3.1. Nghiên cứu lý thuyết về khả năng kéo, bám của máy kéo khi liên hợp với máy đào mương với máy đào mương
Khả năng kéo của máy kéo MTZ-50 là một chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng để xác định tải trọng cho máy. Khả năng kéo cho ta biết những điều kiện cụ thể về máy làm được những công việc gì? Với tải trọng là bao nhiêu? Với máy kéo MTZ-50 sử dụng động cơ diezel 4 kỳ 4 xylanh, công suất 55 mã lực, tiêu thụ nhiên liệu ở mức trung bình, có trục thu công suất và hệ thống treo thủy lực phía sau. Máy có kết cấu hợp lý, có khả năng kéo bám tốt và thích hợp với mọi loại đất: Ruộng khô, ruộng nước, đất vườn… Khi nghiên cứu ta xét sơ đồ trong trường hợp tổng quát khi máy làm việc như sau (hình 3.1)
Hình 3.1. Sơ đồ lực tác động lên máy kéo
R r Z1 Fk Pf 2 L a b Lm hw hg V Pm Mj1 Mf1 Pw Pf1 Pj α G G.sinα Mf2 Mj 2 Mk hm
22
Theo sơ đồ làm việc (Hình 3.1) ta có các lực tác dụng lên máy kéo MTZ-50 bao gồm:
- Trọng lượng G của máy kéo được chia làm hai thành phần Gsin và Gcos; - Lực quán tính Pj;
- Lực cản độ dốc Pi = Gsin;
- Lực cản lăn của đất tác dụng lên bánh xe Pf có phương song song với phương chuyển động;
- Lực cản không khí tác dụng lên đầu máy Pw;
- Lực kéo tiếp tuyến: Fk có phương song song với phương chuyển động; - Tổng phản lực pháp tuyến của mặt đất tác dụng lên bánh Z; Ta có phương trình cân bằng lực kéo như sau:
Fk = Pf Pj Pi Pw ± Pm (3.1) [23] Do địa hình đất nông nghiệp của ĐBSCL tương đối bằng phẳng nên khi máy chuyển động ổn định với vận tốc nhỏ do đó ta có thể bỏ qua lực cản không khí và lực cản quán tính, Khi đó:
Fk = Pf Pi [23] Như vậy để tính được khả năng kéo của máy kéo MTZ-50 ta sẽ tính toán các thành phần lực của phương trình trên.