Trung Quốc ‘ngăn sông cấm chợ’ những người Hương Cảng biểu tình

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-37 (Trang 33 - 35)

35

www.astco.com.au | SỐ 37 -THÁNG 12 - 2014 | ASTCOTUẦN SAN

cộng_đồng

Xe tăng và quân bộ chiến xâm lấn nước đàn em, trục xuất gián điệp kiểu ăn miếng trả miếng, những trò chơi quân sự cò cưa liên hệ đến máy bay thả bom nguyên tử và hỏa tiễn ngăn chận, cắt nguồn cung ứng hơi đốt, bất bình trao đổi công hàm ngoại giao … - nếu những điều này nghe quen thì quả là đúng thật rồi! Các tựa báo chính từ Mạc Tư Khoa đến Hoa Thịnh Đốn và từ Sydney đến Kiev tất cả đều có điểm chung: Chiến tranh lạnh tái diễn.

Có thể! Những căng thẳng gia tăng giữa nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin và các nước Tây phương do Mỹ dẫn đầu chắc chắn làm người ta nhớ đến những ngày cũ tệ hại về nhiều lãnh vực quan trọng. Chiến tranh lạnh, thế bí toàn cầu trọng đại về chính trị, quân sự và ý thức hệ, bắt đầu khoảng cuối thập niên 1940s và tiếp diễn mãi đến khi Liên bang Sô Viết tan rã năm 1991, một biến cố về sau này ông Putin quy kết là bi kịch lớn nhất của thế kỷ 20.

Nhưng lần này chiến trận có quy mô nhỏ hơn, chiến tuyến kém rõ rệt hơn. Và cái cò súng đặc thù vực lại cuộc chiến tranh lạnh là việc Crimea bị sát nhập vào nước Nga hồi tháng Ba.

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane tháng 11 cho thấy phương Tây nực lắm chuyện Ukraine và, rộng hơn, về chuyện thấy được hành vi đối đầu, bành trướng và thường là bất hợp pháp của chế độ Putin,

gồm cả việc chế độ này can thiệp quân sự vào Georgia trước đây khó ai quên được. Khi gặp ông Putin, Thủ tướng Gia Nã Đại, ông Stephen Harper nói là, “Tôi đoán tôi sẽ bắt tay ông, nhưng tôi chỉ có một điều nói với ông là ông cần rời khỏi Ukraine.” Các ông David Cameron (Thủ tướng Anh) và Barack Obama cũng trao gửi những thông điệp tương tự nhưng ngôn ngữ bớt phần thù nghịch hơn.

Ông Putin đã rời hội nghị thượng đỉnh sớm. Sau đó, trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình Đức, ông phàn nàn là các nước phương Tây đang đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Ông Putin lập lại nỗi đau rằng việc phát triển thành viên của Khối Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 1999 là cuộc thay đổi cò cưa địa lý chính trị mà nước Nga buộc lòng phải đối phó. Ông nói là việc đối phó đó bao gồm việc tái lập những chuyến bay có nhiệm vụ dội bom chiến lược để đối lại với những hoạt động tương tự của Mỹ tại những vùng bao quanh nước Nga. Ông Putin cũng nói là “Nato và Mỹ có căn cứ quân sự khắp địa cầu, gồm cả những vùng gần biên giới chúng tôi và số lượng các căn cứ quân sự đó đang ngày càng tăng. Hơn nữa, chỉ mới đây thôi, các lực lượng biệt động lại được bố trí gần các vùng biên giới của chúng tôi (ý chỉ các thao dượt của Nato ở các nước vùng biển Baltic). Quý vị nhắc đến nhiều thao dượt,

phi vụ và vận hành hải quân [của Nga] v.v… Tất cả những việc này có đang tiếp diễn? Có, đúng như vậy.”

Những điềm báo về việc đối đầu đang trỗi lên giữa nước Nga và phương Tây không khó thấy. Một tường trình gần đây của Hệ thống Nối kết Lãnh đạo Âu châu nói là các cuộc đụng độ quân sự đã nhảy lên mức chiến tranh lạnh, với 40 vụ nguy hiểm và nhạy cảm được ghi nhận trong tám tháng qua. Tuy nhiên, bất cứ cuộc đối đầu mới kiểu chiến tranh lạnh nào cũng khác biệt về tầm cỡ so với cuộc ‘xung đột đóng băng / frozen conflict’ thời hậu bán thế kỷ 20. Mạc Tư Khoa có ít bạn bè ở Đông và Trung Âu, và trong thế giới rộng lớn hơn, việc Mạc Tư Khoa thiếu đồng minh càng thêm rõ rệt. Những Nigeria, Ba Tây, Nam Dương và Nam Phi không hề mong được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn về quân sự hay chính trị. Trung Quốc coi Nga là nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu. Phía phương Tây cũng có những suy xét tương tự. Khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ tuyên bố mình chiến thắng, trả cho mình phần cổ đông hòa bình bằng hình thức giảm chi quân sự và hãnh diện rằng thời một mình một cõi đã đến với mình – nghĩa là nước Mỹ giữ được quyền hành độc tôn trên thế giới. Một phần tư thế kỷ sau đó, sự hãnh tiến thái quá đó, cũng như tin tưởng của thế giới đối với sự lãnh đạo của nước Mỹ, đã biến mất. Nói cách khác, nếu Mỹ và Nga muốn đụng độ với nhau thì lần này mỗi nước sẽ có ít nước ủng hộ hơn. Trung Quốc và các cường quốc của thế kỷ 21 có thể khoái chuyện các cường quốc ‘cũ’ đang bị hao mòn trong một cuộc giao tranh khốc liệt mới.

Nói về mặt ý thức hệ, cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Cộng sản Marxist và Tư Bản Thị trường Tự do đã bốc hơi nhiều lắm. Cuộc đấu tranh đó được thay thế bằng cuộc thi đua các giá trị - chẳng hạn như bầu cử tự do và công bằng, tôn trọng nhân quyền, tự do ngôn luận và đi lại, tương dung tôn giáo và thượng tôn luật pháp mà Mỹ và các nước đồng minh Tây Âu đã đi đầu - và một hệ thống dân chủ bị quản chế, với quyền cai trị tập trung trong tay thiểu số và giới hạn tự do cá nhân hòng đổi lấy những lợi ích kinh tế như đã được thực hiện tại Nga của Putin, Trung Quốc và các nước đang lên khác. Cũng vậy, một số những điều quá tệ hại của chiến tranh lạnh, như những cuộc chạy đua võ trang tốn kém tiền tỷ đô la, hiện nay không còn nhiều nữa.

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-37 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)