Đánh giá chung ảnh hưởng của XKLĐ đến đời sống hộ gia đình xã

Một phần của tài liệu anh-huong-cua-viec-xuat-khau-lao-dong-den-muc-song-ho-gia-dinh-tai-xa-van-trach-huyen-bo-trach-tin286 (Trang 64 - 65)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Đánh giá chung ảnh hưởng của XKLĐ đến đời sống hộ gia đình xã

Vạn Trạch

XKLĐ ảnh hưởng tới đời sống hộ gia đình trong xã được thể hiện thông qua các khía cạnh như: ảnh hưởng tới kinh tế, cuộc sống gia đình, xã hội, quan hệ vợ chồng, cha mẹ, con cái...

Ảnh hưởng tích cực:

- XKLĐ làm kinh tế hộ gia đình có lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, thu nhập của hộ gia đình tăng nhanh (trước khi có XKLĐ thu nhập/hộ/tháng là trên 2,5 triệu đồng, khi có lao động XKLĐ thu nhập/hộ/tháng là trên 6 triệu đồng ), tăng mức chi tiêu do đó mức sống của hộ gia đình được nâng cao, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tăng làm quy mô sản xuất được mở rộng, thu nhập cao hơn thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- XKLĐ giúp họ nhận thấy vai trò quan trọng của gia đình, của các thành viên trong gia đình và khi thiếu đi một ai đó thì có thể chức năng gia đình, vai trò giới sẽ bị đảo lộn. XKLĐ giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động thất nghiệp, những người có việc làm không ổn định, những người có thu nhập thấp...xóa đói giảm nghèo đối với những hộ nghèo và cận nghèo, giúp họ vươn lên làm giàu chính đáng.

- Ngoài ra XKLĐ còn làm tăng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ ngoại ngữ, tác phong làm việc của người lao động.

Qua phân tích tình hình của các hộ gia đình có thể nhận thấy XKLĐ ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh trong đó XKLĐ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và tác động nhiều nhất là yếu tố thu nhập của hộ gia đình.

Ảnh hưởng tiêu cực :

- Rủi ro, lừa đảo còn xảy ra khá phổ biến làm kinh tế hộ gia đình giảm sút, nợ nần chồng chất, có nhiều hình thức lừa đảo người LĐXK như: lừa người LĐXK chui, thu tiền đặt cọc, phí xuất cảnh nhưng đưa người lao động đi XKLĐ không an toàn hoặc không đưa được người lao động đi xuất khẩu.

- Hệ lụy của XKLĐ làm cho chức năng gia đình lỏng lẻo, tha hóa đạo đức. Gia đình đổ vỡ, con cái hư hỏng. Khi còn nhỏ thiếu sự yêu thương chăm sóc của bố mẹ thì trẻ khó có sự phát triển nhân cách hoàn thiện, còn khi lớn hơn, nhất là ở tuổi vị thành niên, thiếu chăm sóc của mẹ, lại thiếu sự giám sát của cha, trẻ rất dễ sa ngã. Nhiều người bố có bồ bịch, mang mặc cảm có lỗi lại lấy tiền cho con để thay thế sự quan tâm, càng khiến trẻ có cơ hội để chơi bời, hư hỏng.

- Cha mẹ già không ai phụng dưỡng: Chức năng gia đình bị đảo lộn, vai trò giới bị thay đổi, người già yếu, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, đối tượng cần được bao bọc giúp đỡ thì nay lại phải gánh vác thêm các công việc như ông bà phải nuôi dạy, chăm lo cho cháu.

- Ảnh hưởng tới người LĐXK: Bản thân người lao động do trình độ ngoại ngữ hạn chế, nên hiểu biết, chấp hành pháp luật nước sở tại là khó khăn. Họ dễ vi phạm pháp luật nước sở tại và cũng không biết vận dụng pháp luật nước sở tại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên họ dễ bị tổn thương về tinh thần do bị phân biệt đối xử.

- Ảnh hưởng tới cộng đồng: Các tệ nạn xã hội xảy ra nhiều hơn, tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng cao, lãng phí những lao động có trình độ tay nghề đã được đào tạo. Từ những ảnh hưởng tiêu cực đó cần phải xem xét lại vấn đề XKLĐ để làm sao sự đánh đổi giữa cái được và cái mất ít nhất, hạn chế sự đánh đổi về mặt tình cảm của người đi XKLĐ và người thân của họ.

Đối với những tác động tiêu cực thì yếu tố chịu sự ảnh hưởng lớn nhất của XKLĐ là quan hệ gia đình, vợ chồng, con cái. Đây là yếu tố nhảy cảm mà con người rất dễ bị tổn thương.

Một phần của tài liệu anh-huong-cua-viec-xuat-khau-lao-dong-den-muc-song-ho-gia-dinh-tai-xa-van-trach-huyen-bo-trach-tin286 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)