4. Nội dung và bố cục của luận văn
3.3.3 Kết quả hoạt động
Hình 3.1. Giao diện chương trình chính
Hình 3.1 minh họa giao diện của chương trình chính với các chức năng con tương ứng được mô tả trong Bảng 3.4. Để thực hiện chương trình, trước tiên, người
dùng chọn chức năng Tạo mẫu dữ liệu để nhập các dữ liệu tuyển sinh trong Bảng 3.2
theo file hoặc nhập từng năm (Hình 3.2).
Hình 3.2. Nhập dữ liệu dự báo
Các mẫu dữ liệu dựa báo sẽ được lưu lại trong file data.mat. Trong quá trình luyện
mạng nơ ron, 80% dự liệu sẽ được dành cho huấn luyện, còn lại 20% dữ liệu được sử dụng cho kiểm tra.
Sau khi tạo xong mẫu dữ liệu, chương trình tự động quay về giao diện chương trình
chính và cho phép người dùng nhập các tham số dự báo bằng cách chọn chức năng Nhập
tham số dự báo. Kết quả được thể hiện trên Hình 3.3 (bao gồm khoảng thời gian quan sát trước và cửa sổ dự báo). Các tham số này sẽ quyết định tới đầu vào và ra trong cấu trúc của mạng nơ ron sau này. Ví dụ với số liệu được mô tả ở Hình 3.3, mạng MLP sẽ phải có 3 đầu vào và một đầu ra.
Hình 3.3.Nhập tham số dự báo
Sau khi nhập tham số dự báo, giao diện chương trình chính xuất hiện cho phép người dùng có thể cấu hình các tham số cho việc luyện mạng nơ ron.
Hình 3.4 minh họa quá trình luyện và đánh giá hoạt động của mạng nơ ron cho bài toán dự báo tuyển sinh với tham số dự báo như Hình 3.3. Ở đây, người dùng tùy chọn số nơ ron cho lớp ẩn và dựa vào kết quả đánh giá (các tham số MSE và MAPE) để từ đó xác định cấu trúc mạng nơ ron phù hợp.
Hình 3.5.Chạy kết quả dự báo
Sau khi luyện mạng nơ ron để xác định cấu trúc mạng cũng như các tham số của mạng, người dùng có thể sử dụng chức năng. Chạy kết quả dự báo trên giao diện chương trình chính để kiểm thử. Kết quả dữ báo cũng như đồ thị dự báo sẽ cho người dùng đánh giá được tính chính xác của việc dự báo.