Trình tự ghi sổ chi phí khác tại công ty

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI VIỆT NAM INTERNATIONAL (Trang 98 - 164)

3.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International

Kết quả kinh doạnh tại công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International bao gồm: Kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.

Trong đó, kết quả hoạt động kinh doanh là chủ yếu và được xác định bằng công thức sau:

Lãi (lỗ) từ hoạt động khác = Thu nhập khác - Chi phí khác Kết quả hoạt động khác được xác định như sau:

Để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ kế toán, công ty sử dụng tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh.

Cuối kỳ, kế toán viên thực hiện các nghiệp vụ kết chuyển doanh thu thuần, trị giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác, kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác, kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, chi phí quản lý doanh nghiệp, tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Sổ nhật ký chung TK 911 được thể hiện qua phụ lục 3.23. Sổ cái TK 911 được thể hiện qua phụ lục 3.24.

Việc xác định kết quả kinh doanh tại công ty tuân thủ đúng nguyên tắc phù hợp giữa việc ghi nhận doanh thu và ghi nhận chi phí. Khi ghi nhận một khoản doanh thu dịch vụ nào đó thì ghi nhận một khoản chi phí tương ứng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

− Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện hiện qua phụ lục 3.25.

3.5. Thực trạng báo cáo tài chính về doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Kết thúc năm tài chính, kế toán các phần hành tiến hành tổng hợp, đối chiếu và tính ra số dư cuối kỳ các tài khoản, chuyển cho kế toán tổng hợp tiến hành lập báo cáo tài chính, gồm:

− Bảng cân đối kế toán;

− Thuyết minh báo cáo tài chính; − Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của công ty, cụ thể về:

− Tài sản − Nợ phải trả − Vốn chủ sở hữu

− Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác − Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

Ngoài các thông tin này, công ty còn phải cung cấp các thông tin khác trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Hiện nay, Báo cáo tài chình tại công ty đã được lập một cách trung thực, theo đúng quy định hiện hành, tuân thủ đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, có đầy đủ chữ ký của người lập là kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, Tổng Giám đốc, chữ ký và số chứng chỉ hành nghề của kiểm toán viên, người đại diện công ty kiểm toán và dấu xác nhận của đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của báo cáo.

Báo cáo tài chính của công ty được lập và gửi theo đúng thời hạn quy định, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm (ngày 30 tháng 6 hàng năm). Các cơ quan mà công ty phải nộp Báo cáo tài chính bao gồm:

− Cục thuế Thành phố Hà Nội là cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế của công ty;

− Sở Tài chính Thành phố Hà Nội; − Cục Thống kế Thành phố Hà Nội;

− Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.

Nhìn chung, các báo cáo tài chính đã phản ánh được một cách hệ thống tình hình tài sản của công ty, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời cung cấp được thông tin tài chính tương

đối đầy đủ, chính xác, giúp cho các nhà quản lý nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra quyết định phù hợp. Tuy nhiên, chất lượng thông tin về các chỉ tiêu doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh chưa hoàn toàn chính xác tuyệt đối, chủ yếu do công tác hạch toán doanh thu, chi phí chưa được thực hiện một cách chuyên môn, bài bản, cần phải được hoàn thiện, nâng cao chất lượng hơn nữa.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, sau khi giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International, mô tả thực tiễn công tác kế toán và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty trên góc độ kế toán tài chính. Đây chính là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra các nhận định, đánh giá những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại về công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN

4.1. Đánh giá thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International

4.1.1. Ưu điểm

Qua quá trình tìm hiểu thực tế có thể thấy công ty đã ý thức được tầm quan trọng của công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh đối với yêu cầu quản lý của công ty nói chung và sự tồn tại, phát triển của công ty nói riêng. Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International đã đạt được những kết quả sau:

 Về bộ máy quản lý của công ty:

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức hợp lý, mỗi một phòng ban được đảm nhiệm những chức năng khác nhau nhưng lại có mỗi liên kết gắn bó như những mặt xích trong một guồng máy. Các phòng ban phối hợp nhịp nhàng trong kinh doanh và tuân thủ theo chỉ đạo của ban lãnh đạo. Nhờ có hệ thống các phòng ban mà công ty ngày càng kinh doanh có hiệu quả.

