Một số hướng nghiên cứu về bài toán dự báo tuyển sinh sử dụng mạng nơron

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng nơ ron và ứng dụng trong bài toán dự báo tuyển sinh trường THPT lê quý đôn (Trang 43 - 45)

4. Nội dung và bố cục của luận văn

2.3 Một số hướng nghiên cứu về bài toán dự báo tuyển sinh sử dụng mạng nơron

Ưu điểm:

- Hỗ trợ tính toán song song ở mức rất cao.

- Có khả năng chịu nhiều lỗi, nhờ các tính toán song song.

- Có thể được thiết kế để tự thích nghi (Các trọng số, cấu trúc mạng).

Nhược điểm:

- Không có quy tắc tổng quát để xác định cấu trúc mạng và các tham số học tối ưu cho một lớp, một bài toán xác định.

- Không có phương pháp tổng quát để đánh giá hoạt động bên trong của ANN (vì vậy hệ thống ANN được xem như là một “hộp đen”).

Mạng nơron nhiều lớp có một số vấn đề cần được quan tâm như sau:

- Thời gian huấn luyện lâu và không phải luôn hội tụ.

- Không biết trước được sự ràng buộc giữa lỗi huấn luyện và cấu trúc mạng. - Không biết trước hiệu suất huấn luyện (thời gian huấn luyện, độ lỗi). - Khó xác định độ lỗi của mạng từ tập huấn luyện.

- Khó xác định độ lớn của tập huấn luyện.

2.3 Một số hướng nghiên cứu về bài toán dự báo tuyển sinh sử dụng mạng nơ ron ron

Bài toán dự báo có nhiệm vụ phân tích và sử dụng số liệu đã có trong quá khứ để dự đoán giá trị tương lai. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dự báo đã được sử dụng trên mô hình vật lý và mô hình toán học. Trong nhiều trường hợp, kết quả nghiên

cứu dự báo theo các mô hình trên đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có những hạn chế, do vậy bài toán dự báo vẫn là nội dung được nghiên cứu hiện nay. Trên thế giới, cũng như trong nước, các phương pháp khai phá dữ liệu (đặc biệt là các phương pháp học máy mạng nơron) cũng được áp dụng nhiều vào dự báo

2.3.1Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nghiên cứu về việc xây dựng mô hình dự báo tuyển sinh sử dụng kỹ thuật học máy đã bắt đầu từ cách đây rất lâu (1993) và hiện tại vẫn còn đang được nghiên cứu phát triển để giảm thiểu sai số dự báo. Riêng trong lĩnh vực sâu là ứng dụng mạng nơ ron cho dự báo tuyển sinh có thể kể đến một số công trình dưới đây [15]

Trong nghiên cứu về dự báo tuyển sinh tại Đại học Sebha ở Libya năm 2009, các tác giải so sánh một loạt các kỹ thuật của học máy như phân cụm, hồi quy, cây quyết định và mạng nơ ron trong việc dự báo. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy mạng lưới thần kinh đã cho độ chính xác dự đoán tốt về dự báo tuyển sinh [15] .

Borah và các cộng sự (2011) đã đề xuất một hàm đo lường lựa chọn thuộc tính mới (heuristic) trên thuật toán cây quyết định C4.5 hiện có. C4.5 đưa ra giải pháp đầy hứa hẹn về thông tin phân tách của quá trình tuyển sinh tại trường cao đẳng kỹ thuật ở Ấn Độ. Cách tiếp cận khác trong các nghiên cứu này là so sánh độ chính xác giữa thuật toán Cây quyết định C5.0 và thuật toán lan truyền ngược của mạng nơ ron MPL. Kết quả cho thấy mạng MPL đã đưa ra độ chính xác dự báo cao nhất [15] .

Gần đây, năm 2018, Desmond Chekwube Bartholomew [10] cũng công bố công trình nghiên cứu về dự báo sinh viên nhập học tại Đại học Công nghệ Liên bang, Owerri (FUTO), bang Imo, Nigeria. Mục tiêu xây dựng một mạng MLP dự báo sinh viên đăng ký vào FUTO và so sánh độ chính xác dự đoán mô hình. Kết quả cũng được khẳng định là tốt hơn khi mô hình mạng MLP này được so sánh với các phương pháp truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mạng nơ ron và ứng dụng trong bài toán dự báo tuyển sinh trường THPT lê quý đôn (Trang 43 - 45)