4. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng về ngành nghề và chất lượng của LĐXK của xã
Có thể nhóm ngành nghề của lao động xuất khẩu thành 3 nhóm ngành nghề chính là công nghiệp và xây dựng, phục vụ cá nhân, xã hội và nông nghiệp.
Bảng 2.5: Ngành nghề của LĐXK xã Vạn Trạch giai đoạn 2005 - 2012
Ngành nghề SL (người) Cơ cấu (%)
Công nghiệp và xây dựng 974 66,80
Phục vụ cá nhân và xã hội 448 30,73
Nông nghiệp 36 2,47
Tổng 1.458 100,00
Nguồn: Ban thống kê xã Vạn Trạch
LĐXK của xã Vạn Trạch chủ yếu là lao động không lành nghề do đó những công việc của họ chủ yếu là làm công nhân trong các ngành công nghiệp và xây dựng (dệt may, lắp ráp điện tử, xây dựng…), phục vụ cá nhân, xã hội như giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, trông trẻ, chăm sóc người già…nhưng chủ yếu là các công việc giản đơn, không yêu cầu cao về tay nghề. Đây cũng là thực trạng chung của công tác xuất khẩu cả nước trong thời gian qua. Bảng 2.4 cho thấy số lượng LĐXK đi làm việc ở nước ngoài để làm những công việc thuộc ngành nông nghiệp là rất ít, mặc dù là một xã thuần nông, người lao động trước khi đi xuất khẩu chủ yếu là những người làm nông nghiệp nhưng do muốn thay đổi công việc khác khi đi xuất khẩu nên hầu như không có ai muốn đăng ký đi làm việc trong ngành nông nghiệp nên ngành này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 2,47%. Trong khi nhu cầu về loại lao động này của các nước vẫn còn rất cao, do đó trong thời gian tới cần tăng cường, khuyến khích lao động đi làm việc trong các ngành nông nghiệp, thuỷ sản đối với những lao động không có chuyên môn và trình độ cao. Còn đối với những lao động có chuyên môn và trình độ thì nên khuyến khích họ tham gia vào các thị trường khó tính như là Hàn Quốc và Nhật Bản để có mức lương tương xứng với trình độ và chuyên môn của họ.