 Về bộ máy kế toán:

− Bộ máy kế toán của công ty có sự chuyên môn hoá, đảm bảo đúng nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng. Mỗi kế toán viên được phân công chịu trách nhiệm về một phần hành kế toán riêng, phù hợp với khả năng của từng người. Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho các kế toán viên về kiến thức chuyên môn, về thực hiện các chế độ, chính sách pháp luật mới được ban hành.

− Các kế toán viên luôn hỗ trợ, kết nối với nhau giữa các phần hành kế toán và dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của Kế toán trưởng, phòng kế toán luôn đảm bảo cung cấp số liệu kế toán đầy đủ, trung thực, hợp lý.

− Nhờ sự hỗ trợ của phần mềm kế toán CeAC đã giảm bớt được khối lượng công việc và thời gian làm việc cho các kế toán viên, việc ghi chép vào các

sổ kế toán có liên quan rất rõ ràng và được đối chiếu số liệu dần đều trong tháng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo kế toán cuối kỳ kinh doanh.

Trên phần mềm, kế toán đặt mã khách hàng, mã dự án, mã thống kê các tài khoản tạo điều kiện cho việc quản lý, theo dõi và kiểm tra được dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện. Với xu hướng kinh doanh ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa, khi mà các hợp đồng cung cấp dịch vụ ngày càng nhiều thì việc đặt mã cho từng dự án, từng hợp đồng là rất cần thiết, sẽ giúp cho kế toán tìm kiếm và xác định doanh thu, chi phí, xác định được kết quả kinh doanh của từng dự án một cách nhanh chóng, chính xác. Đây là một việc làm khoa học và hợp lý, công ty nên duy trì và áp dụng một cách thống nhất để khai thác triệt để công dụng của phần mềm, và nên công bố rộng rãi cho các phòng ban cùng áp dụng hệ thống mã một cách nhất quán.

 Về hệ thống sổ sách, chứng từ, tài khoản kế toán: − Về hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán:

+ Hệ thống chứng từ của công ty khá đầy đủ, rõ ràng, sử dụng đúng mẫu quy định của Luật kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

+ Các kế toán viên ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, liên tục.

+ Hệ thống chứng từ kế toán của công ty được xây dựng tương đối đầy đủ, quá trình luân chuyển chứng từ phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các sổ được lập chi tiết đến tài khoản các cấp, giúp kế toán dễ hạch toán và theo dõi. Bên cạnh đó, công ty sử dụng hệ thống báo cáo nội bộ nhằm phục vụ tốt nhất công tác quản lý của các cấp lãnh đạo và công ty mẹ ở Nhật Bản.

+ Việc lưu trữ chứng từ tương đối khoa học và được giám sát chặt chẽ. Các kế toán ở phần hành nào thì lưu trữ chứng từ liên quan đến phần hành đó nên đảm bảo tính không chồng chéo và nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng. Các chứng từ được lưu trữ, sắp xếp theo từng tháng, năm, thuận tiện cho công tác kiểm tra và quản lý.

+ Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản thống nhất, tuân thủ theo những quy định hiện hành của chế độ kế toán Việt Nam, theo Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

+ Hệ thống tài khoản kế toán chi tiết đến từng đối tượng có liên quan, xây dựng một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty, tạo điều kiện cho kế toán hạch toán và phản ánh chính xác nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, rõ ràng và cụ thể cho các đối tượng sử dụng thông tin. Ví dụ như: Tài khoản 112- Tiền gửi ngân hàng, công ty đã mở tài khoản chi tiết cho từng loại tiền gửi:

TK 1121- Tiền gửi Việt Nam đồng TK 1122- Tiền gửi Đô la Mỹ Tk 1123- Tiền gửi Yên Nhật

 Về công tác kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty:

− Công tác hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ của công ty được tổ chức khá tốt. Doanh thu được ghi nhận đúng thời điểm, đúng nguyên tắc theo quy định của thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành. Do lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là tư vẫn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng, các công trình có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài, nên bộ chứng từ để ghi nhận doanh thu phải đầy đủ và chặt chẽ.

