4.5. Phân tích và lựa chọn tập đồn cây cho LSNG
4.5.1. Phân tích tập đồn cây cho LSNG
Để thúc đẩy những nỗ lực bền bỉ trong phát triển thực vật cho LSNG, cần đi sâu phân tích một cách tồn diện về mức độ phong phú, giá trị sử dụng và ý nghĩa kinh tế của các lồi LSNG Thơng qua q trình phân tích có thể phát hiện đuợc những lồi có triển vọng phát triển tốt ở khu vực, là những loài vừa phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng vừa đem lại giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra từ người dân địa phương cho thấy, mặc dù tập đoàn thực vật cho LSNG ở khu vực nghiên cứu rất phong phú song nếu xét trên nhiều phương diện khác nhau thì chỉ có 14 lồi có triển vọng. Trong đó có 2 lồi thuộc nhóm cây gỗ đa tác dụng, 7 lồi thuộc nhóm thân thảo và một số lồi thuộc nhóm ký sinh.
4.5.1.1 Các lồi LSNG thuộc nhóm cây gỗ đa tác dụng
-Trám trắng (Canarium album Racush) là cây cho quả và nhựa là những đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều người ưa
chuộng và biết đến trên thị trường. Hiện nay nhu cầu sử dụng quả và nhựa trám càng gia tăng.
-Sấu (Drontomlon duperreamum): Quả sấu được dùng nhiều như một thực phẩm, tinh dầu sấu có hương vị cam thơm ngon. Nhu cầu về quả và tinh dầu trên thị trường là rất lớn trong khi đó khả năng cung cấp của địa phương lại còn rất hạn chế.
4.5.1.2 Nhóm cây thân thảo
• Nhóm Tre nứa: Luồng, Bương, Nứa, Giang, Vầu là những loài cây được sử dụng khá phổ biến cho nhiều mục đích khác nhau, nhu cầu tiêu thụ của thị trường rất lớn trong khi đó nguồn cung cấp lại có hạn nên tình trạng khái thác quá mức dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng. Nhóm Song mây: Song mật, Mây nếp là những loài được sử dụng nhiều để làm hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Cùng với việc phát triển các làng nghề và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhu cầu nguyên liệu từ Song, Mây đang ngày một tăng nhanh trong khi đó lại chưa quy hoạch được các vùng nguyên liệu tập trung nên việc phát triển các loài này dưới tán rừng cần được nghiên cứu để mở rộng.
• Nhóm cây dược liệu:
-Sa nhân: Là loại cây cung cấp cho ngành dược liệu, có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng hiện nay tại khu vực đã và đang bị khai thác cạn kệt.
-Xạ đen, xạ vàng là loài cây dược liệu quý hiếm, với giá bán là 25.000- 30.000 đồng/kg nhưng hiện nay rất khó kiếm.
-Nghệ, Riềng, Dong là những lồi cây cho củ nhưng giá trị kinh tế không cao.
-Hà thủ ô, Huyêt dụ là những cây được sử dụng sử dụng làm nước uống hàng ngày.
• Nhóm cây cho tác dụng khác
-Cây cọ cũng là loài cây đa tác dụng và có gía trị kinh tế cao, nhưng hiện nay nó khơng đủ cung cấp cho thị trường.
-Cây Sả chanh: là cây thân thảo có tác dụng làm dược liệu và làm gia vị, hiện nay trên địa bàn hai xã thương nhân về đây mua rất nhiều
4.5.1.3 Nhóm cây phu sinh, kí sinh
-Các loài phong lan như Trúc lan, Lan tai trâu.. là những loài cây làm cảnh rất được mọi người ưa chuộng. Chúng sống kí sinh vào các cây gỗ. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào nguồn cung cấp từ tự nhiên thì khơng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mà cần phải có các giải pháp sản xuất cơng nghiệp.