L Ờ IC ẢM ƠN
4.2.2. Đặc điểm hình thái các loài Ếch nhái ghi nhận mới cho KVNC
Hình 4.14. Các loài ếch nhái ghi nhận mới tại KVNC
2 5 3 5 6 8 1 2 2 0 2 4 6 8 10 12
So với tài liệu của Phạm Thế Cường và cs.(2019), nghiên cứu này đã ghi nhận mới 05 loài ếch nhái cho KDTTN Động Châu - Khe Nước Trong gồmCóc núi miệng nhỏ Megophrys microstoma thuộc họ Megophryidae Chàng mẫu sơn
Sylvirana maosonensis, Chẫu chuộc Sylvirana guentheri thuộc học Ranidae, hai loài Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale và Ếch cây lớn Rhacophorus smaragdinus thuộc họ Rhacophoridae (xem hình 4.15). Đặc điểm hình thái của các loài được trình bày ở phần dưới đây:
Họ Cóc mắt Megophryidae
1. Cóc núi miệng nhỏMegophrys microstoma (Boulenger, 1903)
Mẫu vật nghiên cứu (n=2): 02 mẫu đực ký hiệu thực địa (KNT.18.06, KNT.18.09)
Đặc điểm nhận dạng: Mẫu vật có đặc điểm nhận dạng phù hợp với mô tả của Taylor (1962), Hecht et al. (2013), Phạm ThếCường (2018). Kích thước (SVL 38,5 - 40,3 mm): Đầu rộng hơn dài (10,3 - 10,9 mm); khoảng cách gian ổ mắt rộng hơn hơn gian mũi và rộng mí mắt trên (4,5 - 5,1 mm, 3,7 - 4,5 mm, 4,4 - 4,9 mm). Lỗ mũi tròn gần mút mõm hơn với mắt (2,1 - 2,7 mm; 1,2 - 1,9 mm); mõm nhọn; màng nhĩ rõ; có răng lá mía; lưỡi không xẻ thùy ở phía sau.
Hình 4.15. Cóc núi miệng nhỏMegophrys microstoma
Chi trước không có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón tay không có đĩa ều dài tương quan giữa các ngón: I < II < IV < III. Chi sau có màng bơi
giữa các ngón chân, công thức I2-2½ II2-3½III3-4½IV4-2½V; mút ngón chân không có đĩa bám; dài đùi (20,1 - 20,3 mm con đực, FeL 25 mm); ống chân dài (18,8 - 18,9 mm); dài bàn chân (25,6 - 27,3 mm); tương quan chiều dài các ngón chân I < II < V < IV < III.
Màu sắc mẫu khi sống: Mặt trên cơ thể màu nâu nhạt, hình tam giác màu đen ở gian ổ mắt, vệt đen không rõ hình dạng trên mặt lưng; các đốm đen lớn ở chi sau; mặt bụng có nhiều đốm đen lớn ở hai bên và chấm đen ở giữa; ngực có nhiều chấm nhỏ màu da cam; họng màu xám đen.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu khoảng thời gian từ 20h49’- 22h45’, trên tảng đá trong lòng suối nhỏ. Sinh cảnh xung quanh là rừng cây gỗ nhỏ và cây bụi.
HọẾch nhái Ranidae
2. Chàng mẫu sơn Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937)
Mẫu vật nghiên cứu (n=2): 02 mẫu đực (KNT.18.25, KNT.19.12),
Đặc điểm hình thái: Mẫu vật có đặc điểm hình thái phù hợp với mô tả của Bourret (1942). Kích thước (SVL 40.8-43.1 mm); đầu dài hơn rộng (HL 14.5-16.1 mm; HW 12.6-14.7 mm); mõm tròn, ngắn hơn so với đường kính mắt; khoảng cách gian mắt hẹp hơn khoảng cách gian mũi và chiều rộng mí mắt trên; đường kính màng nhĩ bằng khoảng một nửa đường kính mắt; có răng lá mía, lưỡi chẻđôi ở phía sau, không có túi kêu. Ngón tay mảnh, không có màng bơi, mút ngón tay phình thành đĩa nhỏ với các đĩa nhỏ; ngón chân khoảng 3/4 có màng bơi.
Da: Lưng có nhiều nốt sần; gờ da lưng, sườn được tạo thành bởi một dãy các nốt sần.
