Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (spirocerca spp ) gây ra trên chó tại thành phố thái nguyên, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị​ (Trang 27)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh giun, sán là bệnh nội ký sinh trùng phổ biến và gây nhiều tác hại cho vật nuôi và con người. Vì vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về bệnh do ký sinh trùng gây ra ở vật ni, trong số đó có các cơng trình nghiên cứu về bệnh giun thực quản chó.

Ở Việt Nam, có rất nhiều tác giả đề cập đến đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản ở chó. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào những vấn đề liên quan đến sự phát sinh và phát triển của bệnh, nhằm tìm ra những nguyên nhân gây bệnh và đưa ra những phương pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

Trịnh Văn Thịnh (1963), Nguyễn Phước Tương (2000) đã nhận xét, ngun nhân chó nhiễm giun trịn S. lupi là do ăn phải bọ hung ăn phân súc vật có chứa ấu trùng gây nhiễm.

Lê Hữu Khương (1998) cho biết: có 5 lồi giun ký sinh ở chó tại TP. Hồ Chí Minh là S. lupi, T. canis, T. leonine, T. vupis và A. caninum.

Các kết quả nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs. (1993), Nguyễn Thị Lê và cs. (1996), Ngơ Huyền Thúy (1996), Hồng Minh Đức và Nguyễn Thị Kim Lan (2008), Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009) đều cho biết, giun thực quản ký sinh ở chó phân bố rất rộng ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền núi và đồng bằng sông Hồng. Do người dân chăn nuôi chưa biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, tập qn chăn ni cịn lạc hậu. Chó được nuôi chủ yếu theo phương pháp thả rông và vừa nhốt vừa thả, nên nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.

Phạm Văn Khuê và cs (1993) đã xét nghiệm 187 mẫu phân chó và mổ khám một số chó nuôi tại 4 quận nội thành Hà Nội và huyện Gia Lâm, đã tìm thấy 5 lồi giun trịn ký sinh ở đường tiêu hố của chó với tỷ lệ nhiễm là:

Ancylostoma caninum: 59,7 % Toxocara canis: 20,2 %

Toxascaris leonina: 29,4 % Trichocephalus vulpis: 17,1% Spirocerca lupi: 14,2%

Ngô Huyền Thúy (1996) đã xét nghiệm mẫu phân chó nuôi tại Hà Nội thấy chó nhiễm 12 loài thuộc 12 giống giun sán; mổ khám 516 chó, thấy tỷ lệ

nhiễm giun tròn, sán dây, sán lá lần lượt là 98,5%, 36,8% và 10,4%, trong đó tỷ lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum là cao nhất 70,5% - 81,65%, tỷ lệ nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi là 6,9%.

Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2009) khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun trịn đường tiêu hóa ở chó tại tỉnh Nghệ An cho thấy: tỷ lệ nhiễm

S. lupi qua xét nghiệm phân ở 3 huyện Tân Kỳ, Hưng Nguyên, Cửa Lò lần

lượt là: 30,19%; 0%; 21,15%. Trong đó, chó chỉ nhiễm từ 7 tháng tuổi trở lên. Theo Nguyễn Quốc Doanh và cs (2009), có 6 lồi giun trịn ký sinh ở chó được phát hiện ở Hà Nội là: T. canis, T. leonina, A. caninum, U. stenocephala, T. vulpis và S. lupi. Tỷ lệ nhiễm cao nhất thường thấy ở chó nghiệp vụ, chó ni ở vườn, trại, điều kiện tiếp xúc với mầm bệnh nhiều, như chó Becgie, chó nội, chó lai. Tỷ lệ nhiễm thấp thường thấy ở chó cảnh ni trong nhà như chó fox, chó Nhật, chó Tây Ban Nha...

Nguyễn Hữu Hưng và Lê Trung Hoàng (2012) cho biết: thành phần loài giun trịn qua mổ khảo sát chó ở tất cả các điểm khảo sát tại TP. Cần Thơ chó nhiễm 7 lồi giun trịn. Trong đó có 6 loài ký sinh ở đường tiêu hóa là: A. caninum, A. braziliense, U. stenocephala, S. lupi, T. canis và T. vulpis, một loài

ký sinh ở tim là Dirofilaria immiti. Theo tác giả thì giun trịn S. lupi ký sinh

khá phổ biến và thường gặp trong q trình mổ khám chó với tỷ lệ là 39,42%. Nguyễn Thị Quyên (2017) đã mổ khám 1722 chó nuôi tại 7 huyện, thành phố của tỉnh Phú Thọ, thấy tỷ lệ nhiễm Spirocerca lupi là 6,08%; Toxocara canis 29,96%; Ancylostoma caninum 41,21%; Nhiễm hỗn hợp 22,73%.

