Số mẫu phân tích vật rơi rụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 29)

Lá + hoa quả mẫu 45

Cành mẫu 45

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Định Hố tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn có tổng diện tích tự nhiên 52.272,23 ha và có ranh giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp 2 huyện là Chợ Đồn, Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn. - Phía Nam giáp huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Đơng giáp huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên.

- Phía Tây giáp 2 huyện là Yên Sơn, Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.

Vị trí của huyện tương đối thuận lợi cho các hoạt động đi lại, thông thương với các huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh lân cận như Tuyên Quang, Bắc Kạn.

3.1.2. Địa hình, địa thế

- Tiểu vùng núi trung bình và núi thấp: Phân bố phía Bắc và phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang, thuộc địa phận các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Bảo Linh, Thanh Định, Điềm Mặc, Phú Đình và Bình Thành. Địa hình chia cắt phức tạp với các đỉnh cao từ 500 - 800 m, độ dốc lớn trên 250. Cao nhất có đỉnh núi Bóng 851m (giáp với huyện Đại Từ). Khu vực này tập trung nhiều rừng phòng hộ.

- Tiểu vùng núi đá: Phân bố ở trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam, độ cao phổ biến từ 300 - 700 m, thấp dần từ Bắc xuống Nam từ xã Linh Thông qua Lam Vĩ, Quy Kỳ, Kim Phượng tới thị trấn chợ Chu. Địa hình cực kỳ hiểm trở, nhưng cũng rất hùng vĩ.

- Tiểu vùng đồi cao: Phân bố phía Đơng giáp huyện Phú Lương, độ cao trung bình từ 200 - 300 m, độ dốc khá lớn 20 - 250, thuộc địa bàn các xã Lam Vĩ, Tân Thịnh, Tân Dương. Vùng thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây gỗ lớn, kết hợp trồng rừng nguyên liệu.

- Tiểu vùng đồi thấp và thung lũng: Phân bố hầu hết ở các xã. Kiểu địa hình là đồi bát úp xen kẽ với các thung lũng. Vùng này thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây ăn quả, công nghiệp và trồng rừng nguyên liệu.

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu

Huyện Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hưởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa: Mùa mưa kéo từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Lượng mưa trung bình năm 1.750 mm, năm cao nhất tới 2.450 mm, năm thấp nhất 1.250 mm. Lượng mưa phân bố không đều; từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất lên tới 300 mm; từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 16%.

* Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ bình quân năm 22,50C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 14,60 C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7) là 42,60C. Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng là 7,60C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 8 đến 100C.

- Số giờ nắng trung bình năm 1.560 giờ/năm, năm cao nhất 1750 giờ, năm thấp nhất 1.470 giờ.

* Chế độ ẩm

- Lượng bốc hơi bình quân 885 mm/năm, bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi thường xảy ra vào tháng 12, tháng 1 gây nên tình trạng khơ hạn nghiêm trọng ảnh hưởng cây trồng vụ đông xuân.

- Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 82%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 75 - 86%. Độ ẩm khơng khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Mùa khơ mặc dù ít mưa nhưng có sương mù nên độ ẩm khơng khí cao.

- Vào tháng 12 và tháng 1 thường xuất hiện sương muối, đây là điều kiện bất lợi cho cây trồng.

3.1.3.2. Thủy văn

Định Hóa là đầu nguồn của sông Công, sông Chu, là các chi lưu của hệ thống sông Cầu. Lũ thường xuất hiện vào tháng 7 - tháng 8 và xuất hiện đột ngột. Lưu lượng nước trên sơng Cầu tại trạm thác Riềng trung bình 16,1m3/s, lưu lượng cực đại 319 m3/s, lưu lượng cực tiểu 2,3 m3/s. Lưu lượng nước chênh lệch giữa các mùa khá lớn, do hiện nay diện tích rừng bị suy giảm mạnh, kéo theo những tác động như hạn hạn, lũ lụt thường xuyên xẩy ra, đe dọa tới cuộc sống của người dân trong vùng.

3.1.4. Thổ nhưỡng

Huyện Định Hóa có 7 nhóm dạng đất chính với các đặc trưng và tính chất cơ bản sau:

- Nhóm dạng đất núi thấp (N3), dốc 250 tầng mỏng đá trung bình, đất Feralit phát triển trên đá Macma axit, bao gồm một số dạng đất N3Vfa, N3IVFa với diện tích 8.148,0 ha, chiếm 15,6% diện tích tự nhiên. Nhóm dạng đất này phân bố trên độ cao 300 - 700 m thuộc sườn dãy phía Tây huyện Định Hóa - phần giáp Tuyên Quang, có địa thế khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn.

- Nhóm đất đồi núi dốc thấp < 250, tầng mỏng đến trung bình, đất Feralit phát triển trên nhóm đá (Fr). Bao gồm các nhóm dạng lập địa N3NFk, Đ1IIIFk, Đ1IIFFk,... với diện tích 4.875, 0 chiếm 9,3% diện tích tự nhiên. Nhóm dạng đất này phân bố vùng đồi núi có độ cao 200 - 700 m thuộc sườn phía Đơng và Đơng Bắc huyện Định Hóa, phần tiếp giáp với huyện chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

- Nhóm đất đồi có độ dốc 15 - 250, tầng dày đất trung bình từ sườn dưới đến đỉnh. Loại đất Feralít phát triển trên nhóm đá sét (Fs). Nhóm đất này gồm một số nhóm đất chính như sau: Đ1IVFs, Đ1IIIFs, Đ2IIFs,... với diện tích 8.209,5 ha, chiếm 15,7% diện tích tự nhiên, phân bố vùng có độ cao 100 - 300 m, thuộc các xã nằm phía Nam và phía Đơng Nam, phần trong giáp huyện Phú Lương. Bao gồm xã Phượng Tiến, Phú Tiến, Trung Hội, Trung Lương, Bộc Nhiêu,...

- Nhóm đất đồi có độ dốc > 150, độ dày tầng đất dày đến trung bình, loại đất Feralit phát triển trên nhóm đá Macma axít (Fa). Nhóm đất này phân bố tập trung tại các xã phía Tây và Tây Nam huyện, bao gồm một số dạng đất: Đ1IVFa, Đ1IIIFa, Đ1IIFa, Đ2IIFa, Đ3IIFa,... thuộc các xã Quy Kỳ, Kim Sơn, Bảo Linh, Bảo Cường, Đơng Thịnh,... với diện tích 29.108, 3 ha chiếm 55,7% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất đồi có tầng đất mỏng, độ dốc >250, đất Feralít phát triển trên nhóm đá cát (Fq), phân bố chủ yếu ở vùng đồi cao (Đ1) thuộc sườn giữa các dãy núi cao phía Tây Nam giáp tỉnh Tun Quang, địa hình địa thế khá phức tạp, độ chia cắt lớn. Mùa mưa dễ gây lũ quét, thực bì chủ yếu là rừng tái sinh hoặc đất trống IB, Ic (đối tượng khoanh ni, bảo vệ rừng). Nhóm đất này chiếm tỷ lệ khơng nhiều trong tồn vùng, với diện tích 455,0 ha.

- Nhóm đất thung lũng, đất Feralit phát triển trên các sản phẩm dốc tụ, là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, bao gồm đất màu và đất trồng lúa nước, với diện tích 6.232, 3 ha chiếm 11,9 ha.

- Nhóm địa hình Kastơ - núi đá vơi: Nhóm này có diện tích 2.479,89 ha, chiếm 4,74 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu vùng trung tâm huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)