Các nguồn thu, chi tại Bệnh viện Phổi Bắc Ninh

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THU CHI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI BẮC NINH (Trang 42 - 50)

a) Các nguồn thu của Bệnh viện Phổi Bắc Ninh

Hiện nay, hoạt động của bệnh viện được dựa trên các nguồn sau: Nguồn NSNN cấp, nguồn từ các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo giá thu của Nhà nước gồm dịch vụ KCB BHYT và dịch vụ KCB không BHYT; nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ không có giá thu của Nhà nước như khoán dịch vụ trông giữ xe và khoán căng tin dịch vụ tổng hợp; các khoản viện trợ và các nguồn thu khác: thu thanh lý tài sản, bán hồ sơ mời thầu.

Nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp được cấp theo hình thức dự toán năm bao gồm nguồn kinh phí thường xuyên/ tự chủ và nguồn kinh phí không thường xuyên/ không tự chủ:

- Kinh phí thường xuyên/ tự chủ: để thực hiện việc chi trả tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương và chi các hoạt động khác phục vụ cho hoạt đông KCB: dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn…

- Kinh phí không thường xuyên/ không tự chủ: Kinh phí thực hiện các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí thực hiện chính sách và hoạt động phục vụ các đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khác; Kinh phí hoạt động đào tạo trong nước: thu hút nhân tài; Kinh phí hoạt động xử lý chất thải lỏng; Kinh phí sửa chữa, duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng.

Bảng 3.1. Bảng NSNN cấp Kinh phí thường xuyên giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: nghìn đồng

Năm 2017 2018 2019

Kinh phí thường xuyên 5.347.000 1.308.000 1.729.000

Tốc độ tăng thu năm sau/ năm trước -75,5 % 32,3 %

Giai đoạn 2017-2019, nguồn kinh phí thường xuyên NSNN cấp cho bệnh viện để thực hiện hoạt động sự nghiệp, chủ yếu là các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp khác và các khoản đóng góp. Toàn bộ số kinh phí do NSNN cấp được chuyển vào tài khoản của bệnh viện mở tại Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh. Bảng trên cho thấy các khoản kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp cho bệnh viện thay đổi qua các năm: Năm 2018, giảm mạnh so với năm 2017 (giảm 75,5%0 do xu thế nâng cao tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lấp, do cơ cấu giá viện phí thay đổi; đến năm 2019, kinh phí thường xuyên lại tăng 32,3% so với năm 2018 nguyên nhân là do điều chỉnh giá thu viện phí, nghiên cứu lại về việc thực hiện cơ chế tự chủ, việc phân bổ kinh phí quá ít với nguồn thu viện phí eo hẹp đơn vị không đủ để đảm bảo chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp.

Bảng 3.2. Bảng NSNN cấp Kinh phí không thường xuyên giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: nghìn đồng

Năm 2017 2018 2019

Kinh phí không thường xuyên 1.288.000 1.098.700 1.708.623

Tốc độ tăng thu năm sau/ năm trước -14,7 % 55,5 %

Nguồn kinh phí không thường xuyên đơn vị được cấp chủ yếu để thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, phục vụ các đối tượng bảo trợ xã hội, kinh phí hoạt động xử lý chất thải, kinh phí sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn… Bảng trên cho thấy, nguồn kinh phí này của đơn vị cũng thay đổi qua các năm giai đoạn 2017-2019, cụ thể: năm 2018 giảm 14,7% so với năm 2017; nhưng đến năm 2019 lại tăng 55,5% so với năm 2018. Sự thay đổi này là do các hoạt động không thường xuyên của đơn vị khác nhau giữa các năm nên nhu cầu sử dụng kinh phí của đơn vị cũng thay đổi theo từng thời kỳ.

Kinh phí thường xuyên ngân sách Nhà nước cấp chỉ đảm bảo chi trả tiền lương, một phần đóng góp và một phần cho các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ

khác; còn nguồn quan trọng để đảm bảo các khoản chi hoạt động phát sinh và chi tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động của Bệnh viện chủ yếu là nguồn thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo giá thu của Nhà nước gồm dịch vụ KCB BHYT và dịch vụ KCB không BHYT. Nguồn thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn thu hàng năm của bệnh viện. Đây là nguồn thu bệnh viện tự khai thác và được phép thực hiện các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của đơn vị.

- Nguồn thu dịch vụ KCB BHYT: Bệnh viện Phổi Bắc Ninh thu dịch vụ KCB theo các quy định hiện hành của Nhà nước theo lộ trình sau:

 Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc

 Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các Bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp

 Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp

 Thông tư số 13/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018

- Nguồn thu Dịch vụ KCB không BHYT: thực hiện thu theo các quy định chung của Nhà nước và theo các quy định riêng của UBND tỉnh:

 Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh chữa bệnh trong một số trường hợp

 Thông tư số 14/2019/TT-BYT ngày 05/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp

 Nghị quyết số 231/2019/NQ-HĐND ngày 05/12/2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước trên dịa bàn tỉnh Bắc Ninh

Nguồn thu dịch vụ KCB BHYT và dịch vụ KCB không BHYT của Bệnh viện Phổi Bắc Ninh không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện.

Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ không có giá thu của Nhà nước gồm khoán dịch vụ trông giữ xe và khoán căng tin dịch vụ tổng hợp: khoản thu này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số nguồn thu của đơn vị (dưới 1%)

Bảng 3.3: Nguồn từ các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo giá thu của Nhà nước và không có giá thu của Nhà nước, các khoản thu khác

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nội dung Năm2017

Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng(%) Năm2019 Tỷ trọng (%)

Nguồn thu BHYT 19.562.519 86,22 15.590.692 84,17 15.832.635 84,19 Nguồn thu không BHYT 3.095.976 13,65 2.873.066 15,51 2.870.099 15,26 Phí hồ sơ mời thầu 6.000 0,03

Căng tin, dịch vụ tổng hợp 24.000 0,11 60.000 0,32 60.000 0,32

Dịch vụ trông giữ xe 42.280 0,22

Tổng cộng 22.688.495 100 18.523.758 100 18.805.014 100

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nguồn thu từ các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo giá thu của Nhà nước và không có giá thu của Nhà nước thay đổi theo các năm, cụ thể: Năm 2017, số thu lớn hơn năm 2018 và năm 2019 xấp xỉ 4,1 tỷ chủ yếu là do nguồn thu BHYT và không BHYT giảm mạnh từ năm 2017 sang năm 2018. Sự giảm mạnh này là do các văn bản quy định về thay đổi, điều chỉnh giá KCB BHYT và không BHYT và do những thay đổi đột phá của bệnh viện trong việc triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới được phê duyệt. Năm 2017 có thêm khoản thu từ phí hồ sơ mời thầu; nguồn thu khoán căng tin, dịch vụ tổng

hợp năm 2017 là 2.000.000 đ/ tháng, đến năm 2018, 2019 tăng lên 5.000.000 đ/ tháng. Đặc biệt, từ tháng 11/2018, đơn vị đã cho xây dựng cải tạo khu đất trống và cho thuê khoán dịch vụ trông giữ xe, mức khoán 3.020.000 đ/ tháng. Bảng số liệu trên cũng cho thấy nguồn thu chính của bệnh viện là nguồn thu dịch vụ KCB BHYT (xấp xỉ 85,5% trong tổng số nguồn thu), nguồn này đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân , đồng thời góp phần nâng cao đời sống cán bộ, viên chức, người lao động trong bệnh viện. Nguồn thu dịch vụ KCB không BHYT cũng là một nguồn thu tiềm năng của bệnh viện, hiện nay đời sống nhân dân đang ngày càng được nâng cao, nhu cầu KCB theo yêu cầu ngày càng lớn nên đơn vị cũng chú trọng mở rộng chất lượng khám chữa bệnh dịch vụ đáp ứng nhu cầu nhân dân, góp phần cải thiện nguồn thu dịch vụ KCB không BHYT.

Nhìn chung nguồn thu từ các khoản thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo giá thu của Nhà nước và không theo giá thu của Nhà nước trong những năm qua so với số kinh phí NSNN cấp cho hoạt động chi thường xuyên thì các khoản thu này lớn hơn nhiều. Số thu của nguồn này đã bắt đầu ổn định và tăng đều giai đoạn năm 2018-2019

b) Các khoản chi của Bệnh viện Phổi Bắc Ninh

Các khoản chi của bệnh viện ba gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Trong những năm vừa qua, tình hình chi thường xuyên và chi không thường xuyên được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Tổng hợp kinh phí đã sử dụng của Bệnh viện Phổi Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: nghìn đồng

Nội dung Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) Năm 2019 Tỷ trọng (%)

Chi thường xuyên 18.865.140 93,6 16.617.444 95,0 16.847.937 90,8 Tốc độ tăng chi

thường xuyên năm sau/ năm trước

-11,9 % 1,4 %

Tốc độ tăng chi không thường xuyên năm sau/ năm trước

-31,4 % 32,7 %

Tổng cộng 20.153.140 100 17.501.244 100 18.556.560 100

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng chi thường xuyên ổn định trong năm 2018-2019, năm 2019 tăng nhẹ 1,4% so với năm 2018. Chi không thường xuyên biến động không đều giữa các năm do nhu cầu sử dụng kinh phí cho các hoạt động không thường xuyên của đơn vị phát sinh khác nhau mỗi năm.

