Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng nơ ron và ứng dụng trong bài toán dự báo tuyển sinh trường THPT lê quý đôn (Trang 45 - 46)

4. Nội dung và bố cục của luận văn

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều công trình một số công trình công bố về các phương pháp dự báo áp dụng trong giáo dục sử dụng mạng nơron như: Dự báo tỉ lệ nghỉ học của sinh viên, dự báo tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, tỉ lệ đỗ đại học, số học sinh tuyển sinh vào của những năm tiếp theo…Tiêu biểu có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây:

Luận văn “Dự báo kết quả đậu đại học” của tác giả Thái Trung Hải đã sử dụng mạng MLP với thuật toán lan truyền ngược. Trong luận văn sử dụng mạng 3 lớp (1 lớp vào, 1 lớp ẩn, 1 lớp ra) với số nơron đầu vào là 13, lớp ẩn là 13 và đầu ra là 3. Đầu vào của luận văn là 13 yếu tố ảnh hưởng đến dự báo đó là kết quả học tập của 13 môn học. 3 đầu ra là điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp và nhóm trường đậu đại học [2] .

Trong đồ án tốt nghiệp [5] của tác giả Nguyễn Văn Trịnh về “Ứng dụng mạng nơron trong dự báo tỷ lệ nghỉ học” lại xây dựng mô hình mạng nơron khác với luận văn trên. Đồ án xây dựng ba mô hình là: Mô hình dự báo tình trạng nghỉ học của học viên với đầu vào của mạng là hồ sơ của những học viên đã tốt nghiệp và những học viên nghỉ học và đầu ra là trạng thái học viên đó là: Nghỉ học và tốt nghiệp. Mô hình thứ hai là: Dự báo tình trạng học tập của học viên qua 1 kỳ xác định (ký hiệu là kỳ x=2, 3, 4) có đầu vào là hồ sơ của những học viên đã học qua kỳ x và những học viên đã nghỉ học trước kỳ x và đầu ra là trạng thái học viên là nghỉ học và học vượt qua kỳ x. Mô hình thứ 3 là: Dự báo tiềm năng nghỉ học của học viên trong quá trình học có đầu vào là kỳ x, hồ sơ học viên, quy mô lớp, điểm tích lũy trung bình, số lần đăng nhập diễn đàn, tỉ lệ nghỉ học kỳ trước và đầu ra là trạng thái học viên với màu xanh là học thêm được ít nhất 2 kỳ nữa, màu vàng là kỳ tới sẽ nghỉ học và màu đỏ là kỳ này nghỉ học. Đồ án luyện mạng sử dụng các quy tắc học là Delta, momen và delta- bar-delta.

Trong [4] , tác giả Dương Thu Trang cũng xây dựng mô hình dự báo kết quả tuyển sinh sử dụng một mạng MLP gồm 3 lớp. Đầu vào gồm 10 nơ ron ứng với kết

quả tuyển sinh của 10 năm trước đó. Lớp ẩn gồm 10 nơ ron được chọn dựa trên quy tắc “thử và sai”. Lớp ra chỉ có 1 đầu ra là kết quả dự báo tuyển sinh ở thời điểm tương lai.

Trong thực tế còn rất nhiều nghiên cứu khác nữa về vấn đề dự báo tuyển sinh sử dụng mô hình mạng MLP. Tuy nhiên, qua các công trình khảo sát ở trong và ngoài nước trên cho thấy việc áp dụng mạng MLP cho việc xây dựng mô hình dự báo tuyển sinh tại trường THPT Lê Quý Đôn là khả thi và sẽ cho kết quả tốt hơn các phương pháp truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng nơ ron và ứng dụng trong bài toán dự báo tuyển sinh trường THPT lê quý đôn (Trang 45 - 46)