L Ờ IC ẢM ƠN
3.4.4. Phương pháp đánh giá đặc điểm phân bố các loài bò sát, ếch nhái
3.4.4.1. Phân bố theo sinh cảnh
Căn cứ vào phân chia dạng thảm thực vật của UNESCO 1973 và mức độ tác động của con người đếm thảm thực vật theo tài liệu “Sổtay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học (2003), căn cứ hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu và căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực địa, chúng tôi đánh giá phân bố của các loài rắn ở 03 dạng sinh cảnh chính gồm: Khu dân cư và đất nông nghiệp (ao, vườn quanh nhà, đất canh tác), rừng thứ sinh đang phục hồi (rừng phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, rừng bị khai thác mạnh, cây bụi) và rừng thường xanh ít bị tác động (rừng giàu, rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao thường xanh), kết quả sẽ được thể hiện theo mẫu biểu 01.
Mẫu biểu 01: Phân bố các loài rắn theo sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu
Stt Tên khoa học Tên phổ thông Sinh cảnh ghi nhận Sinh cảnh 1 Sinh cảnh 2 Sinh cảnh 3 1 2
3.4.4.2 Phân bố theo độ cao
Tác giảBain & Hurley (2011) căn cứvào điều kiện tự nhiên gồm địa hình và thảm thực vật đã phân chia khu vực Đông Dương thành 02 đai độ cao dưới 800 m và trên 800 m. Về nguyên tắc chúng tôi vẫn tuân thủ theo phương pháp phân chia như trên và vẫn tổng hợp số liệu để so sánh. Tuy nhiên, do căn cứ vào đặc điểm
thực tế sinh cảnh và mức độ tác động của con người tại KDTTN, chúng tôi chia độ cao tại KVNC theo mỗi mức 400 m, vì ởđộ cao dưới 400 m là khu vực dân cư, 400 m đến 800 m là rừng thứsinh đang phục hồi, trên 800 m là rừng thường xanh ít bị tác động. Kết quả sẽđược thể hiện theo mẫu biểu 02.
Mẫu biểu 02: Phân bố thành phần loài rắn theo độ cao tại KBT Nam Động
Stt Tên khoa học Tên phổ thông Đai cao (m) Dưới 400 m Từ 400 -800 Trên 800 1 2 3.4.5. Đánh giá tình trạng bảo tồn
- Đánh giá tình trạng bảo tồn: Dựa trên các căn cứ pháp lý gồm Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Nghị định 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; Căn cứ khoa học gồm Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ IUCN (2020), các loài hiện chỉ ghi nhận phân bố ở Việt Nam được coi là đặc hữu.
- Xác định khu vực ưu tiên:Từ kết quả đánh giá tình trạng bảo tồn kết hợp dữ liệu về phân bố các loài bò sát, ếch nhái. Xây dựng bộ tiêu chí để phân vùng ưu tiên bảo tồn các loài bò sát, ếch nhái theotiểu khu ở 03 mức: Cao, trung bình, thấp.
3.4.6. Xác định các mối đe dọa
Đánh giá và xác định các mối đe dọa thông qua quan sát trực tiếp trên thực địa và phỏng vấn bán cấu trúc đối với người dân địa phương, cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh cán bộ Bảo vệ rừng của KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong, cán bộ bảo vệ rừng của Lâm trường Khe Giữa. Đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các loài bò sát, ếch nhái như: Mất và suy thoái sinh cảnh sống; khai thác quá mức.
3.4.7. Đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo tồn
Căn cứ vào các loài ưu tiên bảo tồn, khu vực ưu tiên bảo tồn và các mối đe dọa được xác định sẽ đề xuất các giải pháp ưu tiên bảo tồn.
3.5. Tư liệu nghiên cứu
- Đã phân tích đặc điểm hình thái của 207 mẫu bò sát, ếch nhái thu thập tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong năm 2018, 2019 và 2020.
