Mô tả loài côn trùng chủ yếu đã phát hiện trong thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại lâm viên sơn la​ (Trang 52 - 67)

1) Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteria Mauser)

Thuộc họ Bọ hung (Scarabaeidae), bộ cánh cứng (Coleoptera)

- Hình thái

Sâu trưởng thành có thân dài từ 22 ÷ 24mm, chiều rộng ngang ngực từ 11 ÷ 13mm, bụng tròn to hơn ngực. Toàn thân màu nâu sẫm hoặc màu nâu nhạt.

Râu đầu hình đầu gối lá lợp có 11 đốt. Miệng gặm nhai phát triển. Mặt bụng của đốt ngực giữa và đốt ngực sau có nhiều lông màu trắng xám. Cánh cứng không phủ hết bụng, trên cánh cứng có 4 đường vân nổi rõ. Đốt chày chân trước bè rộng, mép ngoài có 3 gai, mép trong có 1 cựa. Đốt chày chân giữa và chân sau có 1 gai ở giữa. Bụng nhìn mặt bụng có 8 đốt.

Trứng dài khoảng 1,5mm màu trắng xám

Sâu non có 3 tuổi, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển sang màu trắng xám, các đốt cuối thân màu đen. Thân thể cong hình chữ C có 3 đôi chân ngực phát triển. Mảnh bụng của đốt thứ 10 có nhiều lông cứng và đặc biệt có vòng lông nằm ngang hình trăng khuyết.

Nhộng trần dài từ 23 ÷ 25mm, màu nâu vàng. Mặt lưng của nhộngcó một ngấn dọc màu nhạt hơn, phía cuối bụng có gai hình sao.

-Tập tính sinh hoạt

Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo dài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục. Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non.

2) Bọ nẹt nâu (Darna trima)

Thuộc họ Ngài gai (Limacodidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera)

- Hình thái

Sâu non lúc nghỉ dài 9mm, nhìn từ trên xuống trên lưng có màu đen xám . Đầu và ngực hai bên có 8 đôi u gai màu nâu đen, ở gần cuối bụng (đốt 5) hai bên cũng có một đôi u gai màu nâu đen. Dọc trên 3 đốt ngực còn có 3 đôi u to hơn các u ở đốt ngực sau. Hai bên thân màu trâng xám và nhìn rõ 6 đôi gai lông trắng, hai đôi ở cuối bụng dài hơn cả.

Nhộng dài 8mm, màu nâu, hình cầu, nhộng nằm trong kém mỏng.

Sâu trưởng thành: Thân dài 10 – 12mm màu xám đen râu hình sợi chỉ kéo dài ½ thân. Mặt trên của hai cánh trướcmàu nâu đen. Song song với mép ngoài có một dải màu đen rộng 1,5mm. Mép ngoài cánh có lông hình tua cờ màu đen nhạt. Đặc biệt râu môi dưới rất phát triển đốt thứ 3 có nhiều lông màu nâu đen nhô ra phía trước đầu.

- Tập tính sinh hoạt

Sâu non ăn lá rất mạnh, chúng ăn từ mép lá vào, sâu non thường nằm mặt sau lá. Khi vũ hoá thường cắt kén thành đường ngang.

3) Bọ nẹt xanh (Parasa consonia)

Thuộc họ Ngài gai (Limacodidae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera)

- Hình thái

Sâu trưởng thành: Con cái có thân dài từ 14 – 18mm, con đực dài từ 10 – 13mm. Toàn thân màu xanh vàng, râu đầu hình răng lược, cánh trước màu xanh, gốc cánh màu nâu vàng nhưng dải gân ở mép của cánh màu nâu xám, cánh sau màu nâu vàng.

Trứng: Hình bầu dục, lứa mới đẻ màu hơi vàng, khi sắp nở màu sẫm hơn. Sâu non: Thành thục dài từ 22 – 26 mm, phía lưng màu xanh vàng, phía bụng màu xám trong, hai bên sườn có 10 đôi u gai, đặc biệt đôi thứ 3 kể từ đầu

xuống to nhất màu đỏ, hai bên thân có 9 đôi u gai, 2 đôi cuối cùng màu đen, trên các u gai có nhiều lông ngứa.

