Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 KV không người trực trọng công ty truyền tải điện 1​ (Trang 39 - 41)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4. Kết luận chương 2

Trong chương 2, luận văn đã phân tích kỹ các giải pháp điều khiển xa các TBA 220kV bám sát theo các văn bản của EVN và EVNNPT; Đánh giá ưu nhược điểm của từng giải pháp; Với các lập luận đó, ta đã lựa chọn giải pháp phù hợp là Giải pháp 3. Theo đó, sẽ thiết lập 01 kênh truyền Fast Ethernet để kéo dài mạng LAN của các TBA, đưa máy tính HMI, Engineering từ TBA 220 kV về Trung tâm vận hành – điều khiển để giám sát tình trạng vận hành thiết bị, thực hiện được các thao tác đóng, mở MC, DCL hoặc điều chỉnh điện áp dưới tải (OLTC) theo lệnh của Điều độ viên có quyền điều khiển.

Bảng 2.1. So sánh các giải pháp

STT Nội dung Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3

1 Thao tác thiết bị TBA 220 kV

- Trung tâm điều khiển của EVNNPT

- Tổ thao tác lưu động

- Trung tâm điều độ miền - Trung tâm điều độ phân phối - Tổ thao tác lưu động

- Trung tâm vận hành- điều khiển khu vực.

- Tổ thao tác lưu động.

2 Kết nối tín hiệu SCADA, giám sát

- TBA  TTĐK  SCADA - TBA  Hệ thống SCADA  B0x.

- Chuyển HMI từ TBA về tổ TTLĐ để giám sát.

- TBA  TTVH-ĐK

- Chuyển HMI từ TBA KNT về Trung tâm vận hành- điều khiển để điều khiển và giám sát.

3 Thu thập tín hiệu

- Về các Trung tâm điều độ: Tín hiệu SCADA theo yêu cầu quyết định số 176/QĐ-EVN ngày 4/3/2016.

- Về các TTĐK: Trạng thái của các thiết bị; Công suất hữu công, vô cơng, dịng điện, điện áp, tần số; Các tín hiệu giám sát MBA, Kháng, Tụ, Máy cắt; Các tín hiệu sự cố; Thơng tin sự cố; Các tín hiệu báo quá tải; quá (thấp) điện áp; Truy cập lấy bản ghi sự cố rơle từ TTĐK; Các tín hiệu thao tác thiết bị tại TBA từ TTĐK; Các tín hiệu Camera giám sát tại TBA.

- Về các Trung tâm điều độ: Tín hiệu SCADA theo yêu cầu quyết định số 176/QĐ-EVN ngày 4/3/2016.

- Về tổ TTLĐ: Camera, thiết bị giám sát online, PCCC; Chuyển HMI, máy tính ENG về tổ TTLĐ để giám sát vận hành.

- Về các Trung tâm điều độ: Tín hiệu SCADA theo yêu cầu quyết định số 176/QĐ-EVN ngày 4/3/2016.

- Về trung tâm vận hành- điều khiển: hình ảnh Camera an ninh, Camera nhiệt, tín hiệu PCCC, truy cập rơ le, cơng tơ từ xa, các tín hiệu giám sát thiết bị Online đã được trang bị.

CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG TRUNG TÂM VẬN HÀNH - ĐIỀU KHIỂN CHO CỤM 3 TRẠM BIẾN ÁP 220 kV

Với giải pháp lựa chọn được trong chương 2, trong chương này ta tiến hành xây dựng trung tâm vận hành – điều khiển cho cụm 3 trạm biến áp 220 kV trong công ty truyền tải điện 1. Mục tiêu là áp dụng các giải pháp TĐH để giảm số lượng nhân viên vận hành tại các TBA, nâng cao năng suất lao động và tăng độ tin cậy CCĐ đồng thời đảm bảo vận hành an toàn lưới điện.

Để thực hiện thao tác đóng cắt xa từ TTVH-ĐK, cần tổ chức lại lực lượng quản lý vận hành:

TTĐK được trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ thơng tin, viễn thơng để có thể giám sát, thao tác từ xa các thiết bị trong một cụm TBA theo lệnh của điều độ của cấp điều độ có quyền điều khiển đối với các thiết bị thuộc TTĐK. Quyền, trách nhiệm và nhiệm vụ của nhân viên vận hành TTĐK được qui định tại thông tư 40/2014/TT-BCT. Trước mắtt, do B01 chưa được trang bị hạ tầng đầy đủ, nên TTVH-ĐK đóng vai trị như B01, được bố trí theo cụm trạm điện thực hiện các nhiệm vụ: (i) thực hiện các thao tác không thực hiện được từ xa trong tình huống vận hành bình thường và xảy ra sự cố theo yêu cầu; (ii) hỗ trợ xử lý sự cố khi cần thiết; (iii) thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp và kiểm tra định kỳ các thiết bị điện; (iv) thực hiện các biện pháp an toàn và giao nhận hiện trường, trực tại hiện trường trong thời gian có cơng tác; ngồi ra có thể thực hiện lệnh điều khiển đóng/cắt thiết bị của các trạm biến áp 220 kV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 KV không người trực trọng công ty truyền tải điện 1​ (Trang 39 - 41)