Vận hành máy với các thông số hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của góc cắt chính, chiều sâu cắt, lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER1330​ (Trang 82 - 90)

Sau khi xác định được các thông số hợp lý, chúng tôi tiến hành chạy máy với các thông số góc cắt chính σ=75 độ; chiều sâu cắt h=0,37 mm và lượng ăn dao s=0,08mm/v. Thực hiện 30 lần phay chúng tôi thu được kết quả như sau

Chi phí năng lượng riêng Nr=19,92 (Wh/m3) và độ nhám bề mặt Ra=2,704 (μm). Sai số: .100 2,73% 48 , 20 92 , 19 48 , 20   ; .100 4,89% 843 , 2 704 , 2 843 , 2  

KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Sau thời gian làm việc khẩn trương với tinh thần cố gắng hết sức, với sự hướng dẫn sát sao và hiệu quả của thầy giáo TS. Lê Tấn Quỳnh, Th.S Phạm Văn Lý, sự giúp đỡ tận tình của các đồng nghiệp trong Khoa Cơ điệnvà Công trình trường Đại học Lâm nghiệp, đề tài đã thu được một số kết quả sau: 1.1. Bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, đã xác định được các thông số ảnh hưởng tới chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt gia công, bao gồm các yếu tố:

+ Nhóm yếu tố thuộc về máy :

- Vận tốc cắt; - Lượng chạy dao; - Chiều sâu cắt;

+ Vật liệu gia công.

+ Nhóm nhóm yếu tố thuộc về dao cắt:

- Góc độ của dao như :Góc sắc β, góc sau α , góc cắt δ - Bán kính đỉnh dao;

- Mức độ mòn mặt sau của dao.

1.2. Bằng phương pháp thực nghiệm đơn yếu tố, đã xây dựng được phương trình và đồ thị tương quan giữa chi phí năng lượng riêng, độ nhám bề mặt gia công và các yếu tố ảnh hưởng:

- Ảnh hưởng của góc cắt chính đến chi phí năng lượng riêng: Nr = – 161,612 + 4,607.σ - 0,029. σ 2

- Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến chi phí năng lượng riêng: Nr = 61,238 - 129,239.h + 86,619.h2

- Ảnh hưởng của lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng: Nr = 21,929 + 93,756.s - 2073,016.s2

- Ảnh hưởng của góc cắt chính đến độ nhám bề mặt gia công: Ra = 43,542 – 1,173.σ + 0,0083.σ2

- Ảnh hưởng của chiều sâu cắt đến độ nhám bề mặt gia công: Nr = 61,238 - 129,239.h + 86,619.h2

- Ảnh hưởng của lượng ăn dao đến độ nhám bề mặt gia công: Ra = 6,426 – 135,86.s + 1108,254.s2

1.3. Bằng phương pháp thực nghiệm đa yếu tố, đã xây dựng được hàm tương quan giữa chi phí năng lượng riêng, năng suất và tốc độ cắt và lượng ăn dao:

Phương trình hồi quy dạng mã hàm chi phí năng lượng riêng:

Y1 = 18,976 + 0,051X1 + 0,611X12 - 3,545X2 - 0,242X2X1 + 2,046X22 - 3,381X3 - 0,189X3X1 + 1,509X3X2 - 3,530X32

Phương trình hồi quy dạng mã hàm năng suất:

Y2 = 2,735 + 0,459X1 + 0,48X12 + 0,311X2 - 0,172X2X1 - 0,270X22 + 0,352X3 + 0,088X3X1 - 0,071X3X2 + 0,450X32

Giá trị hợp lý

- Góc cắt chính: σ=75 (độ) - Chiều sâu cắt: h=0,37 (mm) - Lượng ăn dao: s=0,08 (mm/v)

1.4. Đề tài đã vận hành máy với các thông số hợp lý, kết quả thu được sai khác so với kết quả tính toán không đáng kể.

2. KHUYẾN NGHỊ

Từ các kết quả đã đạt được cũng như những điểm còn tồn tại trong quá trình nghiên cứu, đề tài đề xuất một số kiến nghị như sau:

2.1. Cần tiếp tục nghiên cứu một cách tổng thể sự phụ thuộc của chi phí năng lượng riêng Nr và chất lượng (độ nhám) bề mặt gia công Ra vào các yếu tố ảnh hưởng khác như: Vật liệu làm lưỡi dao và các thông số hình học của

nó; Vật liệu và kích thước của chi tiết gia công; chế độ gia công... để có được kết quả toàn diện hơn để xác lập chế độ tiện hợp lý;

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu các đề tài tương tự khác;

2.3. Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như cho sản xuất để lựa chọn chế độ tiện tối ưu trên máy tiện EER-1330.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1.Bộ công nghiệp năm (2002), Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt nam

đến năm 2010 tầm nhìn tới năm 2020, Hà Nội.

2.Nguyễn Trọng Bình (2003), Tối ưu hoá quá trình gia công cắt gọt, Nxb Giáo dục, Hà nội.

3.Nguyễn Văn Bỉ (2006), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm,

Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

4.Nguyễn Văn Bỉ (2004), "Về việc giải bài toán tối ưu trong công nghiệp rừng", Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2/2004, pp. 266-268.

