Theo kết quả điều tra khu vực nghiên cứu có 19 loài côn trùng thiên địch đã được phát hiện, trong đó có 16 loài côn trùng ăn thịt và 03 loài côn trùng trùng ký sinh, chúng đều là các loài rất có ý nghĩa. Để quản lý các loài côn trùng thiên địch cần chú ý các điểm chung sau đây:
- Người quản lý cần có các biện pháp hợp lý để tạo điều kiện cho thiên địch có mặt đúng nơi, đúng lúc với một số lượng đủ lớn.
- Việc sử dụng côn trùng thiên địch chỉ có thể thành công khi có đủ các hiểu biết về đặc điểm sinh học của thiên địch, ký chủ hoặc con mồi và có các điều kiện về kinh tế xã hội phù hợp.
- Làm tốt công tác bảo vệ thiên địch: Nhiều loài côn trùng ký sinh thuộc nhóm Ong có kích thước rất nhỏ nên việc nhận biết chúng thường rất khó khăn đặc biêt là đối với những người không chuyên môn, vì thế hình thức tuyên truyền bằng tranh ảnh, tờ rơi là biện pháp thích hợp để động viên nhiều người tham gia vào công tác bảo vệ côn trùng thiên địch. Đa số các loài côn trùng ký sinh trước khi đẻ trứng thường ăn bổ sung với thức ăn là mật hoa hay mật rệp. Vì vậy để tăng khả năng ký sinh của chúng cần có các biện pháp bảo vệ cây bụi, thảm tươi nhất là đối với các loài cây có nhiều hoa nở vào dịp xuất hiện pha trưởng thành của ký sinh hoặc có thể trồng xen cây có mật hoa mà ký sinh ưa thích hoặc có thể phun nước đường vào trong rừng khi thấy cần thiết phải tập trung ký sinh. Để bảo vệ nơi ở của thiên địch cần ngăn cấm chặt phá các loài cây bụi, đặc biệt là các loài cây có nhiều mật, bảo vệ lớp thảm mục là nơi cư trú phát triển của nhiều loài rùa ký sinh. Trong quá trình tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hoá học cần tránh phun thuốc lên nơi ưa thích của ký sinh là cây bụi, thảm mục...Chỉ phun thuốc trừ sâu vào nơi thực sự có
sâu hại tập trung với mật độ lớn. Trong một khu vực có dịch sâu hại không nhất thiết phải xử lý triệt để toàn bộ diện tích có sâu hại bằng thuốc trừ sâu, cần chọ ra một dải rừng thích hợp không sử dụng thuốc để ký sinh có nơi an toàn cho sự phát sinh, phát triển của chúng.
- Áp dụng biện pháp “Tập trung thiên địch”