Nhộng: Hình chuỳ lúc đầu màu trắng xám, khi sắp vũ hoá màu nâu vàng. Kén: Hình trứng mặt dưới hơi lõm, kích thước dài từ 22 – 25mm, màu nâu sẫm.

- Tập tính sinh hoạt

Loài này một năm có 2 – 3 thế hệ, thời gian của mỗi thế hệ như sau: Thế hệ 1 xuất hiện vào tháng 4, tháng 5.

Thế hệ 2 xuất hiện vào tháng 7, tháng 8 và lá thế hệ phá hại mạnh nhất. Thế hệ 3 xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.

Sâu trưởng thành đẻ trứng ở mặt dưới lá, mỗi lá có từ 30 – 80 trứng xếp thành hình vẩy cá.

Sâu non mới nở quay lại ăn vỏ trứng rồi mới ăn lá. Lúc đầu sâu non sống tập trung và chỉ gặm phần biểu bì phía dưới lá, sau đó ăn thủng lá. Đến tuổi 5, tuổi 6 trở đi sống phân tán và ăn hết lá. Sâu non có 8 – 9 tuổi phá hại mạnh vào tháng 7, sâu non làm kén ở gốc cây gần mặt đất hoặc ở phía gốc các tầng cành trên cao nên dễ phát hiện.

4) Bọ xít dài (Leptocorisa varicornis F.)

Thuộc họ bọ xít mép (Coreidae), bộ cánh nửa cứng (Hemiptera)

- Hình thái

- Sâu trưởng thành thân thể dài từ 15 – 18mm, chỗ rộng nhất của thân từ 2 – 2,6mm, toàn thân màu xanh vàng, đầu hình tam giác, có hai mắt kép tròn màu nâu đỏ, các đốt khác phía trong trắng, nửa ngoài đỏ, miệng trích hút. Mảnh lưng ngực trước hình thang, mảnh thuẫn hình tam giác màu xanh ngà, cánh trên phần màng màu nâu vàng.có ba đôi chân dài, mảnh, các đốt đùi màu xanh, các đốt chày màu nâu đỏ.

- Sâu non toàn thân có màu xanh lá mạ, các đốt chày của thân có màu nâu đỏ, bụng phình ra ở giữa và hẹp về hai phía. Đốt thứ 4 và thứ 5 trên lưng có hai tuyến hôi màu nâu vàng.

- Trứng dài 1,5mm, rộng 1mm, màu nâu sẫm, đẻ thành hàng trên lá, khoảng 12–14 trứng.

- Tập tính sinh hoạt

- Bọ xít dài là loài đa thực, xuất hiện khá đều trong năm, một năm có một vòng đời, thời gian trứng kéo dài 9-10 ngày. Sâu non mới nở tập trung 4-5 con/cành, khi thấy động chúng tản nhanh ra. Sâu trưởng thành có tính xu quang yếu, bọ xít dài chủ yêu phá hại trên cây họ hoà thảo.

5) Bọ xít xanh (Nezera viridula L.)

Thuộc họ Bọ xít năm cạnh (Pentatomidae), bộ cánh nửa cứng (Hemiptera)

- Hình thái

+ Sâu trưởng thành thân thể dài 10 – 15mm, rộng 9- 12mm, toàn thân có màu xanh lá mạ. Đốt bàn chân màu nâu đen, mắt kép to màu nâu đen, có hai mắt đơn ở đỉnh đầu. Râu đầu hình sợi chỉ có 5 đốt, hai đốt cuối màu vàng nhạt, miệng chích hút và có đốt.

+ Mảnh lưng ngực trước dẹt có hình lục giác dài sang hai bên. Dưới mép sau của mảnh lưng ngực trước có 3 chấm trắng. Mảnh thuẫn hình tam giác kéo dài hơn 2/3 chiều dài thân.

+ Cánh trên phủ hết chiều dài bụng nhưng để lại hai bên rìa bụng từ trên xuống nhìn rõ 4 đốt.

