Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy thu hoạch khoai lang
Từ năm 2008 - 2011, Tiến sỹ Hoàng Bắc Quốc cùng các nhà khoa học Viện Cơ điện Nông nghiệp, Trường Đại học Nơng lâm TP Hồ Chí Minh thực hiện đề tài cấp Bộ: “ Cơ giới hóa khâu tưới, vun luống và thu hoạch khoai
lang tại Tỉnh Vĩnh Long”. Một trong các sản phẩm của đề tài tạo ra là máy
dũ khoai trong công nghệ thu hoạch khoai bằng cơ giới. Máy có cấu tạo như hình 3.1.
Cấu tạo của máy gồm hai bộ phận chính là:
- Bộ phận đào: Gồm lưỡi đào (17) hình mũi tên phẳng với góc dỗng là 2 được lắp phía trước bộ phận dũ với góc đặt lưỡi là .
- Bộ phận dũ khoai: Khi lưỡi đào đi vào trong luống khoai sẽ phá vỡ kết cấu và làm tơi đất với khoai trong luống. Hỗn hợp đất – khoai di chuyển trên bề mặt của lưỡi vào bộ phận dũ. Nhờ cào sẽ lùa hỗn hợp khoai - đất vào bộ phận dũ gồm các phím đặt song song và cách nhau một khoảng khơng đổi. Khi làm việc các phím rung động nhờ cam đặt lệch tâm tạo lực động để tách đất với khoai. Các hạt đất có kích thước nhỏ hơn khe hở hai phím kề liền nhau sẽ rơi tự do xuống mặt luống cịn khoai có kích thước lớn hơn khe hở đó nên nằm trên mặt phím và sẽ di chuyển cùng phím và bị hất ra phía sau.
Mơ men được truyền từ trục thu của máy kéo qua truyền lực các đăng và hộp gảm tốc bánh răng cơn (19) và các bộ truyền xích để dẫn động cho cào răng (1) lùa hỗn hợp đất – khoai, cam lệch tâm (12) và các phím (7) chuyển động.
33
`
Hình 3.1 – Cấu tạo máy thu hoạch khoai lang
1: Cào răng lùa khoai và đất; 2: Khâu điều khiển răng; 3: Xích dẫn động răng lùa;4: Đĩa xích dẫn động các cơ cấu; 5: Võ máy; 6: Ổ bi; 7: Phím dũ
khoai 8: Đĩa xích của sàng; 9: Đĩa xích dẫn động sàng;10, 11: Đĩa xích, xích dẫn động cam lệch tâm; 12: Can lệch tâm; 13: Xích đĩa xích dẫn động cam lệch tâm; 14: Bánh xe; 15: Đĩa xích; 16: Thanh thép; 17: Lưỡi đàokhoai
18: Gỗ; 19: Hộp giảm tốc; 20: Chân đỡ trước; 21: Trục dẫn động