- Tham khảo các mẫu vật lưu giữ tại Trường Đại học Lâm Nghiệp (VNUF). - Tham khảo các mẫu vật lưu giữ tại Bảo tàng khoa học VQG Cúc Phương. - Các tài liệu trong nước và quốc tế bao gồm sách, tạp chí khoa học, báo cáo, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ và các tài liệu khác có liên quan đến bò sát, ếch nhái khác.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đa dạng về thành phần loài BSEN tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong Trong
Dựa trên kết quả phân tích 204 mẫu vật và quan sát 3 mẫu rùa, chúng tôi đã định danh được 56 loài (34 loài bò sát, 22 loài ếch nhái) thuộc 42 giống (28 giống bò sát, 14 giống ếch nhái), 18 họ (12 họ bò sát, 6 họ ếch nhái) cho KDTTN Động Châu – Khe Nước Trong. So với nghiên cứu của Phạm Thế Cường và cs. (2019), kết quả nghiên cứu này ghi nhận mới 16 loài (11 loài bò sát, 05 loài ếch nhái) thuộc 16 giống (11 giống bò sát, 04 giống ếch nhái) trong 10 họ (07 họ bò sát, 03 họ ếch nhái) cho danh lục các loài bò sát, ếch nhái của KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong, trong đó có 01 loài ghi nhận mới cho tỉnh Quảng Bình. Có 03 họ được ghi nhận mới cho danh lục các họ bò sát, ếch nhái của KDTTN, nâng tổng số họ bò sát, ếch nhái của KDTTN lên 21 họ với 83 loài. Tuy nhiên so với nghiên cứu của Phạm Thế Cường và cs. (2019) thì kết quả nghiên cứu ngày không ghi nhận được 03 họ gồm họ Thằn lằn chính thức Lacertidae, họ Trăn Pythonidae, và họ Rắn hổ mây Pareatidae; và không ghi nhận được 27 loài (15 loài bò sát, 12 loài ếch nhái) so với kết quả của nghiên cứu trước.
4.1.1. Đa dạng thành phần loài bò sát tại Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong
Trên cơ sở phân tích 129 mẫu vật bò sát và quan sát 3 mẫu rùa chúng tôi đã định danh được 34 loài bò sát. Kết hợp với kết quả nghiên cứu trước1, chúng tôi cập nhật danh lục bò sát tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong gồm có 49 loài bò sát thuộc 32 giống, 15 họ, 2 bộ. Tuy nhiên, có 15 loài bò sát có tên trong tài liệu nghiên cứu trước nhưng không ghi nhận được chúng trong đợt nghiên cứu này. Trong tổng số 34 loài được định danh qua phân tích mẫu vật, chúng tôi ghi nhận bổ sung 11 loài bò sát cho KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong (trong đó, có 01 loài ghi nhận phân bố mới cho tỉnh Quảng Bình là Rắn khuyết lào Lycodon laoensis).
Đặc biệt, ghi nhận bổ sung 3 họ mới cho Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong bao gồm họ Thằn lằn Rắn (Anguidae), họ Rắn bồng (Homalopsidae) và họ Rắn hổ xiên (Pseudoxenodontidae) (xem bảng 4.1).
Bảng 4.1. Danh lục các loài bò sát tại Khu DTTN Động Châu – Khe Nước Trong
TT
Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn tài liệu Phạm Thế Cường và cs. (2019) Nghiên cứu này REPTILE LỚP BÒ SÁT SQUAMATA BỘ CÓ VẢY 1. Agamidae Họ Nhông
1 Acanthosaura lepidogaster (Cuvier, 1829) Ô rô vẩy x x 2 Calotes versicolor (Daudin, 1802) Nhông xám x x
3 C.emma Gray, 1845 Nhông em-ma x x
4 Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 Rồng đất x x
2. Gekkonidae Họ Tắc kè
5 Cyrtodactylus cf. pseudoquadrivirgatus Rösler, Nguyen, Vu, Ngo & Ziegler, 2008
Thạch sùng ngón giả bốn
vạch x X
6 Gekko reevesii (Linnaeus, 1758) Tắc kè x X 7 Hemidactylus frenatus (Schlegel, 1836) Thạch sùng đuôi sần x X
3. Lacertidae Họ Thằn lằn chính
thức
8 Takydromus hani Chou, Nguyen & Pauwels,
2001 Liu điu xanh x
4. Scincidae Họ Thằn lằn bóng
