Về thất thủ kinh đô

Một phần của tài liệu bantin7 (Trang 28 - 29)

Các tác giả đều thống nhất về chính nghĩa của cuộc đấu tranh chống Pháp ở kinh đô, nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch nên cuộc tập kích quân Pháp vào Tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá rạng ngày 5/7/1885 của quân đội Triều đình Hàm Nghi nhanh chóng bị thất bại đã để lại hậu quả hết sức đau đớn cho nhà Nguyễn và người dân xứ Huế. Tác giả Phan Thuận An cho rằng:“Phe chủ chiến hạ quyết tâm tấn công Pháp là vì lòng yêu nước thiết tha, không chịu

đựng nỗi nhục quốc thể được nữa, quyết chí giành lại nền tự chủ độc lập cho nước nhà, nhưng “lực bất tòng tâm”.

Sau thất bại của phe chủ chiến, quân Pháp đã tràn vào Kinh thành mặc sức cướp của giết người, Huế bị đổ nát, cảnh chết chóc diễn ra ghê rợn, Thạc sĩ Lưu Anh Rô, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng ghi lại lời của P. Pène Sifert-một nhân chứng của vụ cướp phá hôm đó kể rằng“Với những bản mục lục tài sản đã có trước ngày 5/7/1885 cầm tay,

người Pháp đã lấy ở nhà, ở các đội than binh, 113 lượng vàng, 742 lượng bạc, 2.627 quan tiền. Tại cung bà Thái hậu, mẹ vua Tự Đức, 228 viên kim cương, 266 đồ nữ trang nạm kim cương, ngọc trai và đá quý, 271 đồ dùng bằng vàng; tại các lăng Thiệu Trị, Minh Mạng, Gia Long, đầy ắp những đồ dùng cá nhân của các vua đó lúc sinh thời. Tất cả những thứ gì có thể lấy mang đi được; vương miện, đai lưng, đệm trải nhà, nệm giường, áo đại lễ, gường và bàn trò chạm trổ, chậu thau, lồng ấp, mùng

LTS: Nhân kỷ niệm 130 năm ngày thất thủ Kinh đô và khởi phát Phong trào Cần Vương, ngày 21/7/2015, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương”. Đây là Hội thảo chuyên đề với quy mô quốc gia đầu tiên về một chủ đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có giá trị thực tiễn đối với Thừa Thiên Huế và nhiều địa phương trên cả nước với sự tham gia của 30 tác giả và 23 bài nghiên cứu được in trong kỷ yếu. Có 04 nhóm chủ đề được trình bày tại hội thảo gồm: Thất thủ kinh đô; Phong trào Cần Vương; Một số nhân vật tham gia trong biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương; Di sản và vấn đề bảo tồn. Tại Hội thảo, các đại biểu đã dành nhiều thời gian để thảo luận về một số vấn đề liên quan như: mục tiêu Pháp đánh chiếm Kinh đô Huế và hậu quả của nó; Vai trò của vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường và các nhân vật khác trong biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương; Nguyên nhân thất bại của cuộc tập kích quân Pháp tại kinh thành Huế và phong trào Cần Vương; Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy tác dụng các di tích, di vật liên quan đến biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương tại Thừa Thiên Huế và các tỉnh có liên quan…

Nhân sự kiện này, Bản tin Khoa học và Công nghệ xin trích giới thiệu bài nghiên cứu “Biến cố Kinh đô Huế và phong trào Cần Vương” của PGS.TS Đỗ Bang (Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế) và bài nghiên cứu “ Đài tưởng niệm: Sự biến và nghi lễ thất thủ Kinh đô 23/5 trong đời sống Huế” của TS. Trần Đình Hằng (Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia tại Huế).

VĂN HÓA - XÃ HỘI

và mà cửa bằng lụa thiêu, lư hương, ấm pha trà với những chiếc khay, cho đến cả những ống tăm xỉa răng… Tại các ngân khố hoàng gia, cướp đi một số vàng, trị giá khoảng 24 triệu Francs… Một vụ cướp phá trắng trợn như vậy, kéo dài hai tháng ròng, nổi tiếng một cách đáng buồn gấp nhiều lần hơn so với những vụ cướp phá Cung điện Mùa hè tại Bắc Kinh… Cái đã làm cho chính Nguyễn Văn Trường cũng phải khóc là việc thiêu hủy kho lưu trữ của hầu hết các Bộ và của Quốc gia thư viện; những thiệt hại của phòng biên niên sử (Quốc Sử quán) của Quốc gia Ấn quán, mà các bộ chữ Hán rời đã biến mất”

Tác giả Hồ Vĩnh cũng cho rằng: “Sau biến cố năm 1885, kho tàng vàng bạc cùng nhiều vật quý, như nạm ngọc kim cương, ấn tín của triều đình Huế hầu như cạn kiệt. Những đồ tự khí bằng vàng thờ trong Thế Miếu (Hoàng Thành Huế) điều bị quân Pháp lấy sạch”.

Tác giả Lưu Anh Rô cung cấp thêm thông tin từ một tờ báo in tại Huế sau 50 năm của biến cố Kinh đô: “Trong những túp nhà tranh tan tành, chúng ta thấy những người cụt tay, cụt chân, lòi ruột, toạc đầu, quằn quại trong vũng máu. Thỉnh thoảng họ cố trương hai mắt lên rồi mặt mày nhăn nhó, họ nhóm chút sức tàn

lê mình ra một đoạn lại quỵ xuống một cách đau đớn, thất vọng. Một anh thầy bói hai mắt mù tịt, tay cầm giã hạc đương quơ chiếc gậy tre trong một xó vườn hoang. Người chết không chỗ nào không có: Trong nhà, ngoài đường, dưới hồ, bên thành. Nhiều nhất là quãng Tịnh Tâm và Tàng thư. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ hơn ngàn rưỡi con người bị thiệt mạng. Đó là phần người mình, còn người Tây chỉ có 23 người chết và 11 người bị thương nặng.

Tác giả Trần Đại Vinh cho biết về một sự thật của Huế sau ngày 5/7/1885 qua báo cáo của Tướng Prud,home: “Xác của 1500 người An Nam cho thấy những thiệt hại của kẻ thù ít nhất cũng gấp đôi thế, vì theo tập quán họ đã mang đi rất nhiều và mang tất cả những người bị thương đi vì họ sợ chúng ta sẽ cắt xẻo hay đối xử tàng nhẫn... Do không thể chôn cất hết những người An Nam chết, người ta đã vứt một phần vào các kênh đào và phần còn lại thì đem hỏa thiêu.

Hành động tội phạm này về sau bị nhiều quan chức người Pháp lên án gay gắt, trong đó có Félix Philastre (viên Trú sư thời Tự Đức): “Nước An Nam không hề cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Những việc chúng ta làm tại đây chỉ là một tội nghịch nhân loại. Chúng ta

bóp chết một nền văn minh rất cổ xưa và rất đáng kính”.

Ngày 5/7/1885 là ngày Kinh đô quật khởi, nhưng cũng là ngày “trọng tang”, ngày đau buồn tột cùng của người dân xứ Huế.

Một phần của tài liệu bantin7 (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)