vàng anh, Bồ đề, Nhọ vàng. Nhưng ở trảng cỏ cây bụi chỉ thấy các loài như Bứa, Duối, Re; sở dĩ có sự khác biệt này là do những cây ở trạng thái rừng núi đất có đặc tính sinh học, sinh trưởng ưa sáng, thành phần loài thực vật trong khu vực biến động từ 1-7 loài, tính đa dạng đó thấp nhất là ở rừng trồng. Những loài cây ở đây chủ yếu là những loài kém phẩm chất, giá trị kinh tế thấp. Mật độ phân bố của chúng cũng khác nhau dao động trong khoảng 81-197 cây/ha.
Nhìn chung, người dân ở khu vực phần nào đã hiểu được giá trị của rừng và do đó họ đã bắt đầu có ý thức bảo vệ, nhưng do sức ép của sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo nên những