Bài toán dự báo tuyển sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng nơ ron và ứng dụng trong bài toán dự báo tuyển sinh trường THPT lê quý đôn (Trang 26 - 27)

4. Nội dung và bố cục của luận văn

1.3 Bài toán dự báo tuyển sinh

Dự báo tuyển sinh là nhân tố cơ bản trong việc lập kế hoạch và ngân sách tại bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào phụ thuộc vào tuyển sinh hoặc tại bất kỳ cơ quan hoặc tổ chức nào có trách nhiệm hỗ trợ các tổ chức đó. Nhiều vấn đề chính sách của tổ chức có liên quan đến dự báo tuyển sinh như chính sách học phí, dự báo ngân sách, nhân sự giáo viên, đóng cửa hoặc hợp nhất tổ chức, và tối ưu hóa các mục tiêu liên quan đến quy mô và thành phần của tuyển sinh [14]

Bản chất của việc dự báo tuyển sinh là ước lượng số lượng đầu vào tại cơ sở giáo dục theo đúng năm dựa trên một số các thông số ảnh hưởng như: các yếu tố về kinh tế, văn hóa và xã hội, chính sách cộng đồng, nỗ lực tuyển sinh, thủ tục hỗ trợ học tập… Các tham số này chính là đầu vào của bài toán dự báo tuyển sinh [17] .

Để lựa chọn dữ liệu đầu vào cho bài toán tuyển sinh có rất nhiều phương án.

 Phương án 1: Dựa vào các yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến đầu vào như: Số

học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm; số học sinh thi đỗ cao đẳng, đại học.

Số lượng học sinh thi đỗ tốt nghiệp và cao đẳng, đại học thể hiện danh tiếng hay chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục. Danh tiếng của cơ sở đó càng lớn thì số lượng học sinh đăng ký vào học sẽ càng cao.

Tuy nhiên với đặc thù của một trường THPT thì phương án này không được chọn vì số đặc trưng quá ít có quan hệ không rõ với mục đích nhập học của học sinh. Ngoài ra, số các đặc trưng ảnh hưởng đến số liệu tuyển sinh quá ít.

 Phương án 2: Chọn 1 đặc trưng đó là số học sinh tuyển vào trong một số

Số lượng học sinh tuyển vào cơ sở đào tạo trong một số năm có nhiều biến động, có ảnh hưởng đến số liệu trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, do số liệu trải dài trong nhiều năm nên số đặc trưng là tương đối đủ để dự báo.

Sử dụng 1 đặc trưng theo thời gian làm cấu trúc dữ liệu cho bài toán nên phương án giải bài toán sẽ là dự báo chuỗi thời gian. Tức là sử dụng dữ liệu của những năm trước để dự báo cho những năm tiếp theo. Đây cũng là hướng tiếp cận được lựa chọn trong luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng nơ ron và ứng dụng trong bài toán dự báo tuyển sinh trường THPT lê quý đôn (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)