Màu sắc khi mẫu sống: mặt trên đầu và lưng màu nâu với nhiều đốm sẫm màu không đều nhau; sườn màu xám nâu với các đốm đen; trên tay, đùi và cẳng chân có những vệt ngang màu đen. Mép trên có sọc màu trắng, kéo dài từ dưới ổ mắt đến phía sau màng nhĩ; màng nhĩ màu nâu đen.
Một số đặc điểm sinh thái học: Mẫu vật thu khoảng 19:00-21:00 ven suối đá dưới tán rừng thường xanh còn tốt.
Hình 4.16. Chàng mẫu sơn Sylvirana maosonensis 3. Chẫu chuộc Sylvirana guentheri (Boulenger, 1882)
Mẫu vật nghiên cứu (n=2): 02 mẫu cái (KNT.18.27, KNT.19.28)
Đặc điểm hình thái: Mẫu vật có đặc điểm hình thái phù hợp với mô tả của Bourret (1942), Ziegler (2002): Kích thước (SVL 57.7-71.9 mm): Đầu dài hơn rộng; mõm nhọn, vượt xa so với hàm dưới; màng nhĩ rõ, tròn; có răng lá mía; lưỡi xẻ thùy ở phía sau; con đực có túi kêu ngoài. Chi trước không có màng bơi giữa các ngón tay; mút ngón chân không có đĩa bám; chi sau có màng bơi giữa các ngón chân, công thức I1/2-2II1/2-2III1-3IV3-1V; mút ngón chân có đĩa bám nhỏ; khi gập dọc thân khớp cổchày đạt gần mút mõm. Da: nhẵn; có gờda phía trên màng nhĩ, mờ; có gờda lưng sườn rõ.
Màu sắc khi mẫu sống: Lưng có mùa nâu sáng hoặc nâu đỏ với các vệt hoặc đốm màu nâu tối; có một đường tối màu chạy từhai bên đầu dọc hai bên sườn, cạnh gờda lưng sườn; họng và ngực có các vệt màu nâu; bụng màu trắng hoặc màu vàng nhạt.
Một số đặc điểm sinh thái: Mẫu vật được thu từ 19:00-22:00, trên mặt đất, cạnh bờ suối nước chảy. Sinh cảnh xung quanh là rừng cây gỗ nhỏ xen cây bụi và cỏ dại.
:
Hình 4.17. Chẫu chuộc Sylvirana guentheri
HọẾch cây Rhacophoridae
4. Ếch cây lớn Rhacophorus smaragdinus (Blyth, 1852)
Mẫu vật nghiên cứu (n=2): 02 mẫu đực (KNT.19.22, KNT.19.27).
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái mẫu vật phù hợp với mô tả của Luu et al. (2014b). Kích thước (SVL 63.1- 90.2 mm), đầu rộng hơn dài (HW 24.8- 35.8 mm, HL 22.5- 31.1 mm); mõm tròn, mõm dài hơn đường kính của mắt (SL 10.9- 14.8 mm, ED 6.2-8.0 mm); gờ mõm lồi rõ, vùng má lõm; khoảng cách giữa hai ổ mắt rộng hơn khoảng cách giữa hai lỗ mũi và mí mắt trên (IOD 7.9-10.5 mm, IND 7.5-9.6 mm, UEW 5.4-6.6 mm); mũi hướng sang bên, cách xa mõm và mắt (NS 5.0- 7.6 mm, EN 5.9-7.8 mm); màng nhĩ tròn, đường kính màng nhĩ lớn hơn khoảng cách màng nhĩ đến mắt (TD 3.6-5.2 mm, TYE 2.1-3.7 mm); có nếp gấp phía trên màng nhĩ, có răng lá mía, lưỡi khuyết hình tim.
Chi trước: FLL 10.1-15.0 mm, HAL 31.9-47.7 mm; chiều dài tương đối của các ngón tay: I<II<IV<III; đầu ngón tay mở rộng thành các đĩa lớn, củ dưới khớp ngón rõ, có rìa da dọc theo ngón tay ngoài, nốt sần trong lòng bàn tay nổi rõ, có chai sinh dục đối với con đực (NPL 7.2 mm).
Chi sau: Chiều dài bàn chân dài hơn chiều dài đùi và chiều dài ống chân (FoL 43.2-65.7 mm, FeL 31.8-45.6 mm, TbL 31.3-46.0 mm); chiều dài tương đối của các ngón chân: I<II<III<V<IV; giữa các ngón chân có màng bơi hoàn toàn, công thức màng bơi: Io(1) -(1)iIIo(1) -(1)iIIIo(1) -(1)iIVo(1) - (1)iV; có rìa da dọc theo ngón chân ngoài; củ dưới khớp ngón rõ, có củ bàn trong (IMT 2.3-3.7 mm); không có củ bàn ngoài.
