ASTCO TUẦN SAN | SỐ 88 - THÁNG 12 - 2016 | www.astco.com.au
38
cộng_đồng
Việt Nam đã bắt đầu việc nạo vét và xây dựng ở vùng đảo san hô nằm ở vùng biển Đông vốn đang có tranh chấp; các hình ảnh thâu được qua vệ tinh cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang hành động để củng cố chủ quyền của Việt Nam ở vùng biển Đông chiến lược.
Hoạt động thâu nhận được, qua vệ tinh, ở vùng đảo san hô Ladd Reef, thuộc vùng đảo Hoàng Sa (Spratly Island) có thể làm đối thủ chính của Hà Nội ở vùng biển Đông là Bắc Kinh nổi giận; Bắc Kinh vốn cáo nhận chủ quyền toàn bộ vùng biển Đông và phần lớn vùng biển giàu tài nguyên.
Đảo san hô Ladd, nằm ở vùng tây nam vùng đảo Trường Sa, thường bị ngập nước khi thủy triều lên, nhưng nơi đây có một hải đăng và cơ sở đồn trú của một nhóm nhỏ bộ đội Việt Nam. Đảo san hô này cũng được Đài Loan cáo nhận có chủ quyền. Một bức hình chụp qua vệ tinh hôm 30 tháng Mười Một, do hãng vệ tinh Planet Labs, đặt tại Mỹ, phổ biến, cho thấy một số tàu thuyền hoạt động trong eo biển mới đào nằm giữa hòn đảo và biến.
Tuy không thể xác định được chắc chắn mục đích của hoạt đông này, nhiều nhà phân tích nói là việc đào vớt như vậy là để chuẩn bị xây dựng những cơ sở kiên cố hơn trên đảo. Ông Trevor Hollingsbee, nhà phân tích tình báo hải quân nay đã về hưu từng làm việc với bộ Quốc phòng Anh quốc, nói là “Chúng ta có thể thấy, trong điều kiện môi trường này, Việt Nam không tự tin toàn diện về mặt chiến lược nên… họ đang cải thiện nhanh chóng việc tự vệ.” “Họ đang làm bất cứ việc gì có thể làm được để hóa giải tình trạng bấp bênh – và tiền đồn xa xôi ở đảo Ladd quả là một thực thế bấp bênh.”
Nguồn tin Reuter đưa ra hồi tháng Tám cũng cho hay Việt Nam đang củng cố một số hải đảo với giàn phóng hỏa tiễn lưu động, có khả năng tấn công những cơ sở của Trung Quốc khắp các hải đảo chính ở vùng Biển Đông.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam không đáp ứng yêu cầu Việt Nam bình luận về sự việc. Trong khi đó, phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Lu kang nói trong một cuộc họp báo rằng Trung quốc có ‘chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa, gồm cả đảo san hô Riji; đây là những từ Bắc Kinh dùng để gọi vùng đảo Trường Sa và đảo Ladd. Ông Kang nói là “Chúng tôi kêu gọi các nước liên hệ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền hạn của Trung Quốc, chấm dứt việc chiếm giữ và hoạt động phi pháp và đừng có những hành động có thể làm tình hình thêm phức tạp.”
Vị thế tự vệ
Tàu thuyền tại đảo san hô Ladd không thể được xác đinh rõ trong các hình chụp, nhưng Việt Nam chắc chắn không thể để một nước nào khác thách đố quyền kiểm soát của Việt Nam tại đảo này.
Ông Greg Poling, chuyên gia về vùng biển ở phía Nam Trung Quốc, thuộc trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đặt tại Washington, nói là sự việc vẫn còn chưa rõ công việc ở đảo Ladd sẽ diễn tiến bao lâu và bao xa. Thay vì chỉ là một hoạt động củng cố chủ quyền, hoạt động vớt đất đắp đảo có thể nhằm tăng cường hoạt động của các tàu tiếp liệu và tàu đánh cá. Ông Poling nói là về mặt lý thuyết đảo Ladd có thể có vai trò giúp Việt Nam bảo vệ những hòn đảo khác ở vùng đảo Trường Sa, nơi đang có đường bay được cải thiện và những nhà kho mới được xây dựng. “Việt Nam biết mình không thể tranh cạnh
với Trung Quốc nhưng Việt Nam muốn cài thiện khả năng coi sóc những hòn đảo đó.” Việt Nam từ lâu vẫn ngán ngại chuyện Bắc Kinh dùng sức mạnh quân sự để loại trừ bộ đội Việt nam khỏi 21 hải đảo trong vùng quần đảo Trường Sa – những nỗi lo đó đã leo thang giữa khi Trung Quốc lo xây dựng hải đảo và bất bình vì việc Phi Luật Tân đem Trung Quốc ra tòa, thách đố cáo nhận chủ quyền của Trung Quốc tại vùng đảo có tranh chấp chủ quyền.
Trung Quốc đã đánh chiếm những hòn đảo ở Trường Sa sau trận hải chiến với hải quân còn yếu của Việt Nam hồi năm 1988. Việt Nam cho biết 64 bộ đội Việt Nam bị hạ sát khi cố gắng bảo vệ quốc kỳ ở đảo san hô South Johnson – sự kiện này khó quên đối với Hà Nội.
Hoa Kỳ đã nhiều lần kêu gọi các nước cáo nhận chủ quyền hải đảo nên tránh những hành động làm tăng thêm căng thẳng ở vùng biển Đông, nơi có thủy đạo thương mãi mỗi năm đón hàng hóa mậu dịch trị giá 5 ngàn tỷ Mỹ kim.
Một phát ngôn nhân của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bà Anna Richey Allen, nói là bộ ngoại giao Mỹ biết đến các công việc khẳng định chủ quyền Việt Nam đang thực hiện và bà nói là Hoa Kỳ vẫn thường xuyên nêu lên quan tâm về những hoạt động như vậy của những nước cáo nhận chủ quyền hải đảo.
Bà Allen nói rằng, “Chúng tôi trước sau hằng khuyến cáo là việc cáo nhận chủ quyền và quân sự hóa tại vùng biển Đông đang có tranh chấp sẽ gây nên rủi ro tạo khuynh hướng leo thang tranh chấp và bất ổn. Chúng tôi khuyến khích các nước cáo nhận chủ quyền thực hiện các biện pháp hạ giảm căng thẳng và giải quyết những dị biệt cách hòa hoãn.”
Việt Nam tỏ ra là nước đối đầu chính với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, đã luôn khẳng định chủ quyền tại cả hai vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong khi vẫn luôn nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân. Đài Loan cũng là nước cáo nhận chủ quyền của cả hai vùng đảo, nhưng Đài Loan ở vào vị thế có chung lịch sử với Bắc Kinh. Cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Á châu, thuộc trung tâm Nghiên cứu Quốc Tế và Chiến lược (CSIS), nói là Việt nam đã làm tăng thêm được 120 mẫu Tây đất (49 hectares) vào các cơ sở hải đảo ở Biển Đông trong những năm gần đây.
Nhiều tùy viên quân sự trong vùng cũng nói các vùng Việt Nam nắm giữ được củng cố rất tốt đẹp, có nơi có nhiều đường hầm và hầm ẩn trú, vốn là những nơi có tiềm năng chống cản những cuộc tấn công. Thực tế thì cáo nhận chủ quyền của Việt Nam vốn khiêm tốn so với tieu chuẩn cáo nhận chủ quyền của Trung Quốc.