− Doanh thu được theo dõi chi tiết theo từng dự án, từng hợp đồng dịch vụ. Hệ thống tài khoản doanh thu chi tiết tới từng đối tượng. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng dự án.

− Quy trình luân chuyển chứng từ và ghi nhận doanh thu khoa học, chặt chẽ, đảm bảo việc hạch toán đúng, đủ doanh thu cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu và thu nhập khác.

 Về tổ chức kế toán chi phí:

nghiệp quan tâm hàng đầu và luôn tìm mọi cách để quản lý chi phí một cách chặt chẽ nhằm tránh tình trạng chi khống, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, mọi chi phí phát sinh tại công ty đều được theo dõi một cách cụ thể, chặt chẽ.

− Việc theo dõi chi tiết cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận, từng phòng ban tạo điều kiện cho việc kiểm tra số liệu, tài liệu; công tác đối chiếu chứng từ, số liệu trong công ty được dễ dàng hơn. Qua đó đáp ứng được nhu cầu quản lý trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

 Về tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh:

Với sự hỗ trợ đắc lực của phần mềm kế toán, phần lớn doanh thu, chi phí của công ty được hạch toán và theo dõi chặt chẽ theo từng bộ phận. Việc hạch toán doanh thu hiện nay là cơ sở quan trọng để từng bước tiến hành hạch toán kết quả kinh doanh, đánh giá cụ thể hiệu quả loại hình dịch vụ để từ đó có kế hoạch đúng đắn trong hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

Nhìn chung các báo cáo doanh thu, chi phí cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã phản ánh được tình hình hoạt động của công ty, tạo điều kiện cho công tác quản lý. Phòng kế toán đã làm tốt công việc của mình trong công tác hỗ trợ nhà quản lý lập kế hoạch kinh doanh cho kỳ tiếp theo. Bên cạnh đó, phòng kế toán còn giúp cho ban lãnh đạo đưa ra các chính sách về giá các gói thầu sao cho hợp lý, tăng khả năng trúng thầu mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận cho công ty.

4.1.2. Hạn chế

Trong cơ chế thị trường hiện nay sự cạnh tranh gay gắt luôn kèm theo sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, để giữ vững và khẳng định được vị trí của mình trong cơ chế mới đòi hỏi công ty phải tìm mọi cách để tăng doanh thu, giảm chi phí, thu được lợi nhuận cao. Để đạt được những mục tiêu đó, công ty phải mạnh dạn nhận ra những nhược điểm còn tồn tại của mình từ đó có hướng sửa đổi thích hợp, nhằm liên tục kinh doanh phát triển và có lãi.

Bên cạnh những ưu điểm, công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Nippon Koei Việt Nam International vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

Công ty vẫn chưa có hệ thống mạng nội bộ nên khi giám đốc hoặc các phòng ban muốn nắm bắt được số liệu thì phải trực tiếp liên lạc với phòng kế toán.

 Chứng từ sử dụng:

− Chứng từ sử dụng để ghi nhận doanh thu ở công ty chưa đảm bảo đúng quy định, vẫn còn xảy ra hiện tượng quên không ghi ngày tháng trên biên bản bàn giao, nghiệm thu sản phẩm hoặc xuất hóa đơn sau ngày nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành. Việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời điểm ghi nhận doanh thu, vi phạm thời gian xuất hóa đơn GTGT, dẫn tới kê khai và chậm nộp thuế GTGT đầu ra.

− Việc kiểm soát, kiểm tra chứng từ ghi nhận chi phí chưa được thực hiện một cách kỹ càng, chặt chẽ. Một số hóa đơn đầu vào vẫn bị tẩy, xóa hoặc quên không ký người mua hàng trên hóa đơn, bảng kê đính kèm hóa đơn chưa đẩy đủ và đúng theo quy định. Tuy nhiên do hóa đơn có giá trị nhỏ, nên đôi khi

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NIPPON KOEI VIỆT NAM INTERNATIONAL (Trang 98 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(164 trang)
w