NGƯỜI ĐỆ TỬ PHẬT PHẢI LÀM GÌ ĐỂ CÓ ĐƯỢC PHƯỚC ĐỨC NHIỀU?

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 26 - 28)

ĐỨC NHIỀU?

Đức Phật bảo: Tu Bồ Đề! Ông hãy tƣởng tƣợng: Nếu số sông Hằng nhiều bằng số cát của sông Hằng thì số sông Hằng đã là nhiều vô số kể. Nói đến số cát của những sông Hằng kia quả là vô lƣợng vô biên, vƣợt ngoài con số tính toán suy lƣờng.

Tu Bồ Đề! Nhƣ Lai nói thật cho ông biết: Nếu có thiện nam thiện nữ nào đem thất bảo chứa đầy cõi tam thiên đại thiên và nhiều bằng số cát của những sông Hằng kia dùng làm việc bố thí, ngƣời nầy đƣợc phƣớc rất nhiều.

Nhƣng nầy! Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam thiện nữ nào thọ trì đọc tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật, rồi giảng nói cho ngƣời khác nghe , nếu không đƣợc nhiều thì chừng bài kệ bốn câu, phƣớc đức của ngƣời nầy nhiều hơn ngƣời bố thí của cải trƣớc.

Nỗi thống khổ của con ngƣời có nhiều dạng khác nhau, nhƣng chung quy có hai thứ: khổ thân và khổ tâm.

Giúp cho ngƣời bớt khổ thân thì giúp cho của cải vật chất.

Giúp cho con ngƣời hết khổ tâm thì giúp cho sự hiểu biết chân lý, thông qua giáo pháp Phật. Giúp cho của cải vật chất đem lại sự an vui hiện tại trong cuộc sống gia đình. Giúp cho giáo pháp Phật hiểu biết chân lý sẽ đem lại an vui giải thoát giác ngộ cho hiện tại và tƣơng lai. Theo giáo lý Phật, hành vi của cuộc sống hiện tại, ảnh hƣởng sự vui khổ của con ngƣời trong hiện tại cả tƣơng lai. Vật chất tồn tại khách quan trong quá trình vận động sinh diệt, diệt sinh của nó. Con ngƣời là một dạng vật chất, ngũ uẩn hợp thành, con ngƣời cũng tồn tại, cũng theo quá trình sinh diệt, diệt sinh. Nhƣng con ngƣờ khác vạn vật ở chỗ con ngƣời có tạo tác hành vi. Hành vi tạo tác thiện ác của con ngƣời sẽ là một dẫn lực hấp dẫn con ngƣời đến hậu quả an vui hay sầu khổ.

Nghiệp nhân (hành vi) thiện ác, quả báo khổ vui hấp thụ nhau trong định luật “Đồng khí tƣơng cầu” “Đồng thanh tƣơng ứng”. Theo giáo lý Phật, vạn tƣợng vật chất và con ngƣời vật chất cùng có chung một bản tánh chơn nhƣ. Tánh chơn nhƣ tác động vào vạn tƣợng vật chất gọi là Pháp tánh. Tánh chơn nhƣ tác động vào con ngƣời vật chật gọi là Phật tánh. Tánh chơn nhƣ duy thức học còn gọi là tánh THẮNG NGHĨA là THỰC TÁNH DUY THỨC.

Duy thức luận nói:

“Thử chƣ Pháp thắng nghĩa. “Diệt túc thị chân nhƣ “Thƣờng nhƣ kỳ tánh cố “Tức duy thức thực tánh.”

Giúp cho của cải vật chất dù nhiều vô lƣợng vô biên, nhƣng sự giúp đỡ đó chỉ trừ đƣợc khổ thân cho con ngƣời trong giai đoạn. Với giáo lý Phật, nếu

con ngƣời chỉ biết hƣởng thụ dục lạc cho thỏa mãn hả hê trong hiện tại mà không gieo hạt giống lành, trồng nhơn tốt là một thiếu sót lớn lao. Theo giáo lý Phật, chết không có nghĩa là đoạn diệt. Cũng nhƣ vật chất có hƣ hoại nhƣng hƣ hoại không có nghĩa là vĩnh viễn tiêu ma.

Hƣớng dẫn cho nhiều ngƣời nghe học Bát Nhã Ba La Mật là gieo vào lòng ngƣời ta hạt giống Bồ đề, Niết bàn để có ngày đơm bông kết trái. Thế nên, phƣớc đức của ngƣời làm việc bố thí của cải không thể sánh bằng.

---o0o---

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)