Thành phần loài côn trùng thiên địch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại lâm viên sơn la​ (Trang 26 - 30)

Chúng tôi đã thống kê được 19 loài côn trùng thiên địch thuộc 07 họ, 4 bộ trên 05 loài cây bản địa (Chò chỉ, Giổi xanh, Lim xanh, Nghiến, Vù hương) tại Lâm viên Sơn La, kết quả được tổng hợp trong bảng 4.2 sau:

Bảng 4.2. Danh lục các loài côn trùng thiên địch (TĐ)

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Loại TĐ thu thập Pha

I MANTODEA BỘ BỌ NGỰA

H1 Mantidae Họ Bọ ngựa thường

1 Hierodula patellifera Serville Bọ ngựa bụng rộng Ăn thịt ● - +

2 Tenodera sinensis Saussure Bọ ngựa Trung Quốc Ăn thịt ● - +

H2 Hymenopodidae Họ Bọ ngựa chân bè

3 Creobroter gemmatus Bọ ngựa vằn Ăn thịt ● - +

II COLEOPTERA BỘ CÁNH CỨNG

H3 Carabidae Họ Hành trùng/Bọ chân chạy

4 Paederus fuscipes Bọ cánh cộc Ăn thịt - +

H4 Coccinellidae Họ Bọ rùa

5 Megalocaria dilatata Fabricius Bọ rùa vàng 12 chấm đen Ăn thịt +

6 Rodolia pumila Weise Bọ rùa đỏ Ăn thịt - 0 +

7 Scymnus frontalis Fabricius Bọ rùa đen 4 chấm vàng Ăn thịt - +

III HEMIPTERA BỘ CÁNH NỬA CỨNG

H5 Reduviidae Họ Bọ xít ăn sâu

8 Rhinocoris iracundus Bọ xít ăn sâu vằn đỏ Ăn thịt ● - +

9 Sycanus croceovittatus Dorn Bọ xít ăn SRT Ăn thịt ● - +

10 Zelus renardii Bọ xít ăn sâu nâu đỏ Ăn thịt +

IV HYMENOPTERA BỘ CÁNH MÀNG

H6 Formicidae Họ Kiến

11 Crematogaster travanconresis Forel Kiến cong bụng Ăn thịt +

12 Formica lomani Kiến đen Ăn thịt +

13 Formica rufa Kiến đỏ Ăn thịt +

14 Lasius sp. Kiến 2 màu Ăn thịt +

15 Oecophylla smaragdina Fabricius Kiến vống Ăn thịt +

16 Solenopsis sp. Kiến lửa Ăn thịt +

H7 Ichneumonidae Họ Ong cự phong

17 Gotra octocinentus Ashmead Ong vằn đen Ký sinh +

18 Pimpla luctuosa Smith Ong đen vằn vàng Ký sinh +

19 Xanthopimpla punctata Fabricius Ong vàng chấm đen nhỏ Ký sinh +

Bảng 4.3. Thành phần các loài, họ trong bộ côn trùng thiên địch STT Tên khoa học Tên Việt Nam Số họ % họ Số loài % loài

I Mantodea Bộ bọ ngựa 2 28,57 3 15,79

II Coleoptera Bộ cánh cứng 2 28,57 4 21,05

III Hemiptera Bộ cánh nửa cứng 1 14,29 3 15,79

IV Hymenoptera Bộ cánh màng 2 28,57 9 47,37 Tổng 7 100,0 19 100,0 28,57 28,57 14,29 28,57 15,79 21,05 15,79 47,37 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Mantodea Coleoptera Hemiptera Hymenoptera Bộ

%

% họ % loài

Hình 4.3: Tỷ lệ % số họ, loài côn trùng có ích của các bộ côn trùng

Qua bảng 4.2, 4.3 và Hình 4.3 cho ta thấy đứng đầu danh lục về số loài côn trùng thiên địch được phát hiện trên một số loài cây bản địa mới trồng tại Lâm viên Sơn La là bộ Cánh màng (Hymenoptera) chiếm 47,37% loài, bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) chỉ xuất hiện với 01 họ duy nhất, chiếm 15,79% loài, 14,29% họ. Bộ Bọ ngựa (Mantodea), bộ Cánh cứng (Coleoptera), bộ Cánh màng (Hymenoptera) đều xuất hiện 2 họ và chiếm 28,58% họ.

Dựa vào phương thức sống và đặc tính sinh vật học của mỗi loài, trong số 19 loài côn trùng thiên địch đã được phát hiện chúng tôi phân chúng thành

2 nhóm là côn trùng ăn thịt (16 loài chiếm 84,21%) và côn trùng ký sinh (03 loài chiếm 15,79%). Các loài côn trùng thiên địch được phát hiện hầu hết ở pha trưởng thành, ngoài ra một vài loài còn được phát hiện ở cả ba pha sinh trưởng (trứng, sâu non, sâu trưởng thành) như: Bọ ngựa bụng rộng, Bọ ngựa Trung Quốc, Bọ ngựa vằn, Bọ xít ăn sâu róm thông. Đối với Bọ rùa đỏ và Bọ rùa đen 4 chấm vàng không chỉ phát hiện được pha sâu non , pha trưởng thành mà còn phát hiện được cả pha nhộng.

Thiên địch là kẻ thù tự nhiên của sâu hại, để kiểm soát sâu hại bằng biện pháp sinh học, thay vì sử dụng hoá chất chẳng hạn như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Nói cách khác, đó là việc dùng côn trùng hữu ích để kiểm soát côn trùng gây hại. Giống như các biện pháp kiểm soát sâu hại khác, gia tăng số lượng côn trùng hữu ích có thể giúp giảm những loài không được mong muốn hay phòng ngừa các đợt dịch bệnh trước khi chúng lan rộng. Tuy nhiên, tác động tới môi trường của biện pháp kiểm soát sinh học ít hơn so với các phương pháp kiểm soát sâu hại khác do thiên địch không làm ô nhiễm đất hoặc nước, cũng không để lại dư lượng hoặc mùi vị. Ngoài ra, sâu hại không kháng lại thiên địch như chúng đã làm đối với thuốc trừ sâu.

Có bốn tác nhân được sử dụng trong kiểm soát sinh học. Đó là loài ăn thịt (bắt mồi), vật ký sinh, mầm bệnh và côn trùng ăn cỏ dại thì chúng tôi đã đề cập tới hai tác nhân chính là các loài ăn thịt và vật ký sinh.

Các loài ăn thịt bao gồm mọi sinh vật ăn các sinh vật khác, thường yếu hoặc chậm chạp hơn như: Bọ ngựa Trung Quốc, Bọ ngựa vằn, bọ xít ăn sâu, bọ rùa đỏ, các loài kiến … Các loài bắt côn trùng, có phạm vi vật chủ hẹp, được coi là hiệu quả nhất trong kiểm soát sâu hại cây trồng.

Vật ký sinh thường là các loài ong như: Ong vằn đen, ong vằn vàng, ong vàng chấm đen nhỏ. Chúng tiêu diệt sâu hại bằng cách đẻ trứng bên trong hoặc trên một vật chủ, chẳng hạn trứng, ấu trùng, nhộng hoặc con trưởng thành. Ngay khi trứng của chúng nở, con non sẽ tiêu diệt vật chủ bằng cách ăn

vật chủ đó. Vật ký sinh thường là thiên địch rất hiệu quả bởi vật ký sinh cái có thể sống ký sinh trên một lượng lớn sâu hại trong một thời gian tương đối ngắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại lâm viên sơn la​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)