- Tập tính sinh hoạt

Bọ xít xanh là loài đa thực, phá hại chủ yếu loài cây hoà thảo, một năm có một vòng đời, xu quang yếu.

6) Châu chấu lúa (Oxya chinensis Thunberg)

Thuộc họ châu chấu (Acrididae), bộ cánh thẳng (Orthoptera)

- Hình thái

Sâu trưởng thành thân thể dài 38-45mm, miệng gặm nhai, mắt kép, râu đầu hình sợi chỉ có 21 đốt. Mảnh lưng của phần ngực có một vết gờ chạy dọc. Cánh màu xám có nhiều chấm đen, khi không bay cánh chập lại thành một vạt dài trên lưng. Có 3 đôi chân, chân sau là chân nhảy, đùi to khoẻ, có gai ở đốt chày, có 2 đôi cánh.

- Tập tính sinh hoạt

Châu chấu là loài đa thực. Một năm có 2 vòng đời, thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn. Giai đoạn phá hại chủ yếu là giai đoạn sâu non, giai đoạn trưởng thành ăn bỏ sung.

7) Dế dũi (Gryllotalpa orientalis)

Thuộc họ dế dũi (Gryllotalpidae), bộ cánh thẳng (Orthoptera)

- Hình thái

+ Sâu trưởng thành có thân dài 30 – 40mm, màu nâu sẫm hay màu nâu vàng nhạt. Đầu hình tam giác có hai mắt đơn ở đỉnh đầu. Chân trước có dạng đào bới, bàn chân có 3 đốt.

+ Râu đầu hình sợi chỉ ngắn hơn thân, mảnh lưng ngực trước hình cái nơm.

+ Cánh ngắn không phủ hết các đốt bụng.

+ Sâu non mới nở có màu trắng sữa sau chuyển dần sang màu nâu vàng, đến tuồi 4, tuổi 5 mầm cánh xuất hiện.

+ Trứng dài khoảng 2mm rộng 1,2mm, mới đẻ có màu tráng nhạt, khi sắp nở có màu nâu xám.

- Tập tính sinh hoạt

+ Dế dũi phá hại từ tháng 4 đến tháng 10 mạnh nhất là tháng 5, tháng 6, ban ngày ẩn nấp dưới đất, trú ở các đống cỏ khô, lớp thảm mục.

+ Dế con và dế trưởng thành ban đêm thường cày những đường hầm ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ, cắt đứt rễ cây làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

8) Dế mèn nâu lớn (Brachytrupes portentosus L.)

Thuộc họ dế mèn (Gryllidae), bộ cánh thẳng (Orthoptera)

- Hình thái

+ Sâu trưởng thành có thân dài 40 – 50mm, rộng 13mm, màu nâu sẫm. Đầu và mảnh lưng ngực trước phát triển to rộng hơn thân. Có hai mắt đơn nằm trên ngấn trán.

+ Râu đầu hình sợi chỉ dài bằng thân.

+ Cánh trên con đực có nếp nhăn, cánh phủ hết bụng.

+ Sâu non có 5 tuổi, lúc mới nở màu trắng xám, đến tuổi 4, tuổi 5 biến thành màu nâu nhạt.

+ Trứng hình quả bí dao dài khoảng 4,5mm.

- Tập tính sinh hoạt

+ Dế mèn nâu lớn là loài đa thực, phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Sâu trưởng thành giao phối vào tháng 10.

+ Sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 3 thường sống tập chung cùng một hang, khi lớn mỗi con đào một hang dài từ 0,5 – 1m, trên miệng hang có nhiều đất vụn.

+ Ban ngày dế mèn nâu lớn nằm ở trong hang, ban đêm chúng ra khỏi hang cắn hại cây con. Thời kỳ giao phối dế đực và dế cái ở chung một hang.

9) Mối đất barney (Macrotermes barneyi)

- Mối là nhóm côn trùng sống có tính chất xã hội, đa hình thái, có tổ chức phân hoá chức năng cao.

