L Ờ IC ẢM ƠN
4.5.3. Các nhân tố đe dọa
Mặc dù công tác quản lý bảo vệ rừng và thực thi pháp luật đã được cán bộ KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong thực hiện nghiêm túc và quyết liệt, tuy nhiên do xung quanh KDTTN chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều, điều kiện dân sinh, kinh tế các xã vùng đệm còn nghèo, cuộc sống lệ thuộc vào tài nguyên rừng nên các hoạt động bất hợp pháp tác động tới tài nguyên rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Qua quá trình điều tra, nghiên cứu và phỏng vấn cán bộ, người dân sống trong và xung quanh vùng đệm của Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong cũng như kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác tại khu vực thì hiện nay các mối đe đến khu hệ bò sát, ếch nhái của Khu DTTN Động Châu - Khe Nước Trong chủ yếu là :
Săn bắt: Hoạt động săn bắt, buôn bán và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã là nguyên nhân chủ yếu khiến các quần thểđộng vật ở KVNC bị suy giảm, trong đó có các loài bò sát, ếch nhái. Đây là nguy cơ đe dọa tiềm tàng nhất tới các quần thể động vật ở đây trong thời gian tới nếu tình trạng trên không được kiểm soát và ngăn chặn một cách triệt để. Hình 4.27 là ảnh người dân Lâm Thủy đang chuẩn bị nướng 02 cá thể Rồng đất.
Hình 4.27. Săn bắt các loài bò sát ếch nhái làm thực phẩm tại Lâm Thủy
Hình thức săn bắt và sử dụng tùy theo từng nhóm loài: Đối với ếch nhái chủ yếu săn bắt vào ban đêm. Thời điểm săn bắt chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 9, sau các trận mưa với lượng mưa đủ lớn tạo nên các dòng chảy ớ các khe suối và các vũng nước đọng. Thời điểm này phần lớn các loài ếch nhái tập trung bên các vũng nước, ao, hồ, khe suối để giao phối và sinh sản nên việc săn bắt dễ dàng hơn. Săn bắt ếch nhái của người dân chủ yếu để làm thức ăn; Đối với bò sát người dân săn bắt cả ban ngày và ban đêm, nhưng chủ yếu vào ban đêm. Thời điểm săn bắt từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Nhiều quần thể trong nhóm này có sốlượng cá thể giảm mạnh, tần xuất bắt gặp chúng ngoài tự nhiên ngày một nhỏđặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị kinh tếcao như: Rắn hổ mang, Tắc kè …
Lấn chiếm đất rừng: Thu hẹp không gian sống của loài, đốt nương làm rẫy, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác trái phép tài nguyên gỗ, các lâm sản ngoài gỗ tuy không nhiều nhưng cũng là nguyên nhân gây suy thoái sinh cảnh sống, tới hệsinh thái và ĐDSH của KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong.
Chăn thả gia súc: Người dân địa phương ở khu vực thung lũng, bìa rừng và ở khu vực trước đây người dân cư trú chăn thả gia súc làm cản trở quá trình tái sinh của thiên nhiên và tạo cơ hội cho các loài cỏ dại môi trường lan tràn. Đây cũng là một nguyên nhân dấn đến suy thoái sinh cảnh sống của loài.
Hình 4.28. Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đoạn qua tiểu khu 534 thuộc KDTTN Động Châu –Khe Nước Trong (Ảnh: H.V.Nghĩa)
Tai nạn giao thông: Hệ thống giao thông phát triển gây ô nhiễm tiếng ồn, và chia cắt sinh cảnh sống của các loài đặc biệt là đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (xem hình 2.29). Tại hình 4.30 là một cá thể Rắn sọc dưa bị xe cán chết trên đường nhựa thuộc bản Rum Ho, xã Kim Thủy.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ: Thuốc được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, ngoài ra các công nhân duy tu đường giao thông thường sử dụng thuốc diệt cỏ để hỗ trợ phát quang đường giao thông cũng là một trong các nguyên nhân gây suy thoái sinh cảnh sống của các loài động vật, trong đó có bò sát, ếch nhái.
Hình 4.29. Tai nạn giao thông là mối đe dọa đến các loài bò sát, ếch nhái
(Ảnh: H.V.Nghĩa)