Giải pháp tổng thể xây dựng trung tâm vận hành-điều khiển Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 KV không người trực trọng công ty truyền tải điện 1​ (Trang 44 - 47)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giải pháp tổng thể xây dựng trung tâm vận hành-điều khiển Nam Định

Trung tâm vận hành - điều khiển Nam Định được đặt tại Trạm biến áp 220 kV Nam Định, thực hiện các chức năng chung sau đây:

- Hiển thị các thông tin yêu cầu cho công tác vận hành, giám sát như sơ đồ lưới điện, các cảnh báo, dữ liệu vận hành, … của 3 trạm biến áp 220 kV khơng người trực đó là Trạm biến áp 220 kV Nam Định, Trạm biến áp 220 kV Thái Thụy và Trạm biến áp 220 kV Trực Ninh. Trong tương lai sẽ có thêm TBA 220kV Vũ Thư đặt tại xã Tam Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

- Thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển quyền thao tác từ các trung tâm điều độ miền về thao tác tại các Trung tâm vận hành- Điều khiển khu vực.

- Tại Trung tâm vận hành-điều khiển Nam Định có thể thực hiện lệnh điều khiển đóng, cắt máy cắt (MC); đóng, cắt dao cách ly (DCL); thực hiện điều nấc dưới tải các MBA (OLTC); thực hiện chuyển đổi hệ thống tự dùng (chuyển từ phân đoạn này sang phân đoạn khác)…tại các trạm Nam Định, Thái Thụy và Trực Ninh;

- Thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu của hệ thống theo thời gian thực phục vụ các cơng tác theo dõi, phân tích, báo cáo thơng số vận hành bằng cách kéo các máy tính điều khiển HMI tại các Trạm biến áp về Trung tâm vận hành- điều khiển bằng cách kéo dài mạng LAN.

3.2.1. Giải pháp đầu tư thiết bị trong Trung tâm vận hành- Điều khiển

Tận dụng tối đa hạ tầng kỹ thuật có sẵn và bổ sung thêm thiết bị tại các trạm 220 kV (mục 3.4), đầu tư cho TTVH-ĐK một số thiết bị bao gồm (mục 3.3):

+ Mua sắm, lắp đặt hệ thống máy chủ HIS Server;

+ Mua sắm cài đặt hệ thống máy tính Engineering cài đặt các phần mềm DIGSI 5, phần mềm MICOM F1, phần mềm Enevists UR, phần mềm PCS (Deiinger)… để truy cập vào hệ thống rơ le bảo vệ tại các TBA phục vụ công tác Download các bản ghi sự kiện, sự cố.

3.2.2. Giải pháp bố trí nhân lực cho các Trung tâm vận hành- Điều khiển

- Tuân thủ đúng theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Thông tư 40/2014/TT-BCT quy định về Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và quy định tại Điều 18 và Điều 19 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định về quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia.

- Ngoài ra, các nhân viên trực thao tác tại các Trung tâm vận hành- Điều khiển và các điều độ viên tại các Trung tâm điều độ/phòng điều độ thực hiện thao tác xa phải được cấp chứng nhận vận hành và công nhận chức danh theo đúng quy định tại quyết định sô 45/QĐ-ĐTĐL ngày 1/7/2015 của Cục Điều tiết điện lực ban hành Quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận vận hành cho các chức danh tham gia trực tiếp công tác điều độ, vận hành hệ thống điện quốc gia.

- Xây dựng phương án lao động cụ thể để bố trí lao động với các Trung tâm vận hành- Điều khiển/ Tổ thao tác lưu động, lực lượng bảo vệ tại các TBA, phương án giải quyết lao động dôi dư…

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, công nhận chức danh các Trung tâm vận hành- Điều khiển/ Tổ thao tác lưu động, nhân viên trực bảo vệ kiêm chức năng chữa cháy tại chỗ đảm bảo tiến độ chuyển thao tác xa và thực hiện chế độ TBA KNT.

3.2.2.1. Trung tâm vận hành – Điều khiển một trạm biến áp

- Bố trí Trung tâm vận hành- Điều khiển theo từng trạm biến áp, áp dụng đối với những trạm biến áp xa trung tâm, có điều kiện đi lại khó khăn khơng thể bố trí theo cụm trạm biến áp, hoặc các trạm biến áp truyền thống chưa đảm bảo chuyển thành TBA KNT, các trạm biến áp khơng phải trạm biến áp tích hợp (chưa có hệ thống máy tính điều khiển hoặc có nhưng hệ thống máy tính khơng đảm ứng được việc thao tác).

