- Chúng tôi sẽ kết hợp qúi vị đi cùng khách hàng tham gia “Dream tour” để tận mắt thấy sự thay đổi rỏ ràng ( chi tiết xin liên lạc để được hướng dẫn).
lễ_hội, du_lịch, giải_trí
H
Des Ng. trên đỉnh cao ốc lúc đêm về tại Hương Cảng. Des Ng and Lawrence Tsui trên đỉnh trời Hương Cảng.
lễ_hội, du_lịch, giải_trí
41
www.astco.com.au | SỐ 37 -THÁNG 12 - 2014 | ASTCOTUẦN SAN
nhà thám hiểm đô thị rất vui sướng được di đến những nơi đặc biệt để trải nghiệm những khám phá kỳ thú.
Des Ng kể là, “Tôi có gặp nhiều người leo đỉnh cao ốc. Họ làm vậy không phải để được nổi tiếng nhưngg để tìm cảm giác thư thái, được thoát khỏi đời sống sống đô thị.” Hương Cảng là thành phố thu hút nhiều người leo đỉnh cao ốc và những nhà thám hiểm đô thị từ ngoại quốc đến. Năm nay có hai nhóm rất nổi tiếng, đến Hương Cảng thám hiểm. Hai nhóm này đều đã phát hành nhiều phim video, gồm cả khu vực mái nhà cao ốc The Centre, nơi nhóm Exthetics có hình ‘mình chụp mình’ đang ăn chuối.
Một tay thám hiểm đô thị, gốc Nga, Alexander Remnev, thuộc nhóm “Crazy Russians” nói là “Chúng tôi chọn Hương Cảng vì thành phố này có nhiều nhà chọc trời.” Alexander viết về chuyến thám hiểm của mình là “Từ đỉnh cao ốc, tôi thấy những tòa nhà khác đều trông rất nhỏ bé. Ở đỉnh cao đó, mọi thứ đều yên tĩnh.” Hai thanh niên khác, cũng người Nga, Vitaliy Raskalov và Vadim Makhorov - từng nổi tiếng với việc phát hành video kể chuyện họ leo lên tòa nhà cao hàng thứ nhì trên thế giới là Shanghai Tower ở Thượng Hải - cũng đã đến thăm Hương Cảng. Vitaliy nói là, “Thượng Hải lớn hơn Hương Cảng, nhưng Thượng Hải bị ô nhiễm và lạnh. Ở Hương Cảng, các tòa cao ốc rất gần nhau và từ dưới đất nhìn lên, chúng tôi chọn được ngay tòa nhà nào gần nhất để trèo lên thám hiểm. Hương Cảng không bị ô nhiễm và lúc nào cũng rực nắng.”
Daniel Lau nói là, “Trong 100 tòa cao ốc thuộc hàng cao nhất thế giới, thì hơn 50 cao ốc loại đó ở Hương Cảng. Vì vậy Hương Cảng hấp dẫn được nhiều nhà thám hiểm đô thị.”
Daniel Lau cũng có điều lo ngại là khi Hương Cảng thêm nổi tiếng về thú chơi táo bạo leo đỉnh cao ốc thì việc ganh đua giữa các nhóm thám hiểm sẽ gia tăng và như vậy những chuyện hiểm nghèo cũng sẽ gia tăng như đã từng xảy ra ở nhiều nơi.” “Ở bên Nga chẳng hạn, họ tranh nhau trở thành nhóm đầu tiên leo lên mái nhà của một cao ốc nào đó hoặc chụp bức hình ‘dễ nễ’ nhất nào đó. Nhóm Exthetics chúng tôi không chủ trương làm những việc như vậy. Chúng tôi biết giới hạn của mình.”
Nguồn:
South China Morning Post
Daniel Lau với nhóm “Người Nga Điên Cuồng”
Des Ng lững thửng giữa chốn không trung Hương Cảng.
lễ_hội, du_lịch, giải_trí
“Thì giống như lúc trước anh nói với em, anh và Nhị Ca lớn lên mỗi người một cách. Anh đến đây với bố trước; hồi đó anh mới mười ba tuổi và lúc nào anh cũng sống chung với bố. Còn khi Nhị Ca đến đây thì ngay từ đầu nó đã sống một mình tự lập. Nó không muốn làm nghề giặt ủi. Lúc đầu nó làm tiếp viên cho mấy tiệm ăn, về sau nó tự tìm lấy công việc làm. Bố thì lúc nào cũng phải nhờ cậy ít nhiều ở anh. Anh không bao giờ nghĩ đến việc bỏ bố một mình ra sống riêng. Làm như vậy không đúng.”
“Nhưng đến bây giờ, Freddie sống tự lập mà chú ấy không giúp đỡ gia đình gì cả, trong lúc vợ chồng mình cái gì cũng phải chia sẻ với gia đình.”
“Nó bảo là nó phải để dành tiền làm đám cưới. Flora à, cả nhà mình xưa nay sống như vậy là đúng đó em. Cả nhà mình có thể để dành được ít vốn liếng, bố mẹ và vợ chồng mình cùng làm việc với nhau. Anh thấy được lắm.”
“Em không có ý phàn nàn nhưng em thấy chuyện như vậy kỳ quá. Nếu anh thấy được thì em cũng thấy được. Nhưng với cái mửng con nhỏ đó, em thấy chú ấy làm sao mà để dành tiền được.”
