KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 73)

- Trám trắng: lượng CO2 hấp thụ trong thân chiếm 65,8 4 70,35%, trong rễ

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

* Sinh khối tầng cây cao

- Giá trị sinh khối tươi và khô của các cây tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu tăng dần theo cấp đường kính. Bình qn sinh khối tươi tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu là 89,48 tấn/ha; biến động từ 81,85 – 106,43 tấn/ha. Bình qn sinh khối khơ tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu là 49,80 tấn/ha; biến động từ 45,07 – 60,27 tấn/ha.

- Cấu trúc sinh khối cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần: Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng tập trung chủ yếu ở phần thân cây (sinh khối tươi chiếm 64,74 - 68,02%, sinh khối khô chiếm 65,54 - 68,42%); tiếp đến là rễ cây (sinh khối tươi chiếm 14,69 - 16,99 %, sinh khối khô chiếm 14,72 - 15,91%), cành (sinh khối tươi chiếm 11,23 - 14,01%, sinh khối khô 11,79 - 14,33%), lá chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (sinh khối tươi 4,28 - 6,46%, sinh khối khô 3,82 - 7,48%).

Cùng với sự tăng lên của cấp đường kính, tỷ lệ phần trăm sinh khối tươi của thân cây cá thể cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ giữa sinh khối tươi trên mặt đất với dưới mặt đất giảm dần.

* Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng

- Sinh khối tầng cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu dao động mạnh, từ 5,09 - 10,93 tấn/ha, đạt trung bình là 7,65 tấn/ha, sinh khối khơ từ 3 – 7,03 tấn/ha, đạt trung bình là 4,29 tấn/ha. Sinh khối khơ tập trung nhiều ở thân + cành cây bụi (38,92%); rễ cây bụi (25,20%); thảm tươi (cỏ) 22,41%; lá cây bụi (13,47%).

- Sinh khối vật rơi rụng dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu khơng có sự dao động lớn: Sinh khối tươi đạt từ 6,9 - 9,62 tấn/ha (trung bình đạt 8,35 tấn/ha); sinh khối khơ từ 5,18 - 8,28 tấn/ha (trung bình đạt 6,55 tấn/ha). Sinh khối vật rơi rụng tập trung chủ yếu ở phần lá rơi rụng (sinh khối tươi chiếm 57,82%, sinh khối khô chiếm 56,89%), cành rơi rụng (sinh khối tươi chiếm 42,18%, khô chiếm 43,11%).

* Tổng sinh khối toàn lâm phần

Tổng sinh khối tươi toàn lâm phần trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu đạt 97,39 – 120,91 tấn/ha (trung bình đạt 105,48 tấn/ha). Sinh khối tươi chủ yếu tập trung vào tầng cây gỗ (84,8%); vật rơi rụng chiếm 7,9%; cây bụi, thảm tươi chiếm 7,3%.

Tổng sinh khối khơ tồn lâm phần đạt 56,47 - 69,11 tấn/ha (bình quân 62,11 tấn/ha), chủ yếu tập trung vào tầng cây gỗ (82,6%); cây bụi, thảm tươi chiếm 6,9%; vật rơi rụng chiếm 10,6%.

* Lượng CO2 hấp thụ trong tầng cây cao

- Lượng CO2 hấp thụ trong các cây tiêu chuẩn tại khu vực nghiên cứu tăng dần theo cấp đường kính. Bình qn đạt được là 93,85 tấn/ha; biến động từ 78,66 – 110,49 tấn/ha.

- Cấu trúc lượng CO2 hấp thụ cây cá thể của 5 loài cây ưu thế trong lâm phần: Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng tập trung chủ yếu ở phần thân cây (65,54 - 68,42%); tiếp đến là rễ cây (14,72 - 15,91%), cành (11,79 - 14,33%), lá chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (3,82 - 7,48%).

Cùng với sự tăng lên của cấp đường kính, tỷ lệ phần trăm lượng CO2 hấp thụ trong thân cây cá thể cũng tăng lên, đồng thời tỷ lệ giữa lượng CO2 trên mặt đất với dưới mặt đất giảm dần.