Spirocerca lupi đã được tìm thấy ở chó nhà, chuột rừng tại một số tỉnh thuộc Bắc bộ, Nam bộ (Houdemer, 1925). Những năm gần đây, các cuộc điều tra ký sinh trùng ở chim và thú đã xác nhận S. lupi ký sinh ở chó, chuột rừng và cả gà nhà tại Quảng Ninh, Nghĩa Lộ, Hà Tĩnh, Hà Bắc (Trịnh Văn Thịnh 1963, 1966).

Từ các kết quả trên cho thấy, giun thực quản S. lupi ở nước ta chiếm tỷ lệ ít nhất so với các loài giun tròn khác. Song, bệnh do S. lupi gây ra có ảnh

hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đàn chó. Vì vậy, cần có những biện pháp thích hợp nhất, tối ưu nhất để ngăn chặn kịp thời, bảo vệ cho đàn chó cũng như sức khỏe cộng đồng.

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Rud (1809) là người đầu tiên phát hiện ra giun tròn S. lupi, sau đó

Skrjabin K.I. và Schulz (1937) đã nghiên cứu phương thức lây nhiễm và vịng đời hồn chỉnh. Theo Soulsby E.J.L. (1965), bệnh này đã tìm thấy nhiều ở vùng nam châu Âu.

Theo Soulsby E.J. L. (1974), bệnh này đã tìm thấy nhiều tại vùng nam châu Âu, nhưng khơng được coi là bệnh ký sinh trùng chính.

Harrus S. và cs. (1996) cho biết: S. lupi là một loại ký sinh trùng ở chó

và các động vật ăn thịt khác, ảnh hưởng chủ yếu đến thực quản và động mạch chủ, dẫn đến các dấu hiệu bệnh lý về đường tiêu hóa, hơ hấp và tuần hồn. Sự di chuyển của giun dẫn đến các cấu trúc giải phẫu bất thường, đặc biệt là ở xoang ngực; dẫn đến các dấu hiệu lâm sàng khơng điển hình. Sự di chuyển bất thường của giun trong cơ thể gây ra các tổn thương. Khi chúng di chuyển đến tim gây tổn thương động mạch và gây áp xe ở xoang ngực.

Sako K. và cs. (2017) cho biết, S. lupi ký sinh tạo nên các khối u trong

xoang ngực, đặc biệt là thực quản của chó. Có 25% chó nhiễm S. lupi có các khối u tiến triển từ viêm đến tiền ung thư, đến ung thư biểu mô gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con vật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Theo Oryan và cs (2008), bệnh khối u thực quản ở chó và các thú ăn thịt do S. lupi gây ra phân bố ở nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, ở Pakistan (Anataraman and Krisshna, 1966), ở miền Nam nước Mỹ (Dixon và McCue, 1967), ở Kenya (Brodley và cs, 1977), ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ

(Kumar 1989; Ramachandran và cs., 1984), ở Nam Phi (Lobetti 2000), ở Hy Lạp (Mylonakis và cs., 2001), ở Iaraelm (Mazaki và cs,, 2001) và ở Brazil (Oliviera và cs., 2001). Đây là một căn bệnh địa phương ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới.

Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm giun tròn theo mùa vụ trên chó tại Italy, Papini R. và cs., (2012) cho biết, mùa đơng tỷ lệ nhiễm giun trịn ở chó là 6%; mùa xuân nhiễm 11,6%; mùa hè nhiễm 6,4% và mùa thu nhiễm 10,4%.

Ở Mỹ, Dixon và McCue (1967) nghiên cứu trên 316 chó ở vùng nơng thơn thuộc bang Alabama và Mississippi, phát hiện 106 chó nhiễm S. lupi, tỷ lệ nhiễm là 33,7%. Sự cảm nhiễm S. lupi khơng phụ thuộc vào tính biệt, giống, lứa tuổi của chó. Những chó ni thả rơng, ăn uống thất thường thì tỷ lệ nhiễm tới 35%, chó ni nhốt và cho ăn uống thường xuyên nhiễm 12%.

Brodey và cs. (1977) cho biết ở Kenya, tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó là 78%, trong đó chó nuôi tự nhiên là 85% và chó cảnh là 38%.