* Về chi hoạt động thường xuyên bao gồm các khoản chi cho con người và các khoản chi khác theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị:

- Chi cho con người bao gồm chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo chế độ hiện hành, chi tiền lương làm thêm giờ, chi tăng thu nhập hàng quý cho cán bộ, viên chức, người lao động.

- Chi thanh toán dịch vụ công cộng: tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường

- Chi vật tư văn phòng: văn phòng phẩm, mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng, khoán văn phòng phẩm và các vật tư văn phòng khác.

- Chi thông tin tuyên truyền, liên lạc: Chi khoán điện thoại cho Ban lãnh đạo hàng tháng, chi cước phí điện thoại, thuê bao đường điện thoại, fax theo hóa đơn thực tế phát sinh nhưng không quá 200.000 đ/ khoa, phòng/ tháng (riêng phòng Kế toán tổng hợp là 300.000 đ/ tháng), chi cước phí bưu chính, chi thuê bao cáp truyền hình, cước phí Internet, thuê bao đường truyền mạng, chi tuyên truyền, quảng cáo

- Chi công tác phí:

+ Khoán công tác phí cho một số chức danh: Giám đốc, Phó Giám đốc: 250.000 đ/ người/ tháng; TP TCCB-HCQT, Phó trưởng phòng TTCB-HC-QT phụ trách Hành chính, Trưởng khoa dược, Cán bộ cung ứng thuốc vật tư, lái xe, Trưởng khoa KSNK, Trưởng phòng Kế hoạch - chỉ đạo tuyến, văn thư, kế toán trưởng, thủ quỹ, kế toán tổng hợp giao dịch ngân hàng, kho bạc, kế toán thu tiền dịch vụ KCB: 200.000 đ/ người/ tháng

+ Thanh toán phương tiện đi lại: Trường hợp tự túc phương tiện đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 15km trở lên trong tỉnh, ngoại tỉnh thì thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện trên cơ sở quãng đường cả đi và về, mức khoán 2.500 đ/1km (nếu quãng đường dưới 100km). Trường hợp đi công tác ngoại tỉnh trên 100km thanh toán theo giá vé dịch vụ vận chuyển đường sắt, đường bộ, đường thủy; Trường hợp cán bộ được cử đi công tác ngoại tỉnh theo yêu cầu của công việc, Giám đốc Bệnh viện sẽ quyết định phương tiện đi đường cho cán bộ đó từ Bệnh viện đến nơi công tác, sân bay, nhà ga ... và thanh toán theo vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng; Trường hợp đi công tác trong tỉnh, ngoại tỉnh sử dụng phương tiện của Bệnh viện thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí này; Trường hợp cán bộ gửi, nhận kết quả bệnh phẩm trong tỉnh: 25.000đ/người/chuyến, tối đa không quá 50.000đ/người/ngày, Ngoại tỉnh, đến các Bệnh viện ngoại tỉnh hưởng gấp đôi số tiền trên; Trường hợp cán bộ đi công tác nước ngoài: thanh toán theo chế độ Nhà nước quy định hiện hành; Trường hợp đi công tác tại Thành Phố Bắc Ninh không được thanh toán. Không áp dụng quy định này cho cán bộ chỉ đạo tuyến đi giám sát các chương trình.

+ Thanh toán phụ cấp lưu trú: Đối với cán bộ đi công tác ngoại tỉnh thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại 1 thuộc tỉnh là 100.000đ/người/ngày; các vùng còn lại là 70.000đ/người/ngày. Riêng cán bộ tham gia tập huấn có thời gian dưới 5 ngày thanh toán như chế độ công tác phí (70.000 đồng/người/ngày). Cán bộ đi liên hệ học tập, công tác ngoại tỉnh trong ngày: 70.000đ/người/ngày.

Đối với cán bộ đi công tác trong tỉnh (Không áp dụng đi công tác tại Thành phố Bắc Ninh và cán bộ đã được hưởng công tác phí khoán) là 50.000đ/người/ngày.

Đối với lái xe ô tô phục vụ công tác: Nếu Giám đốc Bệnh viện sử dụng xe ô tô của Bệnh viện đi công tác ngoại tỉnh thì lái xe được hưởng phụ cấp lưu trú như đối với cán bộ đi công tác trong tỉnh, ngoại tỉnh.

+ Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

Thanh toán theo hình thức khoán: Đi công tác ở thành phố trực thuộc Trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh mức khoán 300.000 đồng/ngày/người; đi công tác tại các vùng còn lại mức khoán 200.000 đồng/ngày/người.

Thanh toán theo hóa đơn thực tế: Đi công tác tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 700.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng; đi công tác tại các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ 400.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng; trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THU CHI TẠI BỆNH VIỆN PHỔI BẮC NINH (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w