PHẢI HIỂU THẾ NÀO VỀ TỨ TƯỚNG CỦA NHƯ LAI NÓ

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 68 - 72)

Tu Bồ Đề! Với vấn đề chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả, có ngƣời cho rằng Nhƣ Lai nói có bốn tƣớng nhƣ vậy.

Tu Bồ Đề! Ông hiểu thế nào? Ngƣời đó có hiểu ý Phật nói chăng?

-Bạch Thế Tôn! Không. Con cho rằng ngƣời đó không hiểu ý Nhƣ Lai nói. Vì sao? Vì Nhƣ Lai nói ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả tƣớng không phải

ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả tƣớng, gọi là ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả tƣớng vậy thôi.

Tu Bồ Đề! Với tất cả pháp, ngƣời phát tâm Vô Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác, nên biết bằng cái biết nhƣ thị, thấy bằng cái thấy nhƣ thị và tin hiểu nhƣ thị, đừng sanh tƣớng chấp.

Tu Bồ Đề! Tƣớng pháp, Nhƣ Lai nói chẳng phải tƣớng pháp, gọi là tƣớng pháp, vậy thôi.

TRỰC CHỈ

NGÃ KIẾN là sự phân biệt chấp mắc về cái TA, cái TÔI. Cho TA có cái TA chân thƣờng vĩnh cửu bất biến. Nếu chấp nhƣ thế là một quan niệm rất sai lầm.

Theo giáo lý Phật, không có cái TA cái TÔI nào thực NGÃ bất biến cố định trƣờng tồn. Cũng nhƣ vũ trụ vạn hữu không có cái gì cố định đứng yên mà không vận động. Mọi sự vật đều tồn tại trong quá trình sanh diệt, diệt sanh luôn luôn trong trạng thái vô thƣờng, vận động. Chính vô thƣờng mới là thực nghĩa của chân thƣờng

…”Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ, nhất chi mai”

Bản thân con ngƣời, chỉ là một giai đoạn đứng yên tƣơng đối hoặc ngắn hoặc dài của một hiện tƣợng CHÖNG SANH.

Bảo đừng chấp NGÃ, ý Phật muốn dạy cho các đệ tử cái tinh thần: mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình, cái tinh thần vị tha vô vị kỷ ấy. Có nhƣ thế để xây dựng cho con ngƣời, cho xã hội loài ngƣời một cuộc sống an vui, hạnh phúc và hòa bình, tƣơng thân tƣơng ái.

Sự thật, NGÃ KIẾN hay NGÃ TƢỚNG không có một hình sắc một tƣớng mạo gì. NHƠN KIẾN cũng thế. Nó là sự phân biệt, sự kỳ thị ở ý thức con ngƣời: Ta là ta, tụi nó không phải ta. Tụi nó là phe của bọn mày.

Phật bảo xóa đi cái NHƠN KIẾN, nhằm dạy cho đệ tử mình hãy sống với tinh thần đại bi đồng thể. Hãy thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân. Đừng làm đau khổ cho chúng sanh, vì làm đau khổ chúng sanh là làm tổn thƣơng đến một vị Phật.

Sự phân biệt kỳ thị, hành động gây đau khổ chúng sanh, tự nó trái chân lý, ngƣợc lại nếp sống tốt đẹp thân ái của loài ngƣời. Phật gọi sự chấp mắc, gây ra sai trái đó, là NHƠN TƢỚNG, vậy thôi.

Sự thật chẳng có cái cụ thể nào là hình dáng sắc màu của NHƠN TƢỚNG. Thế nào là chúng sanh tƣớng?

GIẢ CHÖNG DUYÊN NHI SANH CỐ VIẾT CHÖNG SANH. Đó là tƣớng vạn pháp do nhân duyên hòa hợp mà sanh. Nó là núi, là sông, đất liền, cỏ cây, hoa, lá. Nó là trời, mây, non, nƣớc, ngân hà thiên thể trong vũ trụ bao la . Nó là đền, đài, nhà, phố, là miếu mạo, đình chùa. Nó là bình, bàn, ly, lọ, là trƣờng kỷ, ấm chè. Nó là ô tô, máy kéo, quạt máy, ti- vi…Nói chung tất cả là hiện tƣợng vạn hữu đều gọi là chúng sanh cả, vì cùng một tính chất : DO NHÂN DUYÊN HÕA HỢP MÀ SANH.

Tƣớng duyên sanh của vạn pháp, Phật học cho đó là tƣớng NHƢ THỊ . Ngƣời Phật giáo nhìn vạn pháp qua cái chân lý NHƢ THỊ ấy:

….Do nhất thiết chủng thức NHƢ THỊ NHƢ THỊ biến Dĩ triển chuyển lục cố

(Do nhất thiết chủng thức

Nó biến NHƢ VẬY NHƢ VẬY Do sức vận động Hiện tƣợng vô vàn sanh)

Bảo đừng chấp CHÖNG SANH TƢỚNG có nghĩa là bảo phải nhìn hiện tƣợng vạn pháp qua cái nhìn NHƢ THỊ: NHƢ THỊ tri, NHƢ THỊ kiến,NHƢ THỊ tín giải….bất sanh PHÁP tƣớng.

Sự thật chúng sanh kiến hay chúng sanh tƣớng, tự nó chẳng có cái riêng, ngoài sự vật đang tồn tại.

Thế nào là một THỌ GIẢ TƢỚNG? Đó là tƣớng sanh diệt, diệt sanh của sự vật. Nó biểu hiện tính vô thƣờng vận động của sự vật hiện tƣợng trong một giai đoạn đứng yên tƣơng đối.

Bảo đừng chấp THỌ GIẢ, có nghĩa là bảo phải nhận thức sâu sắc cái quy luật trở thành công lệ: vô thƣờng vận động, hằng chuyển của hiện tƣợng vạn pháp. Đừng chấp mắc khƣ khƣ, để rồi đau khổ vô lý, khi nhìn mọi vật phủ định lấy nhau, để phát triển cái mới ào ạt không ngừng trong vũ trụ thiên nhiên, trong cuộc sống của xã hôi loài ngƣời không ngừng tiến lên đỉnh cao của trí tuệ.

Nhận thức nhƣ vậy, ta thấy THỌ GIẢ TƢỚNG không có tƣớng gì!

CHẤP NGÃ NHƠN CHÖNG TỨC LÀ CHẤP NGÃ

CHẤP SANH THỌ GIẢ TỨC LÀ CHẤP PHÁP

Chấp ngã tƣớng là NGÃ bản thân

Chấp chúng sanh tƣớng là chấp pháp, mặt không gian. Chấp thọ giả tƣớng là chấp pháp mặt thời gian.

Do đó:

NGÃ KIẾN, NHƠN KIẾN, CHÖNG SANH KIẾN, THỌ GIẢ KIẾN NHƢ LAI NÓI KHÔNG CÓ NGÃ KIẾN, NHƠN KIẾN, CHÖNG SANH KIẾN, THỌ GIẢ KIẾN, GỌI LÀ NGÃ KIẾN, NHƠN KIẾN, CHÖNG SANH KIẾN, THỌ GIẢ KIẾN VẬY THÔI.

---o0o---

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)