Da: Lưng, đầu, vai đùi có các nốt sần.
Màu sắc khi mẫu sống: Da phía trên lưng, đầu, cánh tay, đùi, bắp chân có màu xanh lá cây, đặc biệt da mặt bụng, cổ họng, dưới đùi có màu xanh lá cây với một số chấm màu vàng, có dải màu trắng từ mép hàm dưới cho tới háng, viền da và đầu ngón tay, ngón chân màu tím, mặt bụng màu trắng kem hoặc tím được phân tách với phần màu xanh lá cây bằng một dải màu trắng ở hai bên sườn; các phần bên của thân và đùi có một số chấm màu đỏ.
Đặc điểm sinh thái: Ở khu vực nghiên cứu mẫu được tìm thấy trên cây xung quanh là cây bụi rừng gỗ.
Hình 4.18. Ếch cây đốm xanh Zhangixalus dennysi
5. Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale (Boulenger, 1903)
Mẫu vật nghiên cứu (n=2): 02 cá thể đực trưởng thành kí hiệu thực địa (KNT.18.15, KNT.19.23).
Đặc điểm hình thái: Đặc điểm hình thái mẫu phù hợp với mô tả của Luu et al. (2013). SVL 51.3 - 55.3 mm; đầu rộng hơn dài (HW 13.9 - 30.7 mm; HL 13.7 - 28.2 mm); mõm dài hơn đường kính ngang của mắt (SL 5.5 - 12.0 mm; ED 5.0 - 7.2 mm); gờ mõm tròn; vùng má lõm; khoảng gian ổ mắt rộng hơn khoảng cách gian mũi (IOD 4.4 - 8.3 mm; IND 2.8 - 5.6 mm); lỗ mũi gần mõm hơn so với mắt (NS 1.8 - 3.4 mm; EN 3.9 - 8.8 mm); đường kính màng nhĩ lớn hơn khoảng cách từ màng nhĩ đến mắt (TD 2.4 - 6.5 mm; TYE 1.8 - 3.5 mm); có răng lá mía; không có túi kêu; lưỡi khuyết phía sau; không có nếp gấp phía trên màng nhĩ.
Chi trước: FLL 6.1 - 14.0 mm, HAL 17.4 - 36.1 mm; chiều dài tương đối của các ngón tay: I < II < IV < III; đầu ngón tay và ngón chân mở rộng thành các đĩa bám lớn, có màng bơi nhỏở ngón tay III và IV; có rìa da dọc theo ngón tay ngoài; có chai sinh dục đối với con đực (NPL 3.7 - 5.0 mm) ND.17.113(2) và ND2.17.26; có củ bàn trong (IPT 1.3 - 3.5 mm); có chiều dài củ bàn ngoài (OPT 0.8 - 2.1 mm); củdưới các khớp ngón tay nổi rõ.
Chi sau: HLL 53.4 - 114.2 mm; chiều dài bàn chân dài hơn chiều dài đùi và chiều dài ống chân (FoL 23.8 - 49.1 mm; FeL 16.9 - 35.2 mm; TbL 17.4 - 36.4 mm); chiều dài tương đối của các ngón chân: I < II < III < V < IV; công thức màng bơi: Io(11/4) - (11/2)iIIo(1) -(2)iIIIo(1) - (2)iIVo(2) -(1)iV; có rìa da bên ngoài ngón chân, có củ bàn trong và củ bàn ngoài (IMT 1.0 - 2.8 mm; OMT 0.2 - 0.9 mm); củở các khớp ngón chân nổi rõ; phía ngoài đùi, ống chân, phần ống bàn chân có gai nổi rõ.
Da: Lưng, đầu, chân và tay có các nốt sần, hoặc u nổi với các kích thước khác nhau, các u, nốt ở phần đầu là lớn nhất; phía mặt bụng, dưới cằm, cổ họng có các nốt nhỏ.