5.Đoàn tử Bình (1995), Bài giảng xác suất thống kê, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

6.Đinh Minh Diệm (2003), Kỹ thuật cơ khí, Đại học Đà Nẵng-Trường đại học kỹ thuật, Đà Nẵng.

7.Trần Văn Địch (2008), Công nghệ chế tạo máy, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

8.Trần Văn Địch (2009), Nguyên lý cắt kim loại, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

9.Trần Ngọc Giang (2008), Nghiên cứu mối quan hệ giữa mòn và tuổi bền của dao gắn mảnh PCBN theo chế độ cắt khi tiện thép 9XC qua tôi,

Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Thái Nguyên.

10.Phạm Văn Lang, Bạch Quốc Khang (1998), Cơ sở lý thuyết quy hoạch

thực nghiệm và ứng dụng trong kỹ thuật nông nghiệp, Nxb Nông

11.Lê Xuân Lâm (1995), Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt đến chất lượng

gia công tiện, Luận văn thạc sỹ, Đại học bách khoa Thành phố Hồ

Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

12.Bành Tiến Long, Trần Thế Lục, Trần Sĩ Túy (2001), Nguyên lý gia công

vật liệu, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà nội.

13. Hoàng Minh Phúc (2008), Xác định trường nhiệt độ trong dụng cụ PCBN

khi tiện cứng trực giao, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên,

Thái Nguyên.

14. Phạm Đình Tân (2004), Nguyên lý cắt và dụng cụ cắt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15.Ngô Ngọc Tân (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng thép X12M đã

qua tôi đến chất lượng bề mặt và mòn dụng cụ khi tiện cứng, luận

văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái nguyên, Thái Nguyên

16.Phạm Tài Thắng (2005), Nghiên cứu năng lượng tiêu hao khi tiện thép

C45 bằng dụng cụ phủ Titan, Đại học bách khoa Thành phố Hồ Chí

Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

17.Nguyễn Trọng Anh Tuấn (2009), Nghiên cứu sự ảnh hưởng loại dung dịch bôi trơn làm nguội tối thiểu đến lực cắt và nhám bề mặt khi tiện

cứng thép 9XC, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Kỹ thuật công

nghiệp Thái Nguyên, Thái Nguyên.

18.Hoàng Xuân Tứ (2009), Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) đã qua tôi, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Thái Nguyên.

19.Nguyễn Thế Tranh, Trần Quốc Việt (2010), Giáo trình cơ sở cắt gọt kim loại, Trường đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

20.Nguyễn Thị Thanh Vân (2009), Nghiên cứu ảnh hưởng của vận tốc cắt tới

cơ chế mòn dụng cụ PCBN sử dụng tiện tinh thép 9XC qua tôi, Luận

văn thạc sĩ kỹ thuật, Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên, Thái Nguyên.

21.Hà Văn Vui, Nguyễn Chỉ Sáng, Phạm Đăng Phong (2006), Sổ tay thiết kế

có khí, tập 1, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

22.Nguyễn Thị Yên (2005), Vật liệu cơ khí, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

TIẾNG ANH

23. High speed precision lathe model EER-1330 instruction and spare parts manaul. TIẾNG NGA 24.Абрамов ф.и, ковалиеико в.в (1983), Справочик по обработке металлов резаниeм, ИЗД. Tехника. 25.Анохина А.Ю. (2009), Исследование качества обработанной поверхиости при скоростном точении, ДонНТУ. 26.Богуславский В.А, Ивченко T.T, (2009), Оптимизация режимов резания при точении трудообрабатываемых материаллов с учетом температурных ограничений. ДонНТУ. 27.Домнина B.B. (2007), Технологическое обеспечение повышения качества отверсрий при обработке осевым иструментом, ДонНТУ. 28.Кузнецова А.В. (2007), Повышение эффективности обработки деталей машин с использованием современных инструментальных материаллов, ДонНТУ. 29.Малафеев Ю.М., Кирсанов А.О. (2000), Исследование шероховатости обработанной поверхности и стойкости при точении сплава 50н , НТУ Киев.

30.Мохамед M. (2008), Повышение износостойкости деталей машин технологическими методами. ДонНТУ. 31.Пустова А.А. (2009), Технологическое обеспечение качества деталей горных машин с учетом их эксплуатационных свойств. ДонНТУ. 32.Рудина И.А. (2006), Повышение эффективности обработки плоскцх поверхностей деталей засчет выбора рациональных параметров процесса резания. ДонНТУ. 33.Скрынников В.С. (2001), Усовершенствование конструкций токерных резцов, оснашенных минералокерамическими многогранными пластинами для повышения их универсальности. 34.Филоненко.С.Н. (1983), Резание металлов,Изд.Машгиз.Киев. 35. Форменко Р.Ч. (2009), Исследование влияния износостойких покрытий инструмента на различные параметры процесса резания при точеии. Угату.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự ảnh hưởng của góc cắt chính, chiều sâu cắt, lượng ăn dao đến chi phí năng lượng riêng và độ nhám bề mặt khi tiện trơn thép trên máy tiện EER1330​ (Trang 82 - 90)