9 Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1857) Thằn lằn bóng đuôi dài x x 10 Plestiodon quadrilineatus Blyth, 1853 Thằn lằn tốt mã bốn vạch x x 11 Scincella rufocaudata (Darevsky & Nguyen,
1983) Thằn lằn cổ đuôi đỏ x x
12 S. melanosticta (Boulenger, 1887) Thằn lằn cổ x x 13 Sphenomorphus indicus (Gray, 1853) Thằn lằn phê-nô ấn độ x x 14 S. maculatus (Blyth, 1853) Thằn lằn phê-nô đốm x x 15 Tropidophorus cocincinensis Dumeril &
Bibron, 1839 Thằn lằn tai nam bộ x x
5. Anguidae Họ Thằn lằn rắn
16 Dopasia harti (Boulenger, 1899) * Thằn lằn rắn hác x
6. Pythonidae Họ Trăn
17 Python molurus (Linnaeus, 1758) Trăn đất x 18 P. reticulates (Schneider, 1801) Trăn gấm x
7. Colubridae Họ Rắn nước
19 Ahaetula prasina (Boie, 1827) Rắn roi thường x x 20 Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789)* Rắn leocây thường x 21 Boiga guangxiensis Wen, 1998* Rắn rào quảng tây x 22 B.kraepelini (Stejneger, 1902) Rắn rào k-ra-pe-lin x
TT
Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn tài liệu Phạm Thế Cường và
cs. (2019)
Nghiên cứu này
24 Chrysopelea ornata (Shaw, 1802) Rắn cườm X
25 Ptyas multicinctus (Roux, 1907) Rắn nhiều đai X x 26 Lycodon futsingensis (Pope, 1928) Rắn khuyết fut sing x 27
L. ruhstrati abditus (Vogel, David, Pauwels, Sumontha, Norval, Hendrix, Vu & Ziegler, 2009)
Rắn khuyết ẩn x x
28 Lycodon laoensis Günther, 1864** Rắn khuyết lào x 29 L.cf. rosozonatum (Hu & Zhao, 1972) Rắn lệch đầu hồng x x 30 Oligodon chinensis (Günther, 1888)* Rắn khiếm trung quốc x 31 Oreocryptophis porphyraceus (Cantor, 1839) Rắn sọc đốm đỏ x
32 Rhynchophis boulengeri Mocquard, 1897 Rắn vòi x
8. Natricidae Họ Rắn nước chính thức
33 Parahelicops annamensis Bourret, 1934 Rắn bình mũi trung bộ x 34 Rhabdophis subminiatus (Schlegel, 1837) Rắn sãi cổ đỏ x
35 R. chrysargos ( Shhlegel,1837)* Rắn hoa cỏ vàng x 36 Trimerodytes percarinatus (Boulenger, 1899) Rắn hoa cân vân đen x
9. Pareatidae Họ Rắn hổ mây
37 Pareas hamptoni (Boulenger, 1905) Rắn hổ mây ham-tơn x
10. Elapidae Họ Rắn hổ
38 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801) Rắn cạp nong x
39 B. multifasciatus Blyth, 1860 Rắn cạp nia bắc x x 40 Naja cf. atra Cantor, 1842 Rắn hổ mang trung quốc x
11. Homalopsidae Họ Rắn bồng
41 Hypsiscopus plumbea (Boie, 1827)* Rắn bồng chì x
12. Pseudoxenodontidae Họ Rắn hổ xiên
42 Pseudoxenodon bambusicola Vogt, 1922* Rắn hổ xiên tre x
13. Viperidae Họ Rắn lục
43 Protobothrops muscrosquamatus (Cantor, 1839) Rắn lục cườm x x 44 Trimeresurus stejnegeri Schmidt, 1925 Rắn lục xanh x x
Testudines Bộ Rùa
14. Platysternidae Họ Rùa đầu to
45 Platysternon megacephalum Gray, 1930 Rùa đầu to x x
15. Geoemydidae Họ Rùa đầm
46 Cuora bourreti Obst & Reimann, 1994 Rùa hộp bua-rê x 47 C.mouhotii (Gray, 1862) Rùa sa nhân x
48 Cyclemys oldhamii Gray, 1863* Rùa đất sepon x 49 Sacalia quadriocellata (Siebenrock, 1903) Rùa bốn mắt x x
Ghi chú: * Loài ghi nhận mới cho KDTTN. ** Loài ghi nhận mới cho tỉnh Quảng Bình
Xét theo tính đa dạng về giống thì họ Rắn nước Colubridae đa dạng nhất với 10 giống (chiếm 31,2% tổng số giống bò sát ghi nhận được), tiếp đến là họ Thằn lằn chính thức Scincidae với 5 giống (chiếm 15,6% tổng số giống bò sát ghi nhận được); xếp thứ ba là các họ: họ Nhông Agamidae, họ Tắc kè Gekkonidae và họ Rắn nước chính thức Natricidae với 03 loài ở mỗi họ; có 3 họ ghi nhận 2 giống là họ Rắn hổ Elapidae, họ Rắn lục Viperidae và họRùa đầm Geoemydidae; các họ còn lại đều ghi nhận được duy nhất 01 giống (xem hình 4.1 và bảng 4.1).