* Lượng CO2 hấp thụ trong cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng

- Lượng CO2 hấp thụ trong cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu khơng có sự dao động lớn: sinh khối tươi tầng cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu dao động mạnh, từ 5,4 - 12,88 tấn/ha, đạt trung bình là 7,83 tấn/ha. Lượng CO2 tập trung nhiều ở thân + cành cây bụi (37,6%); rễ cây bụi (25,7%); thảm tươi (cỏ) 22,6%; lá cây bụi (14,1%).

- Lượng CO2 tích lũy trong vật rơi rụng dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu khơng có sự dao động lớn: đạt từ 10,55 – 18,19 tấn/ha (trung bình đạt 14,31 tấn/ha). Lượng CO2 tích lũy trong vật rơi rụng tập trung chủ yếu ở phần lá rơi rụng (52,5%), sau đó là cành rơi rụng (47,5%).

* Tổng lượng CO2 hấp thụ trong toàn lâm phần

Tổng lượng CO2 hấp thụ trong 1ha rừng tự nhiên IIB dao động khá lớn trong khoảng 103,52 – 126,69 tấn, trung bình đạt 113,68 tấn/ha. Lượng CO2 hấp thụ rừng tự nhiên IIB chủ yếu tập trung trong tầng cây gỗ: chiếm trung bình 82,6%, tiếp theo là lượng CO2 hấp thụ tích lũy trong vật rơi rụng chiếm 10,6% và lượng CO2 hấp thụ

trong tầng cây bụi, thảm tươi chiếm 6,9%. Tổng lượng CO2 hấp thụ trong 1ha rừng tự nhiên IIB dao động khá lớn trong khoảng 103,52 – 126,69 tấn

* Mối quan hệ giữ sinh khối khô và lượng CO2 hấp thụ với các nhân tố điều tra

Luận văn đã xác định được 35 phương trình tương quan giữa sinh khối và lượng CO2 hấp thụ (cây cá thể của 5 loài ưu thế trong lâm phần; tầng cây cao; cây bụi thảm tươi; vật rơi rụng và toàn lâm phần) với các nhân tố điều tra. Các phương trình đã được kiểm tra độ tin cậy thông qua sự tồn tại của hệ số tương quan, hệ số xác định, sai tiêu chuẩn hồi quy, các tham số.

* Đề xuất một số ứng dụng trong xác định sinh khối trạng thái rừng IIB

Trên cơ sở lập được các phương trình tương quan lập được, đề tài đã đề xuất được phương pháp xác định nhanh sinh khối và lượng CO2 hấp thụ trong cây cá thể của 5 loài cây Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng và sinh khối và lượng CO2 hấp thụ toàn lâm phần trạng thái rừng IIB tại Định Hóa dựa vào các nhân tố điều tra chủ yếu.

2. Tồn tại

- Trong khuôn khổ của nghiên cứu, luận văn chỉ xác định lượng CO2 tại thời điểm hiện tại mà chưa có điều kiện xác định lượng CO2 ở các thời điểm khác nhau mặc dù chúng có sự sai khác theo mùa sinh trưởng.

- Đề tài mới chỉ xác định lượng CO2 rừng IIB ở tầng cây cao, cây bụi +thảm tươi, vật rơi rụng mà chưa xác định được lượng CO2 tích lũy trong đất rừng mặc dù đây là một bể hấp thụ carbon rất lớn.

- Đề tài mới chỉ xác định lượng CO2 rừng IIB ở 1 huyện mà chưa có điều kiện mở rộng ra các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên.

3. Kiến nghị

- Việc ứng dụng xác định lượng CO2 cây cá thể của 5 lồi cây Chẹo tía, Dẻ cau, Ngát, Ràng ràng mít, Trám trắng thích hợp nhất cho khu vực 3 xã nếu mở rộng cho các vùng khác cần có sự kiểm tra thêm.

- Cần có những nghiên cứu thêm về lượng CO2 trạng thái rừng IIB trong đất rừng và tại các mùa sinh trưởng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 rừng tự nhiên trạng thái IIB tại huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)