www.astco.com.au | SỐ 88 - THÁNG 12 - 2016 | ASTCO TUẦN SAN 41
cộng_đồng
hững truyền thống lễ hội Giáng Sinh có lịch sử dài lâu và thường khá bất ngờ. Chia chung những sinh hoạt vui mừng Giáng Sinh với cộng đồng nhân loại, mời bạn xem lại những truyền thống ấy bắt đầu như thế nào.
Ngày Lễ Giáng Sinh
Lễ Giáng Sinh được chọn tổ chức vào ngày 25 tháng Mười Hai, vào thời La Mã, như là cách để khích lệ những người theo tín ngưỡng đa thần giáo cải đẹo theo Thiên Chúa giáo. Những người đa thần vốn mừng dịp lễ hội Saturnalia – kéo dài cả một tuần từ ngày 17 đến ngày 23 tháng Mười Hai. Ngày 25 tháng Mười Hai được chính thức công nhận là ngày lễ Giáng Sinh, sinh nhật của Đức Giê su.
Thoạt đầu, khi dùng ngày 25 tháng Mười Hai làm lễ Giáng Sinh, người theo đạo Thiên Chúa xem ra đã phải dung hòa ít nhiều, vì có nhiều người vẫn muốn tiếp tục mừng dịp lễ nghỉ cả tuần như trước với nhiều lối ăn chơi ‘thả dàn’ cả chuyện tình dục và rượu.
Cây Giáng Sinh
Cây Giáng Sinh, thường là cây thông hoặc cây vả, được trưng bày ở nhà thờ, nơi công cộng và trong nhà. Truyền thống này có thể truy nguyên từ nước Đức hồi thế kỷ 16. Có giải thích cho rằng những người đa
thần giáo thuở xưa từng có tục thờ cây cối, vì vậy người Thiên Chúa Giáo dùng cây Giáng sinh làm cách khích lệ người theo đa thần giáo theo đạo Thiên Chúa. Ban đầu, cây Giáng sinh được trang hoàng bằng thức ăn như chà là, các loại đậu hạt, táo, và về sau là đèn nến. Đèn nên là hình thức đầu tiên để trang hoàng và làm cho cây Giáng Sinh có ánh sáng.
Truyền thống trang hoàng cây Giáng Sinh được tiếp tục ở Bắc Âu, nhưng được thay đổi nhiều ở các nước Âu Châu khác, cho đến ngày nay, đèn điện được gắn vào cây Giáng sinh, cùng với những thứ trang trí khác như trái châu, các giải kim tuyến và hình ảnh vị thiên thần hoặc hình ảnh ngôi sao được đặt trên đỉnh cây Giáng sinh, nhắc nhớ việc thiên thần loan báo và việc ngôi sao chỉ đường đến Bethlehem nơi Chúa Hài Đồng Giêsu giáng sinh.
Ông già Giáng Sinh
Ông già Giáng Sinh khởi đi từ chuyện thánh Nicholas, một trong những vị giám mục thuở đầu của giáo hội Thiên Chúa giáo. Ông già Giáng Sinh chuyên tặng quà cho trẻ nhỏ vào dịp lễ Giáng Sinh 25 tháng Mười Hai; ông cũng tặng quà, bỏ quà vào trong các chiếc vớ cho trẻ nhỏ ở Đức và ở nhiều nước khác vào ngày 6 tháng Mười Hai.
Nhưng ông già Giáng Sinh “Santa Claus’ - tên này xuất phát từ tên Sinterklaas, là tên người Hòa Lan gọi ông già Giáng Sinh –
có vẻ mặt đỏ hồng, vui tươi, râu dài trắng xóa, mặc áo khoác ấm màu đỏ, cưỡi xe nai kéo và làm việc với những người “thiêng thấp bé” (elves) sống ở Bắc Cực là việc con người thời cận đại chế ra. Hình ảnh ông già Giáng Sinh như vậy đã được một họa sĩ đồ họa diễn đạt vào cuối thế kỷ 19 và rồi hình ảnh ông giá Giáng Sinh đó được ‘thương mại hóa’ thêm nữa qua những hình ảnh quảng cáo của món nước Coca Cola vào khoảng những năm 1930 thế kỷ 20.
Tiệc Giáng Sinh
Tại nhiều nước, người ta mừng lễ Giáng Sinh với món gà tây quay. Bữa tiệc giáng sinh truyền thống tại các nước Tây Âu là món gà tây quay, ăn chung với khoai tây và rau cải. Trước khi gà tây được dùng vào bữa tiệc Giáng Sinh ở các nước Tây Âu, người ta thường ăn thịt ngỗng hoặc gà trống và những người giàu có, ăn cả công hoặc thiên nga.
Pháo giựt
Pháo giựt (crackers) là loại pháo được dùng trong các bữa tiệc Giáng Sinh; thường là hai người cùng giựt – pháo phát ra tiếng nổ vui tai - và có người giựt thắng được món quà nho nhỏ ở trong pháo giựt. Thường pháo giựt có chứa một mảnh giấy ghi truyện tiếu lâm, một cái nón bằng giấy mỏng và một món đồ chơi hay câu đố. Pháo giựt được ông Tom Smith, chủ một
N