Xét theo tính đa dạng thành phần loài thì họ Rắn nước Colubridae đa dạng nhât với 14 loài chiếm 28,57% tổng số loài ghi nhận, tiếp đến là họ Thằn lằn chính thức Scincidae với 7 loài chiếm 14,28% tổng số loài ghi nhận; có 3 họ ghi nhận 4 loài gồm họ Nhông Agamidae, Rắn nước chính thức Natricidae chiếm 8,16% tổng số loài ghi nhận và họRùa đầm Geomydidae; các họ ghi nhận 3 loài gồm họ Tắc kè Gekkonidae, họ Rắn hổ Elapidae; họ Rắn lục Viperidae và họTrăn Pythonidae mỗi họ ghi nhận 2 loài; các họ còn lại đều ghi nhận 1 loài (xem hình 4.1 và bảng 4.1).
Hình 4.1. Đa dạng các họ bò sát theo giống và loài
4.1.2. Đa dạng thành phần loài Ếch nhái tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong
Kết quả phân tích 75 mẫu vật đã định danh được 23 loài ếch nhái. Kết hợp với tài liệu nghiên cứu trước1, chúng tôi cập nhật danh lục ếch nhái tại KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong gồm 34 loài thuộc 19 giống, 6 họ. Có 05 loài ếch nhái được ghi nhận bổ sung cho KVNC, tuy nhiên có 12 loài được ghi nhận trong
3 3 1 7 1 2 10 3 1 2 1 1 2 1 3 4 3 1 7 1 2 14 4 1 3 1 1 2 1 4 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Số giống Số loài
nghiên cứu trước nhưng không ghi nhận được trong nghiên cứu này (Chi tiết xem bảng 4.2.).
Bảng 4.2. Danh lục các loài ếch nhái tại Khu DTTN Động Châu Khe Nước Trong
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn tài liệu
Nghiên
cứu trước1
Nghiên
cứu này
ANURA BỘ KHÔNG ĐUÔI
1. Bufonidae Họ Cóc
1 Duttaphrynus melanostictus (Schneider,
1799) Cóc nhà x x
2 Ingerophrynus macrotis (Boulenger, 1887) Cóc tai to x
2. Megophryidae Họ Cóc bùn
3 Brachytarsophrys intermedia (Smith, 1921) Cóc mắt trung gian x x 4 Leptobrachium cf. chapaense (Bourret,
1937) Cóc mày sa pa x x
5 Leptolalax aereus (Rowley, Stuart,
Richards, Phimmachak & Sivongxay, 2010) Cóc núi nâu x
6 Megophrys maosonensis Boulenger, 1937 Cóc mắt bên x x 7 M. microstoma Boulenger, 1903* Cóc núi miệng nhỏ x 8 M. gerti (Ohler, 2003) Cóc núi gớt x
3. Microhylidae Họ Nhái bầu
9 Microhyla heymonsi Vogt, 1911 Nhái bầu hây môn x x 10 M. marmorata (Bain & Nguyen, 2004) Nhái bầu hoa cương x
11 M. pulchra (Hallowell, 1861) Nhái bầu vân x x
4. Dicroglossidae Họ Ếch nhái chính thức
12 Fejervarya limnocharis (Gravenhorst,
1829) Ngoé x x
13 Limnonectes kiziriami Ye, Fei & Jiang,
2007 Ếch nhẽo x x
14 L. limborgi (Sclater, 1892) Ếch lim-boc x x 15 L. poilani (Bourret, 1942) Ếch poa-lan x x 16 Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937) Ếch gai sần x x
5. Ranidae Họ Ếch nhái
17 Amolops cremnobatus Inger et Kottelat,
1998 Ếch bám đá x
Stt Tên khoa học Tên Việt Nam
Nguồn tài liệu
Nghiên
cứu trước1
Nghiên
cứu này
1999)
19 H. nigrovittata (Blyth, 1856) Ếch suối x x 20 Sylvirana guentheri (Boulenger, 1882)* Chẫu chuộc x 21 S. maosonensis (Bourret, 1937)* Chàng mẫu sơn x 22 Odorrana chloronota (Günther, 1875) Ếch xanh x 23 O. morafkai (Bain, Lathrop, Murphy, Orlov
& Ho, 2003) Ếch mô-ráp-ka x
24 Rana johnsi Smith, 1921 Hiu hiu x x
6. Rhacophoridae Họ Ếch cây