- Giải pháp bố trí nhân lực đối với những Trung tâm vận hành- Điều khiển một trạm biến áp có 6 lao động gồm có 01 trưởng trung tâm và 05 lao động làm việc theo chế độ trực 3 ca 5 kíp, bố trí trực tại TBA. Trong đó ln phải có 1 người sẵn sàng để huy động khi cần phải thao tác hoặc xử lý sự cố đảm bảo thời gian có mặt tại hiện trường của nhân viên dự phịng khơng q 01 giờ.

3.2.2.2. Trung tâm vận hành – Điều khiển cụm trạm biến áp (từ 2 TBA trở lên)

- Trung tâm vận hành- Điều khiển cụm trạm biến áp (từ 2 trở lên): gồm 11 lao động làm việc theo chế độ 3 ca 5 kíp. Trong đó, mỗi ca trực bố trí 2 người gồm 1 trưởng kíp và 1 trực phụ, trưởng kíp phải được cấp chức danh trưởng kíp TBA theo quy định.

- Đối với các Trung tâm vận hành đang vận hành 3 TBA không người trực như Trung tâm vận hành Nam Định, Trung tâm vận hành Mai Động… thì cơ cấu lại nhân lực dựa trên cơ sở nhân lực có sẵn, bao gồm:

+ Trưởng trung tâm kiêm trưởng kíp (được cấp chứng chỉ): 01 người + Trưởng kíp (được cấp chứng chỉ): 05 người.

+ Nhân viên vận hành phụ (trực phụ): 05 người + Nhân viên thao tác (Tổ TTLĐ): 10 người

3.2.2.3. Tổ thao tác lưu động

- Tổ thao tác lưu động thuộc các Trung tâm vận hành- Điều khiển và có trách nhiệm:

+ Giám sát an ninh và thiết bị trong các trạm biến áp.

+ Thực hiện thao tác tất cả các dao tiếp địa, các thao tác khơng thực hiện được từ xa trong các tình huống vận hành bình thường và xảy ra sự cố theo lệnh của trưởng kíp Trung tâm vận hành- Điều khiển.

+ Xử lý các sự cố, tham gia công tác PCCC, công tác PCTT&TKCN; trong những trường hợp cần thiết, Tổ thao tác lưu động có thể huy động hỗ trợ cho các Tổ thao tác lưu động khác.

+ Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật trong các TBA như ghi chép cập nhật theo dõi quá trình vận hành thiết bị (khiếm khuyết, kết quả xử lý, sửa chữa, bảo dưỡng…)

+ Thực hiện công tác vệ sinh công nghiệp và kiểm tra định kỳ các thiết bị trong trạm biến áp.

+ Lập phiếu công tác và thực hiện các biện pháp an toàn và giao nhận hiện trường cho các nhóm cơng tác tại các TBA, giám sát tại hiện trường trong thời gian có cơng tác.

a) Phương án bố trí nhân lực Tổ thao tác lưu động

- Tổ TTLĐ quản lý 01 TBA: bố trí Tổ TTLĐ theo từng trạm biến áp, áp dụng đối với những TBA xa trung tâm, có điều kiện đi lại khó khăn khơng thể bố trí theo cụm trạm biến áp để đảm bảo có mặt tại hiện trường khơng quá 01 giờ khi cần thao tác hoặc xử lý sự cố hoặc những trạm biến áp nằm trong khu vực hiểm trở dễ bị chia cắt khi xảy ra thiên tai lũ lụt ảnh hưởng đến quá trình vận hành hoặc xử lý sự cố. Tổ TTLĐ có 5 la động đi ca theo chế độ 3 ca 5 kíp, bố trí trực chung với Trung tâm vận hành- Điều khiển. Trong đó ln phải có 1 người sẵn sàng để huy động khi cần phải thao tác hoặc xử lý sự cố đảm bảo thời gian có mặt tại hiện trường của nhân viên dự phịng khơng quá 01 giờ.

b) Phương án bố trí nhân lực TTVH-ĐK

- Trung tâm vận hành- Điều khiển cụm trạm biến áp (từ 2 trở lên): gồm 10 lao động làm việc theo chế độ 3 ca 5 kíp. Trong đó, mỗi ca trực bố trí 2 người gồm 1 trưởng kíp và 1 trực phụ, trưởng kíp phải được cấp chức danh trưởng kíp TBA theo quy định. bố trí trực chung với Trung tâm vận hành- Điều khiển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lựa chọn giải pháp điều khiển xa cho các trạm biến áp 220 KV không người trực trọng công ty truyền tải điện 1​ (Trang 44 - 47)