Dubna' S và cs. (2007) đã kiểm tra 3.780 mẫu phân chó ở Prague, Cộng hòa Séc. Tác giả cho biết, tỷ lệ nhiễm Toxocara spp. là 6,2%, cường độ nhiễm dao động từ 4 - 469 trứng/g phân; tỷ lệ nhiễm loài Ancylostoma spp. là 0,4%, cường độ nhiễm dao động từ 27 - 10 trứng/g phân; tỷ lệ nhiễm loài S. lupi là 0,2%, cường độ nhiễm từ 4 - 7 trứng/g phân.

Trong 540 mẫu phân chó được lấy từ vùng nông thôn ở Prague, Tiệp Khắc (cũ), Dubná S và cs, (2007) phát hiện thấy tỷ lệ chó nhiễm S. lupi là

1,1%. Các tác giả cũng cho biết, ivermectin ở mức liều 0,2mg/kg thể trọng của chó có hiệu lực tẩy S. lupi cao.

Một nghiên cứu ở Iran của Oryan và cs., (2008) phát hiện 20 chó trong tổng số 105 chó hoang bắt giữ được bị nhiễm S. lupi, chiếm tỷ lệ 19,04%. Kết quả

nghiên cứu cịn chỉ ra rằng, tỷ lệ nhiễm có sự khác nhau ở các vùng địa lý và dao động từ 28,6% - 36,4% ở miền Bắc và từ 12,5% - 13,9% ở phía Đơng và Nam.

Kiểm tra 240 chó ở vùng Durban và Coast, Nam Phi, Mukaratirwa S. và Singh V.P. (2010) thấy: tỷ lệ nhiễm loài Ancylostoma spp. là 53,8%; loài S. lupi là 5,4%; loài T. canis là 7,9% và loài T. leonina là 0,4%.

Trong 540 mẫu phân được thu thập từ chó tại bốn quận ở Zambia, Nonaka N. và cs., (2011) cho biết; tỷ lệ nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi là 18,7%.

Theo Kohansal M. H. và cs (2017), khi tiến hành kiểm tra 450 mẫu phân chó được thu thập từ 8 vùng của tỉnh Zanjan, tây bắc Iran, phát hiện 86 mẫu phân nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa, trong đó tỷ lệ nhiễm S. lupi là 1,3%.

Khảo sát trên 212 chó ở tỉnh Chaco, phía Bắc Argentina, Enriquez G. F. và cs., (2019) cho biết: có 17 lồi ký sinh trùng ký sinh trên chó, trong đó, tỷ lệ nhiễm S. lupi là 5,9%.

Từ năm 2012 đến năm 2017, qua việc mổ khám chó, Kurnosova O. P. và cs., (2019) cho biết: tỷ lệ nhiễm S. lupi ở Moscow là 0,05%.

Liu G. H. và cs., (2013) đã phân tích hệ gen của lồi S. lupi. Tác giả cho biết, trình tự gen của S. lupi có chiều dài 13.780 bp.

Berry W.L. (2000) đã sử dụng Doramectin để điều trị cho chó nhiễm S. lupi, trong đó 6 con có triệu chứng và 1 con khơng có triệu chứng. Tất cả 7

con chó được điều trị bằng Doramectin với liều 200 mg/kg trong khoảng thời gian 14 ngày với 3 lần điều trị. Kiểm tra vào lúc 2, 4 và 6 tuần sau khi điều trị, các khối u ở thực quản đã được chữa khỏi hoàn toàn ở 4 con chó, và chữa khỏi khơng hồn tồn ở 3 con chó. Tiếp tục điều trị lại bằng Doramectin cho 2 con với mức liều 500 mg/kg và 1 con liều 200 mg/kg mỗi ngày trong 6 tuần tiếp theo. Kết quả chữa khỏi hoàn toàn các khối u thực quản ở tất cả các con chó sau khi đã kiểm tra lại bằng nội soi thực quản. Các khối u đã được giải quyết ở 4 con chó sau 6 tuần, ở 2 con chó sau 12 tuần và trong 1 con chó sau 22 tuần sử dụng phác đồ điều trị. Khơng có con chó nào xuất hiện phản ứng đối với thuốc và tất cả số chó đều không bị bệnh trở lại.

