a. Vị trí địa lý:
Là một phần của Đồng bằng sông Mêkông, diện tích 3,9 triệu ha và chiếm trọn vùng hạ lưu sông Mêkông gồm các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Anh Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
19
b. Địa hình:
Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành chủ yếu là phù sa mới của hệ thống sông Mêkông. Phía Đông và Bắc là các bậc thềm phù sa cổ có địa hình tương đối cao 4 – 5m. Phía Tây và Nam thấp dần thoải ra phía biển. Chỗ thấp nhất là Đồng Tháp Mười, độ cao 0,5m, trong khi địa hình núi phía Bắc Thất Sơn – An Giang và Tây Bắc Hà Tiên, Hòn Đất – Kiên Giang rất cao, cao nhất là đỉnh núi Cấm 780m. Nhìn chung, độ cao trung bình của Đồng bằng sông Cửu Long là 2m, tương đối bằng phẳng và chênh lệch về độ cao không đáng kể. Điều kiện đất đai bằng phẳng, màu mỡ, độ phì nhiêu cao và thời tiết khí hậu ôn hoà, lượng nước mặt và nước ngầm phong phú, là điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng hết sức phong phú bao gồm: Cây lương thực (lúa, ngô, khoai lang,…); cây thực phẩm bao gồm đủ các loại rau và cây ăn củ, quả, lá, thân; cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương, mía, dứa, dưa hấu, rau các loại v.v…và các loại cây ăn quả nhiệt đới như cam, quít, chôm chôm, xoài, dừa, măng cụt, sầu riêng, vú sữa v.v… Nhưng trong đó, cây lúa và cây hoa màu có diện tích trồng lớn nhất, năm 2009 diện tích cả năm 3,8ha và sản lượng 20,63 triệu tấn.
Hình 2.3:Nông dân tưới ruộng khoai lang từ mương dẫn nước
Hình 2.4: Nông dân đào mương dẫn nước bằng thủ công
20