- Mối phân bố rộng, đa số các loài có hại. Một số làm tổ dưới đất, một số trong gỗ, chúng phá hại nhiều cong trình thủy lợi, giao thông, các vật liệu đồ gia dụng làm bằng gỗ, tre, nứa.

- Hình thái

Trong xã hội có nhiều cá thể hình dạng khác nhau, mỗi loài đảm bảo một chức năng khác nhau.

Mối chúa

- Có hình dạng hoàn toàn không cân xứng, bụng màu trắng đục, dài 30mm, rộng 7mm, có 8 đốt, đốt cuối phát triển thành cơ quan sinh dục, trên lưng có 8 vằn màu nâu sẫm hơi cong về phía ngực, mặt dưới bụng có 6 vằn giống như trên lưng.

- Ngực dài 5mm, chia 3 đốt, 2 đốt sau hình bán nguyệt xếp lồng lên nhau. Đốt đầu nhỏ hơn hình bán nguyệt xếp ngược.

- Đầu hình tròn, mắt kép màu đen, râu đầu hình chuỗi hạt có 17 đốt. Chân có nhiều lông.

- Mối chúa di chuyển nặng nề, ít di động, nhieemj vụ là đẻ trứng, được mối thợ chăm sóc rất cẩn thận.

Mối vua

Có màu nâu sẫm, mặt bụng nhạt hơn, dài 10mm, rộng 3mm. Nhìn chung hình dạng vẫn giữ nguyên hình thái mối cánh đực ban đầu, dui chỉ có bộ má phát triển bè rộng hơn. Mối vua sống trong cung, di chuyển nhanh và cũng được mối thợ chăm sóc.

Mối lính

Mối lính trưởng thành có màu nâu sẫm, nâu đỏ. Cơ thể không cân đối, đầu to dài hơn nhiều so với thân thể. Đầu màu nâu đỏ, có 2 càng to khoẻ màu đen hơi cong. Mối lính xó nhiệm vụ bảo vệ hoàng cung, bảo vệ mối thợ đi kiếm ăn. Khi ra trận trông chúng rất hung dữ, khi cắn chúng dùng hai càng xiết lại.

Mối thợ

- Cơ thể khoẻ hơn nhiều so với mối lính (2-3 lần), đầu gần tròn giống mối vua, mối chúa. Mối thợ trưởng thành có thể dài 3,4mm, rộng 1,5-2mm. Bụng gần tròn màu nâu xám, đầu sẫm hơn bụng.

- Mối thợ làm việc rất chăm chỉ: xây tổ, đắp đường mui, vận chuyển nước, thức ăn. Chăm sóc mối vua, mối chúa, mối lính, mối non, tha trứng của mối chúa sang phòng ấp trứng để ấp, làm vườn cây nấm cho mối non chơi. Trao đổi thông tin liên lạc giữa các cá thể trong tổ, điều tiết khí hậu trong tổ…

Mối non

Mối con lúc mới nở được mối thợ chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo. Mối non thường có màu trắng sữa, miệng hướng xuống đất, đầu to hơn ngực. Lúc mới nở tương đối giống nhau. Qua nhiều lần lột xác chúng biến đổi dần hình thái để trở thành các dạng mối trưởng thành khác nhau: Mối giống, mối thợ, mối lính…

Trứng

Tuỳ theo từng loài mối mà trứng của mối có hình dạng và kích thước khác nhau. Có loài trứng hình đế giầy, có loài trứng có hình trụ hơi cong … nói chung trứng có chiều dài từ 0,4-2mm, có màu trắng sữa.

- Hình thái

Chiều dài thân của con sâu trưởng thành cái từ 20-24mm, cánh trước dài khoảng 30mm. Khích thước con đực nhỏ hơn con cái. Màu sắc: Toàn thân mầu trắng nhờ có lẫn các lông đen, cuối thân có một túm lông mầu vàng xám dài.

Đầu nhỏ, mắt khép mầu lâu đen hình tròn, dâu đầu của con cái hình sợi chỉ, râu đầu của con đực hình răng lược.