25 Kurixalus banaensis (Bourret, 1939) Nhái cây bà nà x 26 K. bissaculus (Taylor,1962) Nhái cây sần nhỏ x x 27 Polypedates megacephalus Hallowell, 1861 Ếch cây đầu to x x 28 Rhacophorus annamensis Smith, 1924 Ếch cây trung bộ x x 29 Zhangixalus dennysi (Blanford, 1881)* Ếch cây đốm xanh x 30 R. exechopygus Inger, Orlov & Darevsky,
1999 Ếch cây nếp da mông x
31 R. orlovi Ziegler & Kohler, 2001 Ếch cây oóc-lốp x x 32 Theloderma asperum (Boulenger, 1886) Ếch cây sần a-x-pơ x 33 T. corticale (Boulenger, 1903)* Ếch cây sần bắc bộ x 34 Philautus truongsonensis
ORLOV & HO, 2005 Nhái cây trường sơn x x
Tổng 29 22
Ghi chú: * Loài ghi nhận mới cho KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong
1 Phạm ThếCường và cs. (2019)
Xét theo tính đa dạng thành phần giống: Trong 6 họ ghi nhận tại KDTTN thì họ Ếch nhái Ranidae là họ đa dạng giống nhất với 5 giống (chiếm 26,3% tổng số giống); tiếp đến là họ Ếch cây Rhacophorus và họ Cóc bùn Megophrydae với 4 giống; họ Ếch nhái chính thức Dicroglossidae ghi nhận 3 giống; họ Cóc Bufonidae ghi nhận 2 giống, cuối cùng là họ Nhái bầu Microhylidae ghi nhận 1 giống (xem hình 4.2 và bảng 4.2).
Hình 4.2. Đa dạng các họếch nhái theo giống và loài
Xét theo tính đa dạng thành phần loài: họ Ếch cây Rhacophorus là họ đa dạng loài nhất với 10 loài (chiếm 29,4 % tổng số loài); tiếp đến là họ Ếch nhái Ranidae ghi nhận 8 loài; họ Cóc bùn Megophrydae ghi nhận 6 loài; họ Ếch nhái chính thức ghi nhận 5 loài; tiếp đến là họ Nhái bầu Microhylidae ghi nhận 3 loài và họ Cóc Bufodidae ghi nhận 2 loài (chi tiết xem hình 4.2 và bảng 4.2).
4.2. Mô tả một số đặc điểm hình thái các loài Bò sát, ếch nhái ghi nhận mới cho Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong
4.2.1. Đặc điểm hình thái các loài bò sát ghi nhận mới cho KVNC
So với nghiên cứu của Phạm ThếCường và cs (2019), trong nghiên cứu này tôi đã bổ sung 3 họcho Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong, và ghi nhận mới 12 loài cho KVNC, trong đó có 10 loài bò sát có vảy và 1 loài rùa: Thằn lằn rắn hác
Dopasia harti (Boulenger, 1899), Rắn leo cây thường Dendrelaphis pictus (Gmelin, 1789), Rắn rào quảng tây Boiga guangxiensis (Wen, 1998), Rắn sọc dưa
Coelognathus radiatus (Boie, 1827), Rắn lệch đầu fut sing Lycodon futsingensis
(Pope, 1928), Rắn khuyết lào Lycodon laoensis (Günther, 1864), Rắn khiếm trung quốc Oligodon chinensis (Günther, 1888), Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos (Schlegel, 1837), Rắn bồng chì Hypsiscopus plumbea (Boie, 1827), Rắn hổ xiên tre
(Gray, 1863). Một số đặc điểm hình thái của các loài này được trình bày cụ thể ở phần dưới đây:
Hình 4.3. Các loài bò sát ghi nhận mới tại KVNC Họ Thằn lằn rắn Anguidae
1. Thằn lằn Rắn hác Dopasia harti (Boulenger, 1899)
Mẫu vật nghiên cứu (n = 1): 01 mẫu cái kí hiệu KNT.19.45
Đặc điểm nhận dạng: SVL 120,5 mm. 16 hàng vảy giữa hai nếp gấp sườn; 95 hàng vảy dọc nếp gấp sườn. Mặt lưng nâu xám hoặc trắng-kem; dọc lưng có sọc ngang sẫm màu; 2 bên lưng có sọc sẫm màu nhỏ chạy từ sau mắt tới mút đuôi; bụng trắng đục (định loại theo Nguyen et al., 2011.
Thông tin khác về mẫu: Mẫu vật được thu vào khoảng 9h30, ở ven đường mòn có nhiều lá khô, trong rừng phục hồi.
Hình 4.4. Thằn lằn Rắn hác Dopasia harti