Đánh giá ưu nhược điểm, lựa chọn giải pháp tổ chức giám sát điều khiển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 KV không người trực trọng công ty truyền tải điện 1​ (Trang 37 - 39)

5. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá ưu nhược điểm, lựa chọn giải pháp tổ chức giám sát điều khiển

2.3.1. Ưu nhược điểm Giải pháp 1

* Ưu điểm:

- Tận dụng chức năng tự động hóa đã đầu tư trên hệ thống như: rơ le bảo vệ chống sự cố, điều khiển từ xa tập trung; các hệ thống SCADA đã trang bị cho các cấp điều độ.

- Nâng cao năng suất lao động do giảm được số người trực tại các TBA.

- Chỉ được thực hiện thao tác điều khiển tại các Trung tâm điều khiển phần tự dùng các TBA.

- Phù hợp với văn bản 722/EVNNPT-HĐTV ngày 29/02/2016 của EVNNPT [8]

* Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, vì hệ thống điện Việt Nam trong thời gian dài tới vẫn là hệ thống điện đang phát triển với mức độ cao nên hệ thống chưa thể đáp ứng toàn bộ tiêu chí N-1, N-2. Do đó, áp dụng chế độ vận hành khơng người trực vẫn có một số nhược điểm:

- Khi sự cố vĩnh cửu xảy ra thời gian khắc phục sự cố kéo dài phải cử người di chuyển mất một khoảng thời gian (khoảng 60 phút) mới tới được TBA để xác định nguyên nhân sự cố, làm các biện pháp an toàn rồi mới tiến hành sửa chữa khắc phục. Do đó một số trường hợp sự cố có thể kéo dài thời gian mất điện của khách hàng. TBA có người trực sẽ thực hiện được việc này ngay sau khi sự cố.

- Tăng chi phí đầu từ thêm hệ thống máy tính chủ, máy tính giám sát, điều khiển, phần mềm.

2.3.2. Ưu nhược điểm Giải pháp 2

* Ưu điểm:

- Nâng cao hiệu quả đầu tư, tận dụng chức năng tự động hóa đã đầu tư trên hệ thống như: rơ le bảo vệ chống sự cố, điều khiển từ xa tập trung; các hệ thống SCADA đã trang bị cho các cấp điều độ.

- Giảm bớt đầu mối trong công tác điều độ, đơn giản các thủ tục khi thao tác thiết bị trên hệ thống điện.

- Nâng cao năng suất lao động do giảm được số người trực tại các TBA. - Phù hợp với tờ trình 2818/TTr-EVN ngày 28/06/2017 của EVN [9]. * Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, hệ thống điện Việt Nam trong thời gian dài tới vẫn là hệ thống điện đang phát triển với mức độ cao nên hệ thống chưa thể đáp ứng tồn bộ tiêu chí N-1, N-2. Do đó, áp dụng chế độ vận hành khơng người trực vẫn có một số nhược điểm:

- Khi sự cố vĩnh cửu xảy ra thời gian khắc phục sự cố kéo dài phải cử người di chuyển mất một khoảng thời gian (khoảng 60 phút) mới tới được TBA để xác định nguyên nhân sự cố, làm các biện pháp an toàn rồi mới tiến hành sửa chữa khắc phục. Do đó một số trường hợp sự cố có thể kéo dài thời gian mất điện của khách hàng. TBA có người trực sẽ thực hiện được việc này ngay sau khi sự cố.

- Khi xảy ra sự cố trên diện rộng mất điện nhiều TBA thời gian khắc phục sẽ kéo dài hơn so với thường xuyên có người trực tại TBA. Trường hợp này nếu có người

tại TBA cùng lúc sẽ có nhiều người thao tác khội phục lưới điện, nếu chỉ điều khiển xa số người thao tác ít hơn. Việc huy động lực lượng đến TBA để thao tác tại chỗ cũng mất nhiều thời gian.

2.3.3. Ưu nhược điểm Giải pháp 3

Ở giải pháp này, trên màn hình HMI tại TTVH-ĐK được kết nối với các TBA 220 kV có chức năng bật tắt quyền điều khiển. Về qui phạm, TTVH không được phép điều khiển nếu chưa có lệnh của TTĐĐ miền. Tuy nhiên, khi được quyền điều khiển, người vận hành phải chuyển từ chế độ SCADA sang chế độ HMI. Khi thực hiện chế độ HMI, TTĐĐ miền khơng cịn điều khiển các thiết bị trong trạm nữa. Chỉ khi để ở chế độ SCADA mới điều khiển được các thiết bị trong trạm.

Giải pháp này có những ưu điểm và nhược điểm chính như sau: - Ưu điểm:

+ Tận dụng được cơ sở hạ tầng hiện có để tập trung giám sát, quản lý vận hành, điều khiển các TBA theo từng nhóm trạm.

+ Tận dụng được nhân lực hiện có tại các Trung tâm vận hành hiện hữu vì lực lượng trưởng kíp ở các TTVH đã được đào tạo, cấp chứng chỉ theo quy định.

+ Nâng cao năng suất lao động do giảm số lượng nhân viên trực vận hành tại TBA.

- Nhược điểm:

+ Chức năng giám sát an ninh, giám sát thiết bị các TBA KNT đang được giao cho các TTVH, như vậy các TTVH vẫn phải bố trí người trực làm tăng số cơng lao động trực vận hành giám sát thiết bị, giám sát an ninh trong khi các cơng ty TTĐ vẫn duy trì đội ngũ trực ban tại B01 (2 người/kíp).

+ Khối lượng cơng việc đối với nhân viên vận hành trạm biến áp lại tăng thêm do phải thực hiện phần thao tác thiết bị trong khi định biên giảm từ 11 người/01TBA xuống 05 người/ 01 TTVH-ĐK phụ trách 1 TBA và 11 người/01 TTVH-ĐK phụ trách nhiều TBA.

Tăng thêm số lượng nhân lực Tổ thao tác lưu động thực hiện các nhiệm vụ và khối lượng công việc như tại các TBA có người trực như thao tác đóng, cắt DTĐ, thao tác mạch nhị thứ, thực hiện các công việc quản lý kỹ thuật tại các TBA;

So với giải pháp thứ nhất và thứ hai, giải pháp này tận dụng được hạ tầng thiết bị SCADA lắp đặt sẵn trong các TBA 220 kV. Tại TTVH-ĐK chỉ có các máy HMI và máy ENG. Tận dụng được nhân lực hiện có đã được đào tạo thành các trưởng kíp vận hành được cấp chức danh trưởng kíp TBA theo quy định. Phương án tổ chức như vậy sẽ giảm được chi phí đầu tư, rất thuận lợi cho cơng tác giám sát, điều khiển TBA. Giải pháp này về cơ bản phù hợp với văn bản 3391/EVN-KTSX ngày 27/07/2017 của EVNNPT.

Bảng 2.2 là so sánh ưu nhược điểm cơ bản của các giải pháp.

2.3.4. Kết luận giải pháp

Căn cứ phân tích ưu nhược điểm ở trên và tình hình thực tế về: i) thiết bị, hệ thống điều khiển nội bộ của các TBA 220kV; ii) kết quả thí điểm Trung tâm điều khiển một số TBA 220kV của Cơng ty Truyền tải điện; iii) tình hình hoạt động của các hệ thống SCADA của A0,A1,A2,A3(Ax); iv) tình hình thực hiện trung tâm điều khiển

của Tổng cơng ty ta lựa chọn giải pháp vận hành – điều khiển xa các TBA 220kV theo phương án thứ 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 KV không người trực trọng công ty truyền tải điện 1​ (Trang 37 - 39)