“Anh cũng nghĩ vậy. Nhưng đó là chuyện của nó, em à.”
“Chú ấy có thương thiệt con nhỏ đó không, anh?”
“Anh nghe nói là nó đi chơi với cổ dữ lắm.
Hai đứa đi đánh bạc với nhau nữa. Bố cũng biết điều đó.”
“Thường thì người ta nói gia đình nào cũng có một đứa con ngỗ nghịch cả mà. Nhưng như vậy thì làm sao bố chấp nhận được?”
“Dĩ nhiên rồi, làm sao bố chịu được. Nhưng dù không chịu đi nữa thì bố làm gì được? Freddie lúc nào cũng sống xa gia đình, bố đối xử với nó cũng khác nữa.” Flora thò tay tắt đèn và nói, “Em chỉ muốn là cả nhà phải công bằng với anh” và trườn mình nằm xuống, ngủ.
3
Nhị Ca đang sống những ngày thật vui vẻ. Anh ta thường nói, ‘Cuộc đời đã ưu đãi tôi’ hoạc ‘Đất Nữu Ước này chơi được với tôi lắm.’ Có một lần Tom gặp anh mình ngồi trong phòng, tóc tai bờm xờm, chân duỗi thẳng gác trên bàn giấy, chiếc áo sơ mi bó lấy tấm thân lực lưỡng nhấp nhô lên xuống theo nhịp thở. Giọng nói của Nhị Ca vốn rất lớn. Nhị Ca tuyên bố, tất cả đều do sữa của đất Mỹ, ‘Người anh toàn là sinh tố. Anh không bao giờ bị cảm, bị đau gì ráo, dù chỉ một ngày.’ Thực ra Nhị Ca đúng là người rất khỏe mạnh. Càng nhìn kỹ Nhị Ca, Tom càng thấy Nhị Ca khó hiểu. “Nhị Ca có hạnh phúc không?”
“Hạnh phúc hả? Em muốn nói sao? Hạnh phúc về cái gì mới được chứ?”
“Về công việc anh đang làm, về tất cả những người xung quanh anh, về tất cả
những chuyện trong đời sống ạ.”
“Tom nói làm anh tức cười quá hà. Tại sao em lại bận tâm về những chuyện xảy ra trong đời sống này chứ? Mà em thấy đó, anh làm việc được. Anh kiếm được nhiều tiền. Người Mỹ thích anh. Anh có công ăn việc làm ngon lành.”
“Em không phải nói những chuyện đó. Em muốn nói là khi anh ở một mình trong phòng này, anh làm cái gì?”
“Anh làm gì hả? Anh nghe ra đi ô.” “Anh có nghĩ chuyện gì khác không?” “Nghĩ hả? Anh bận rộn quá, chẳng nghĩ gì cả. Anh sống khỏe ru à. Anh chưa bao giờ được cắp sách đến trường, nhưng anh vẫn ngon lành đây này. Có bao giờ em thấy anh mở một quyển sách nào ra đọc không? Tom, anh dám nói với em là từ ngày em đặt chân đến Mỹ, em chưa bao giờ thấy anh mở một quyển sách. Nhưng anh làm biết bao nhiêu việc, thành công như thế nào rồi, anh đâu cần phải suy nghĩ gì nữa. Vậy thôi.”
“Anh có gặp rắc rối, trở ngại gì không?: “Trở ngại cái gì chứ? Anh không bao giờ cho phép một trở ngại nào cản trở anh cả.” Tom không thể nói hết được những gì nó muốn nói. “Là người chắc chắn phải có đủ loại vấn đề rắc rối, vấn đề cá nhân chứ anh – Chẳng hạn người ta muốn sống kiểu như thế nào – muốn lập gia đình như thế nào… Ý em muốn nói những rắc rối, trở ngại kiểu như vậy đó, Nhị Ca.”
“Sure! Anh muốn lấy vợ.”
“Em không có ý nói…” Tom ngừng lại. Hai anh em đang nói chuyện như thể mỗi người đang có một thứ ngôn ngữ riêng. Đời sống phải là tốt hoặc xấu: Đời sống phải có một ý nghĩa nào đó. Nhưng nó không bao giờ có thể làm cho Nhị Ca hiểu được suy nghĩ của nó.
“Này, này, em nghĩ sao về chị Sing Toy, hả Tom? Em có thích chỉ không?”
“Không thích lắm,” Tom nói dịu giọng và thẳng thắn, “Như vậy có sao không ạ?” “Không sao cả. Cổ là cô gái dễ thương, còn trẻ, giống hệt như gái Mỹ, vui vẻ, chịu chơi. Nếu anh thấy thích cổ, anh sẽ cưới cổ.”
“Cổ có thích anh không?”
“Em hỏi tếu quá à. Dĩ nhiên là cổ ưa anh chứ. Anh sẽ mua cho cổ một căn nhà. Một căn apartment hai phòng. Anh đang nghĩ đến chuyện đó. Và anh thấy rất hãnh diện mỗi khi đi ngoài đường với cổ. Cổ nói tiếng Anh giỏi lắm à. Em phải nói chuyện này cho Eva biết nghe. Chỉ có điều cổ còn hơi ham chơi một chút.”