Màu sắc mẫu khi sống: Lưng, các nốt và da trên mặt lưng, đầu màu ô-liu, xanh lơ, và có các đốm màu nâu đỏ ở phần lưng và mặt trên của tay, chân và xen lẫn màu nâu sẫm; khi nhìn, thấy có các vết từ da và các nốt nối thành các vệt trên người, phần sườn và bụng có màu vàng, các nốt màu vàng ở phần bụng, chân, đùi tạo thành mạng lưới, và có các nốt trắng ở tay, cổ, họng; các màng bơi ở chân có các vết đen xen lẫn trắng; xem kẽ các nốt màu vàng, các vệt màu vàng ở mặt bụng
là các nốt, các vệt màu nâu sẫm nối với nhau tạo thành mạng lưới phân biệt giữa màu trắng và nâu sẫm rõ rệt.
Đặc điểm sinh thái: Ở khu vực nghiên cứu mẫu vật tìm thấy ở trên các lá cây, tảng đá có bám rêu, xung quanh là cây bụi, cây gỗ lớn, và ở gần khe suối.
Hình 4.19. Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale 4.3. Đặc điểm phân bố các loài bò sát, ếch nhái tại KVNC
4.3.1. Phân bố các loài bò sát theo đai cao
Có 20 loài bò sát được ghi nhận ở độ cao dưới 400 m như: Thạch sùng đuôi sần, Hemidactylus frenatus, Ô rô vẩy Acanthosaura lepidogaster, Nhông xám
Calotes versicolor, Nhông em-ma Calotes emma, Rồng đất Physignathus cocincinus…
Có 25 loài bò sát được ghi nhận ở độ cao từ 400 - 800m như: Ô rô vẩy
Acanthosaura lepidogaster, Nhông xám Calotes versicolor, Nhông em-ma Calotes
emma, Rồng đất Physignathus cocincinus, Rắn khiếm Trung Quốc Oligodon chinensis, Rắn hoa cỏ vàng Rhabdophis chrysargos…
Có 5 loài bò sát được ghi nhận từ độ cao trên 800 m: Thạch sùng ngón giả bốn vạch Cyrtodactylus cf. pseudoquadrivirgatus, Gekko reevesii, Rắn roi thường
Ahaetula prasina, Rắn lệch đầu hồng Lycodon rosozonatus, Rắn hổ xiên tre
Độ cao từ 400 – 800 m có mức độ đa dạng về loài với 25 loài bò sát ( so với 31 loài ghi nhận tại đợt nghiên cứu này) cho thấy độ cao này thuận lợi cho nhiều loài bò sát sinh sống và phát triển. Độ cao từ 800 m chỉ ghi nhận 5 loài bò sát, cho thấy với độ cao này có thể do điều kiện điều tra rất ít và độ cao trên 800 m ở khu vực này cũng không nhiều, nên có thể ghi nhận chưa được nhiều loài.
Hình 4.20. Phân bốcác loài bò sát theo đai cao
4.3.1.2. Phân bố các loài ếch nhái theo đai cao
Kết quả tổng hợp, phân tích số liệu cho thấy các loài ếch nhái tại KVNC đươc phân bố như sau: độ cao dưới 400 m có 11 loài được ghi nhận gồm các loài như: Nhái bầu hây môn Microhyla heymonsi, Nhái bầu vân Microhyla pulchra,
Ngoé Fejervarya limnocharis…
Từ 400 - 800m có 15 loài được ghi nhận gồm các loài như Ếch nhẽo
Limnonectes bannaensis, Ếch lim-boc Limnonectes limborgi, Ếch poa-lan
Limnonectes poilani, Cóc mắt bên Megophrys majo…
Từ độ cao 800m có 2 loài được ghi nhận gồm Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa, Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale
Ta thấy được độ cao từ 400 - 800 m thì số loài ghi nhận được nhiều nhất với 15 loài so với tổng số 19 loài ếch nhái ghi nhận trọng đợt điều tra này. Điều này có thể lý giải do độcao này là môi trường thích hợp cho nhiều loài ếch nhái sinh sống.
20 25 5 0 5 10 15 20 25 30 Sốloài
Độ cao trên 800 m ghi nhận được số loài ít nhất với 2 loài do thời gian ít và sinh cảnh ở đây đi lại điều tra khó khăn.