Lavy E. và cs., (2003) đã nghiên cứu về hiệu quả của Doramectin trong phòng bệnh giun thực quản cho chó. 5 con chó beagle được tiêm dưới da bằng thuốc Doramectin (400g/kg) 3 lần, cách nhau 30 ngày, trong khi 5 con chó beagle khác được dùng làm đối chứng không được điều trị. Tất cả số chó thí nghiệm đều được gây nhiễm 40 ấu trùng S. lupi một tháng sau lần điều trị

Doramectin cuối cùng. Kiểm tra thấy 4/5 chó được điều trị vẫn bị nhiễm bệnh. Hai con chó đối chứng đã chết vì phình vỡ động mạch chủ, trong khi không có trường hợp tử vong nào xảy ra ở những con chó được điều trị. Các khối u thực quản xuất hiện sau 40 ngày ở chó đối chứng 103 ngày ở chó điều trị. Trứng giun xuất hiện trong phân chó đối chứng ở ngày thứ 49 và ngày thứ 106 đối với chó được điều trị khi so sánh với chó đối chứng. Số lượng trứng trung bình trong nhóm chó được điều trị đã giảm 99,77%. Tất cả những con chó đối chứng đều có những thay đổi khi chụp X - quang lồng ngực, trong khi chỉ có 2/5 con chó đã điều trị có những thay đổi khi chụp X - quang. Nghiên cứu này cho thấy rằng mặc dù thuốc Doramectin khơng hồn tồn ngăn ngừa giun thực quản, nhưng nó làm giảm các dấu hiệu lâm sàng của bệnh và làm chậm sự sinh sản của giun.

Du Plessis C.J. và cs., (2007) đã nghiên cứu 4 trường hợp chó bị nhiễm S. lupi có các triệu chứng thần kinh, đây là kết quả của sự di chuyển bất thường của giun thực quản vào cột sống. Có 2 trường hợp phát hiện được bằng cách phẫu thuật. Trường hợp thứ 3 được phát hiện qua mổ khám, trường hợp thứ 4 đã chứng minh triệu chứng thần kinh xuất hiện do sự di chuyển bất thường của giun tròn S. lupi. Phương pháp điều trị được

đưa ra là phẫu thuật cắt bỏ khối u và điều trị dự phòng bằng thuốc Doramectin đối với chó bị bệnh.

Theo Kelly P.J. và cs. (2008): điều trị cho 6 con chó thuộc các giống khác nhau bị nhiễm giun thực quản S. lupi bằng thuốc Milbemycin oxime liều 11,5

lupi sau 3 - 44 ngày. Các khối u ở thực quản biến mất sau 95 - 186 ngày. Điều đó

cho thấy thuốc milbemycin oxime đã có tác dụng trong điều trị bệnh S. lupi. Segev G và cs (2018) đã tiến hành tẩy giun S. lupi cho 10 chó bằng

doramectin (0,4 mg/ kgTT) trong 12 tuần liên tiếp, cho kết quả khỏi hoàn toàn. Sử dụng advocate điều trị 10 chó trong 12 tuần thì 4 con khỏi hồn tồn, 4 con mức độ bệnh giảm, 1 con không khỏi và 1 con phải chuyển sang điều trị bằng doramectin ở tuần thứ 5 do có các biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng. Điều này cho thấy, việc sử dụng advocate điều trị bệnh giun tròn S. lupi có

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Chó nuôi tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh giun thực quản chó do giun tròn Spirocerca spp. gây ra. - Bệnh giun thực quản chó do giun tròn Spirocerca spp. gây ra.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Thời gian nghiên cứu: 7/2019 – 7/2020

* Địa điểm nghiên cứu:

- Đề tài được thực hiện ở TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Địa điểm xét nghiệm mẫu: phịng thí nghiệm Khoa Chăn ni Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

* Động vật thí nghiệm:

Chó các lứa tuổi ni ở các hộ gia đình thuộc TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

* Các loại mẫu:

- Mẫu giun tròn Spirocerca spp. thu thập qua mổ khám chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

- Mẫu phân mới thải của chó.

- Mẫu các phần thực quản, dạ dày, động mạch chủ, phổi thu thập từ chó mắc bệnh.

* Dụng cụ, thiết bị và hóa chất

- Kính hiển vi quang học, kính hiển vi Olympus CX 221. - Bộ dụng cụ xét nghiệm phân.

- Thuốc tẩy giun tròn Spirocerca spp. cho chó: ivermectin, doramectin. - Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun thực quản trên chó

Thực trạng cơng tác phòng chống bệnh giun, sán cho chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên;

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương; Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở các giống chó;

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo lứa tuổi; Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo tính biệt;

Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo phương thức nuôi; Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó theo mùa trong năm.

2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh giun thực quản trên chó

Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của chó bị bệnh giun thực quản; Tổn thương vi thể ở các cơ quan do giun thực quản gây ra.

2.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun thực quản cho chó

Nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh do giun thực quản (spirocerca spp ) gây ra trên chó tại thành phố thái nguyên, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên và biện pháp phòng trị​ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)