Kết quả bảng 3.2 và biểu đồ ở hình 3.1 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ qua mổ khám tính chung là 17,58%, biến động từ 10,34% đến 26,47%. Cường độ nhiễm giun thực quản ở chó biến động từ 1 - 35 giun/chó. Cụ thể như sau:
- TP. Thái Nguyên: trong tổng số 88 chó mổ khám, phát hiện 14 chó nhiễm S. lupi, chiếm 15,91%, với cường độ nhiễm trung bình 8,95 giun/chó, số giun biến động từ 1 đến 18 giun/chó.
- Tại H. Đồng Hỷ: có 18 trên tổng số 94 chó mổ khám nhiễm S. lupi
chiếm 19,15%, cường độ nhiễm trung bình 13,71 giun/chó, số giun biến động từ 1 đến 35 giun/chó.
Như vậy, chó ni ở TP. Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm giun thực quản thấp hơn H. Đồng Hỷ, nguyên nhân có thể do H. Đồng Hỷ người dân chủ yếu ni chó bằng phương thức thả rơng, mơi trường chăn ni chưa đảm bảo vệ sinh nên thích hợp cho bọ hung (ký chủ trung gian của
S. lupi) sinh trưởng và phát triển, từ đó chó dễ tiếp xúc với mầm bệnh
Nghiên cứu về tình hình nhiễm giun trịn S. lupi ở chó tại tỉnh Nghệ An, Võ Thị Hải Lê (2012) đã kết luận: tỷ lệ nhiễm S. lupi ở chó là 16,03%.
Nguyễn Thị Quyên (2017) cho biết, tỷ lệ nhiễm giun tròn S. lupi ở chó ni
tại tỉnh Phú Thọ là 6,08%. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thì chó ni tại Thái Nguyên có tỷ lệ nhiễm cao hơn so với chó ở tỉnh Phú Thọ và tỉnh Nghệ An.
Qua khảo sát tại các phường, xã, chúng tôi nhận thấy: Tập quán chăn nuôi và ý thức phịng bệnh cho chó của các hộ gia đình là yếu tố quyết định đến tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó cao hay thấp. Ở những xã, phường chăn ni chó theo phương thức thả rơng hoặc vừa thả vừa nhốt, việc tẩy giun, sán cho chó chưa được quan tâm đúng mức thì tỷ lệ nhiễm giun thực quản ở chó thường cao và ngược lại. Lý giải cho tình hình nhiễm giun thực quản cao là do chó ni thả rơng có nguy cơ tiếp xúc với ký chủ trung gian mang ấu trùng giun thực quản có sức gây bệnh ở ngồi mơi trường, đồng thời cũng là nguồn phát tán mầm bệnh, làm cho những chó khác nhiễm và mắc bệnh.
3.1.3. Kết quả xác định loài giun thực quản ký sinh ở chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ Nguyên và H. Đồng Hỷ
Để xác định lồi giun trịn Spirocerca spp. trên chó tại Thái Nguyên,
chúng tơi đã mổ khám 182 chó, thu thập mẫu giun tròn Spirocerca spp. và định loại theo khóa định loại của Phan Thế Việt và cs. (1977). Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả xác định loài giun thực quản trên chó tại TP. Thái Nguyên và H. Đồng Hỷ
Địa phương Số giun định loại
Loài Spirocerca lupi Loài khác
Số giun % Số giun %
TP. Thái Nguyên 50 50 100 0 0,00
H. Đồng Hỷ 50 50 100 0 0,00
Kết quả bảng 3.3 cho thấy: 100% số giun định loại tại 2 huyện, thành phố của tỉnh Thái Nguyên đều là loài Spirocerca lupi.
Quan sát hình thái, cấu tạo của giun, chúng tơi thấy: Tất cả các mẫu giun thu thập được từ các khối u ở thực quản và dạ dày chó đều có màu đỏ, miệng hình sáu cạnh, khơng có mơi. Con đực dài 30 - 54 mm, có hai gai giao hợp. con cái dài khoảng 50 - 80 mm, có âm hộ nằm phía trước thân, gần cuối thực quản. Hình thái, cấu tạo những giun này đều phù hợp với hình thái, cấu tạo của giun S. lupi mà tác giả Phan Thế Việt và cs. (1977) đã mơ tả.
Giun trịn S. lupi có vòng đời phát triển gián tiếp, cần qua vật chủ trung gian là các lồi cơn trùng cánh cứng ăn phân, trứng được ký chủ trung gian nuốt vào, sau 2 tháng mới trở thành ấu trùng cảm nhiễm (Liesel L. và cs., 2008). Các lồi cơn trùng này phát triển thuận lợi ở những vùng đất tơi xốp, nhiều thực vật sinh sống. Những vùng đồng bằng và đồng bằng chiêm trũng có pH đất và nước thấp, thường xun bị ngập úng có thể là vùng khơng thích hợp cho sự phát triển của các loại bọ cánh cứng - vật chủ trung gian của giun tròn S. lupi, thời gian hồn thành vịng đời của S. lupi dài, sau 5 - 6 tháng mới hồn thành vịng đời, do đó chó ở Thái Nguyên nhiễm giun tròn S. lupi với tỷ lệ như trên là phù hợp.
3.1.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương
Chúng tôi đã thu thập mẫu phân của 952 chó ni tại 2 huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên, xét nghiệm phân bằng phương pháp Fulleborn, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm trứng trên buồng đếm Mc. Masteur. Kết quả về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản chó ở các địa phương được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ ở hình 3.2 và 3.3.
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun thực quản ở chó tại các địa phương
(qua xét nghiệm phân)
Địa phương (Huyện, thành/ Xã, phường) Số mẫu xét nghiệm Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (trứng/g phân)
+ ++ +++ n % n % n % TP. Thái Nguyên Quyết Thắng 148 20 13,51 14 70,00 5 25,00 1 5,00 Đồng Liên 167 34 20,36 26 76,47 5 14,71 3 8,82 Phúc Hà 159 17 10,69 12 70,59 3 17,65 2 11,76 Tính chung 474 71 14,98 52 73,24 13 18,31 6 8,45 H. Đồng Hỷ Hịa Bình 162 23 14,20 18 78,26 4 17,39 1 4,35 Quang Sơn 159 18 11,32 10 55,56 5 27,78 3 16,67 Minh Lập 157 24 15,29 15 62,50 8 33,33 1 4,17 Tính chung 478 65 13,60 43 66,15 17 26,16 5 7,69 2 huyện, thành phố 952 136 14,29 95 69,85 30 22,06 11 8,09 13,51 20,36 10,69 14,20 11,32 15,29 0 5 10 15 20 25
Quyết Thắng Đồng Liên Phúc Hà Hịa Bình Quang Sơn Minh Lập TP. Thái Nguyên H. Đồng Hỷ
(Tỷ lệ %)
(Địa phương)