Cánh trước có góc đỉnh khá nhọn, ở gần mép ngoài có một đám lông mầu đậm hơn nền cánh. Gần gốc và mép ngoài của 2 cánh con đực có hai đường vân mầu nâu sẫm nằm ngang cánh, ở con cái các đường vân này mờ hơn. Mép ngoài ở hai cánh có lông hình tua cờ màu vàng xám. Mặt dưới ở cánh đều trắng sáng có lẫn các đốm đen.

Trứng màu xanh lơ hay màu vàng nhạt, khi sắp nở biến thành màu đen. Trứng được đẻ thành các khối dài, trên có phủ một lớp lông vàng xám, chiểu dài của khối chính từ 15-20mm.

Sâu non lúc mới nở mầu nâu nhạt, sang tuổi 2 biến thành mầu xanh. Đến tuổi thành thục thì tuỳ theo hoàn cảnh thì mầu sắc của sâu có thể khác nhau: Màu nâu sẫm, màu nâu xanh, màu xanh xám hay màu xanh nhạt.

Sâu non ở tuổi thành thục dài tới 70 mm, đầu cứng có nhiều chấm lõm mầu nâu. Trên mảnh lưng ngực trước có vằn cứng nằm ngang, Trên lưng của đốt bụng thứ 8 có mảnh đen to. Trên thân có nhiều vết dạn ngang. Sâu non có 3 đôi chân ngực và 2 đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và thứ 10.

Nhộng cái dài 26mm, nhộng đực dài 22 mm mầu đen. Ở hai bên đầu của nhộng có hai gai nhỏ, phía cuối bụng có một gai hình lưỡi mác và 2 bên đốt bụng có 2 gai nhỏ.

- Tập tính sinh hoạt

Sâu trưởng thành vũ hoá cuối tháng 1 đầu tháng 2 và cuối tháng 6 hàng năm. Trong ngày nó thường vũ hoá nhiều từ 6h chiều đến 10h đêm. Sau khi vũ hoá không lâu, sâu trưởng thành bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Trứng được đẻ nhiều trong các khe nứt của vỏ cây hoặc mặt dưới lá gần gốc cây. Trên mỗi khối trứng có phủ lớp lông màu vàng xám do lông ở cuối bụng rộng ra. Chiều dài của mỗi khối trứng dài từ 15mm – 20mm . Thời gian đẻ trứng của sâu trưởng thành từ 1 -2 ngày. Mỗi con cái đẻ trung bình 1500 trứng.

Sâu trưởng thành có tính xu quang mạnh, ban ngày thường đậu ở các cây bụi quanh gốc lim.

Sâu non mới nở chỉ gặm ở mép lá sau đó dần dần mới ăn hết lá. Khi ăn hết thường nhả tơ để di chuyển nhờ gió. Sâu non thành thục bò thei thân cây xuống gốc nghỉ để chuẩn bị vào nhộng.

Nhộng cư trú ở dưới đất cách gốc cây bị hại khoảng nửa mét và sâu độ 3cm.

Sâu đo ăn lá Lim 1 năm có 2 vòng đời và qua đông ở giai đoạn nhộng. Sâu non ăn hại mạnh vào tháng 3 – 4 tháng 7 – 8.

11) Sâu kèn nhỏ (Acanthopsyche sp)

Thuộc họ Ngài kèn (Psychidae), bộ cánh vẩy/cánh phấn (Lepidoptera)

- Hình thái

Ngài trưởng thành: Ngài đực có thân dài từ 4 – 5mm, sải cánh dài từ 11 – 13mm, thân màu nâu sẫm có phủ một lớp lông trắng. Râu đầu hình lông chim. Cánh có màu nâu sẫm có phủ một lớp lông trắng, cánh sau màu trắng xám. Ngài cái không có cánh dài từ 6 – 8mm, đầu nhỏ màu cà phê. Ngực, bụng màu trắng vàng, bụng uốn cong. Ngài cái nằm trong kén.

Sâu non: Dài từ 6 – 9mm, trên lưng các đốt ngực và đầu có màu nâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động của các loài côn trùng trên một số loài cây bản địa mới trồng tại lâm viên sơn la​ (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)