Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở 2 xã bình thanh thung nai, huyện cao phong, tỉnh hòa bình​ (Trang 31 - 33)

4.1.2.4.1 Hệ thống giao thông

Tổng chiều dài đường giao thông ở xã Bình Thanh là 13,3km, chưa kể các tuyến đường do dân tự mở để nối các xóm với nhau. Xã Thung Nai đường dân sinh là 7 km, đường ô tô là 13 km với loại đường chủ yếu là cấp phối. Các tuyến đường bộ ở đây đã được làm từ lâu nhưng chủ yếu là do người dân tự làm nên chất lượng chưa được đảm bảo, hàng năm không có điều kiện tu bổ nên bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là vào mùa mưa, đường trơn gây cản trở cho việc đi lại và vận chuyển nông, lâm sản của người dân.

4.1.2.4.2 Thuỷ lợi

Do đặc điểm địa hình chia cắt mạnh và đất canh tác nông nghiệp lại phân bố rải rác và manh mún nên trong khu vực chưa có hệ thống kênh mương kiên cố, nước dùng cho sản suất chủ yếu là nước trời, nước tự nhiên từ các sông suối, ao đập nhỏ. Đây là một khó khăn không nhỏ trong sản xuất trong nông nghiệp.

4.1.2.4.3 Hệ thống điện

Được sự đầu tư của nhà nước hiện nay ở các xã đã có điện lưới quốc gia đến tận các xóm các hộ phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.

4.1.2.4.4 Hệ thống bưu chính và viễn thông

Mỗi xã đều có một trạm bưu điện và trên địa bàn xã Bình Thanh còn có một trạm thu phát sóng truyền hình phục vụ các xã trong vùng.

4.1.2.3.5 Hệ thống y tế

Các xã đều có trạm y tế nhưng đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật còn rất nghèo nàn nên chỉ mới đáp ứng được yêu cầu khám, chữa các bệnh thông thường. Tuy nhiên, vấn đề kế hoạch hoá gia đình đã được cán bộ xã và người dân hưởng ứng tham gia cho nên đã hạn chế được tỷ lệ tăng dân số, các gia đình đã biết sử dụng muối Iốt trong các bữa ăn hàng ngày để phòng bệnh biếu cổ.

Biểu 4-5: Mạng lưới nhân viên y tế

STT Tên xã Số lượng cán bộ Trình độ đào tạo

1 Bình Thanh 5 1 bác sỹ, y sỹ 3, dược tá 1

2 Thung Nai 4 3 y sỹ,1 dược tá

4.1.2.4.6 Giáo dục

Cả hai xã đều có trường cấp 1-cấp 2, các trường đều có cơ sở vật chất tương đối khang trang, hầu hết các trường đều được xây kiên cố bằng vốn hỗ trợ của Nhà nước, chất lượng đảm bảo. Đội ngũ giáo viên về trình độ không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, do đời sống khó khăn nên trẻ em đến trường chỉ mới đạt 70-80%, hầu hết trẻ em mới học hết cấp một, bậc trung học cơ sở khoảng 30%, số theo học phổ thông trung học chỉ khoảng 5% do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mặt khác trường trung hoc lại cách xa nhà (nếu đi từ xã Thung Nai đến trường khoảng 20-30 km).

Biểu 4-6: Hiện trạng giáo dục Tên xã Tên trường

và cấp học

Số khối học

Số học sinh Sốgiáo viên

Bình Thanh Mầm Non 2 124 15 Tiểu học 5 195 24 Trung học 4 181 22 Thung Nai Mầm Non 2 250 12 Tiểu học 5 285 26 Trung học 4 150 19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp nhằm phát triển tài nguyên lâm sản ngoài gỗ ở 2 xã bình thanh thung nai, huyện cao phong, tỉnh hòa bình​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)