THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO QUA GIÁO LÝ BÁT NHÃ BA LA MẬT

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 89 - 91)

đều là thứ danh ngôn ƣớc định. Tam thừa, nhị thừa là “HÓA THÀNH”, là phƣơng tiện của một đạo sƣ.

---o0o---

III. THẾ GIỚI QUAN CỦA PHẬT GIÁO QUA GIÁO LÝ BÁT NHÃ BA LA MẬT LA MẬT

Thế giới quan của một nền triết học là vấn đề rất lớn. Nó là then chốt của nền triết học đó. Sự thọ yểu của nền triết học đó tùy thuộc vấn đề thế giới nhân sinh quan của triết học đó hữu lý hay không, có đƣợc đông đảo quần chúng tiến bộ trên thế giới chấp nhận hoan nghênh hay không.

Ngày xƣa, khi còn tại thế, đức Phật có kể câu chuyện về những ngƣời mù rờ voi. Chỉ một con voi thôi mà mỗi ngƣời diễn tả hình dạng con voi không ai

giống ai hết. Rồi họ bực tức đến nỗi đấu đá nhau, làm cho những ngƣời sáng mắt chứng kiến một trận cƣời lý thú.

Theo sự hiểu biết của tôi, khi sinh thời, Phật thƣờng không đề cập vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan với các đệ tử mình. Nói cách khác, không đề cập vấn đề triết học, vì chƣa cần thiết đặt vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn ấy. Vả lại các ngoại đạo: Bà La Môn, số luận v.v..họ đã đƣa ra thế giới quan theo kiến giải của họ. Kết quả, đƣa những ngƣời theo họ tôn thờ Thần Ngã, Phạm Thiên….mọi ngƣời trí đều cho là vô lý. Thế giới quan đƣa ra, nhƣng ngƣời nghe không có khả năng biện chứng trƣớc khi tiếp thu về triết lý đó, thì có nói thế này thế nọ cũng bằng thừa, chẳng khác nào đƣa những ngƣời bệnh hoạn thèm cơm, từ thứ trái độc này sang thứ trái độc khác.

Đức Phật dù không nói thế giới quan, không đề cập đến vấn đề triết học, nhƣng khi hƣớng dẫn phƣơng pháp diệt khổ cho đệ tử mình Phật nói:

…”Thế gian vô thƣờng “Quốc độ nguy thúy “Tứ đại khổ không “Ngũ ấm vô ngã…

Có nghĩa là: Các ông, đệ tử Phật phải học về sự thật của cuộc đời. Rằng thế giới là một sự thật, nó tồn tại khách quan. Nhƣng nó luôn luôn ở trong quá trình vận động sanh diệt, diệt sanh không bao giờ đứng yên cố định.

Con ngƣời cũng là một hiện hữu, kết hợp bởi ngũ uẩn tứ đại hình thành. Trong một thể thống nhất của con ngƣời, luôn lu6n chuyển hóa, từ thể chất đến tƣ duy, không có cái gọi là “bản ngã” đứng yên bất động.

Qua ý kinh ngắn ngủi đó, nếu phải dùng từ “thế giới quan” ta có thể nói: Thế giới quan của Phật giáo là VŨ TRỤ VẠN HỮU ĐỀU LÀ PHÁP NHÂN DUYÊN SANH KHỞI. Nên triết lý đó đƣợc biểu hiện qua giáo lý: VÔ THƢỜNG, VÔ NGÃ của thế giới và của con ngƣời.

---o0o---

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)