4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng về độ tuổi và giới tính của lao động xuất khẩu
Về cơ cấu lao động xuất khẩu của xã Vạn Trạch xét theo độ tuổi thì phần lớn là lao động trẻ bởi đối tượng này là lực lượng chủ yếu của công tác XKLĐ nói chung.
Từ kết quả ở bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 cho thấy, lao động đi xuất khẩu của xã chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 20 đến 40 tuổi chiếm khoảng trên 70% tổng số lao động xuất khẩu. Trong đó nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,41% trong tổng số lao động, còn nhóm tuổi dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,08% trên tổng số. Điều này đã phản ánh đúng thực tế bởi số người ở độ tuổi từ 20 đến 40 thường là đối tượng chủ yếu của công tác xuất khẩu và phù hợp với yêu cầu của các nước nhập khẩu lao động vì nhóm người này thường là có sức khoẻ và trình độ học vấn hơn cả.
Bảng 2.4: Cơ cấu LĐXK theo độ tuổi của xã Vạn Trạch giai đoạn 2005 – 2012 Tuổi LĐ (người) Tỷ lệ (%) < 20 45 3,08 20-25 379 26,00 26-30 322 22,08 31-40 560 38,41 > 40 152 10,43 Tổng 1.458 100,0
Nguồn: Ban thống kê xã Vạn Trạch
LĐXK của xã Vạn Trạch chủ yếu là lao động ở độ tuổi 20 – 40 tuổi, đây là tuổi mà người mẹ cần phải chăm sóc, giáo dục con cái đến nơi đến chốn nên LĐXK chủ yếu của xã là nam giới, một mặt do nam giới thường có xu hướng muốn lấy vợ thì phải có vốn liếng trong tay để xây nhà, làm ăn nên họ quyết tâm xa quê hương vài năm làm ăn kiếm ít vốn cho bản thân sau này mặt khác họ là nam giới nên cũng không cần phải lo lắng quá nhiều cho vấn đề lập gia đình sớm giống như nữ giới. Vì vậy số lao động nam xuất khẩu là 943 lao động (chiếm tỷ lệ 64,68%) cao hơn so với lao động nữ 515 lao động (chiếm tỷ lệ 35,32%).
64,68% 35,32%
Nam Nữ
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính ở xã Vạn Trạch giai đoạn 2005 - 2012