Hình 4.21. Phân bố các loài ếch nhái theo đai cao
4.3.2. Phân bố bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh
Tùy theo đối tượng và KVNC, các tác giả khác nhau có cách phân chia sinh cảnh khác nhau như: Trần Ngũ Phương (1970) đã đề xuất bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam theo các yếu tố đất đai, khí hậu, độ cao; UNESCO (1973) đã phân loại thảm rừng ở Việt Nam thành 2 lớp quần hệ; Thái Văn Trừng (1999) chia thành các kiểu thảm thực vật khác nhau; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) đã đưa ra tiêu chí xác định và phân loại rừng Việt Nam; Vũ Tấn Phương và nnk (2012) đã phân chia thành 10 kiểu rừng khác nhau... Chúng tôi theo quan điểm phân chia các dạng sinh cảnh của Lê Nguyên Ngật (2003) trong Sổ tay hướng dẫn điều tra và giám sát đa dạng sinh học. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu và các điều kiện tựnhiên (địa hình, thảm thực vật) cũng như mức độ tác động của con người tại KVNC, chúng tôi chia KVNC thành 3 sinh cảnh chính: Khu dân cư và đất nông nghiệp (ao, vườn quanh nhà, đất canh tác), rừng thứ sinh đang phục hồi (rừng phục hồi sau nương rẫy, sau cháy, rừng bị khai thác mạnh, cây bụi) và rừng thường xanh ít bịtác động (rừng giàu, rừng cây lá rộng, rừng hỗn giao thường xanh).
4.3.2.1. Phân bố các loài bò sát theo sinh cảnh
Nhìn vào biểu đồ hình 4.22 ta thấy sốlượng loài bò sát phân bố nhiều nhất ở dạng sinh cảnh rừng thường xanh ít bị tác động với 25 loài (chiếm 50 % tổng số loài
11 15 2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Từ 400 - 800 m Sốloài
bò sát tại KDTTN). Đây là sinh cảnh rừng giàu chủ yếu ở các tiểu khu như 517, 516, 535,…Các loài bò sát ghi nhận ở sinh cảnh này như Rồng đất, Thạch sùng ngón giả bốn vạch, Tắc kè, Rắn lục cườm, …Như vậy, có thể thấy rằng sinh cảnh sinh cảnh này phù hợp nhất cho nhiều loài bò sát sinh sống và phát triển.
Tiếp đến là sinh cảnh rừng thứsinh đang phục hồi ghi nhận phân bố của 16 loài (chiếm 32 % tổng số loài bò sát tại KDTTN). Đây là sinh cảnh rừng phục hồi chủ yếu ở các tiểu khu 523, 523, 527,…Các loài bò sát ghi nhận được ở sinh cảnh này như Thằn lằn bóng đuôi dài, Thằn lằn phê nô ấn độ, Rắn nhiều đai,….
Sinh cảnh ghi nhận ít loài nhất là sinh cảnh khu dân cư và đất nông nghiệp với 7 loài (chiếm 14 % tổng số loài bò sat tại KDTTN), đây là sinh cảnh chủ yếu phân bố các loài bò sát phổ biến như Thằn lằn bóng đuôi dài, Rắn sọc dưa, Ô rô vảy,….
Hình 4.22. Phân bố các loài bò sát theo sinh cảnh tại KVNC
4.3.2.2. Phân bố các loài ếch nhái theo sinh cảnh
Nhìn vào biểu đồ hình 4.23 ta thấy sinh cảnh rừng thường xanh ít bịtác động ghi nhận được nhiều loài ếch nhái nhất với 19 loài (chiếm 38 % tổng số loài ếch nhái của KDTTN), các loài ếch nhái được ghi nhận ở sinh cảnh này như Cóc mắt bên, Ếch gai sần, Ếch cây trung bộ,…Như vậy, có thể thấy đây là sinh cảnh có phù hợp nhất cho nhiều loài ếch nhái sinh sống và phát triển.
6 16 19 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Khu dân cư và đất nông
nghiệp Rừng thứ sinh đang phục hồi
Rừng thường xanh ít bị tác động
Tiếp theo là sinh cảnh rừng thứsinh đang phục hồi ghi nhận 16 loài ếch nhái (chiếm 32 % tổng số loài ếch nhái của KDTTN), các loài ếch nhái được ghi nhận ở sinh cảnh này như Hiu hiu, Ếch cây oóc-lốp, Chàng mẫu sơn,….
Sinh cảnh ghi nhận ít loài ếch nhái nhất là khu dân cư và đất nông nghiệp với chỉ 6 (chiếm 12 % tổng số loài ếch nhái của KDTTN), các loài ếch nhái ghi nhận tại sinh cảnh này như Ếch cây đầu to, Chẫu chuộc, Ngóe,… Đây là khu vực gần dân