VẤN ĐỀ SẮC TÂM QUA CÁI NHÌN CỦA BÁT NHÃ BA LA MẬT

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 76 - 78)

MẬT

(Từ tiết mục XXXI về sau, thuộc về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh)

Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc là không, không là sắc.Thọ chẳng khác không, không chẳng khác thọ. Thọ là không, không là thọ. Tƣởng chẳng khác không, không chẳng khác tƣởng. Tƣởng là không, không là tƣởng. Hành chẳng khác không, không chẳng khác hành. Hành là không, không là hành. Thức chẳng khác không, không chẳng khác thức. Thức là không, không là thức.

Xá Lợi Phất! Cái gọi là không của ngũ uẩn, có nghĩa là không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.

Thế cho nên, cái không đó là không sắc, không thọ, tƣởng, hành, thức, nghĩa là ngũ uẩn đều không.

TRỰC CHỈ

Theo giáo lý Phật, vạn pháp cấu tạo hình thành theo quy luật DUYÊN SANH, Y THA KHỞI. Dù hình dạng của sự vật nghìn sai muôn khác, nhƣng căn bản của chúng, vẫn phát xuất từ ngũ uẩn mà sanh ra.

1. SẮC UẨN. Đó là cái từ gọi chung tất cả vật chất, từ vô tình đến hữu tình, cụ thể nhƣ núi sông, nhà đất, cỏ cây hoa lá, cho đến khái niệm trừu tƣợng, nhƣ đƣợc phƣớc, có đức, nhƣ phạm giới, sợ tội v..v..

2. THỌ UẨN: Đây là loại tác dụng tâm lý phụ thuộc, phát xuất từ ý thức tâm vƣơng.

3. TƢỞNG UẨN: Cũng nhƣ thọ uẩn, là loại tác dụng tâm lý phụ thuộc, phát xuất từ ý thức tâm vƣơng.

4. HÀNH UẨN: Hành uẩn là tính năng động, vừa hằng vừa chuyển. Nó là sự biểu hiện tánh vận động vô thƣờng của vật chất lẫn ý thức tâm vƣơng.

5. THỨC UẨN: Là tác dụng nhận thức chủ thể, nó trực tiếp ghi nhận sự phản ảnh của thế giới khách quan, thông qua sáu giác quan: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý căn.

Tổng hợp ngũ uẩn ta sẽ thấy:

SẮC UẨN (sắc chất) : I HÀNH UẨN(1/2 sắc, 1/2 tâm : I

THỌ UẨN (Tâm sở) : I TƢỞNG UẨN (Tâm sở) : I THỨC UẨN (Tâm vƣơng) : I

Với giáo lý: Bát Nhã Ba La Mật Đa khi hành thâm rồi thì hành giả quán chiếu thấy “NGŨ UẨN GIAI KHÔNG” điều đó cho ngƣời đệ tử Phật thấy rằng: Đức Phật đã phủ định TÂM PHÁP gấp ba lần rƣỡi. Sắc pháp chỉ phủ định một lần rƣỡi mà thôi.

Vấn đề SẮC TÂM qua nhận thức của Bát Nhã, ngƣời ta có thể phê phán Đức Phật, nghiêng về bên VẬT, Ngài quả là ngƣời duy vật thời xƣa! Vì Ngài đã đánh đổ mạnh về ý niệm MÊ TÂM. Các thứ DUY TÂM siêu hình, duy tâm chủ quan, khách quan….hẳn là không có chỗ đứng trong nền giáo lý Phật.

Ngƣời đệ tử Phật hành thâm Bát Nhã Ba La Mật, dõng dạc mà rằng: ….”Tam thế cầu tâm, tâm bất đắc

“Tƣơng tâm mích vọng, vọng nguyên vô”…

Còn cái gọi là KHÔNG. Đạo Phật không chủ trƣơng có cái KHÔNG, không gì hết, nhƣ lông rùa sừng thỏ vĩnh viễn không. Ngƣời tu mong đạt đến cái KHÔNG đó để làm gì? Vả lại, KHÔNG đối với CÓ. Nếu tất cả là ngoan không thì cái KHÔNG đó không có lý do tồn tại. Dù tồn tại với danh nghĩa KHÔNG.

KHÔNG của Bát Nhã là: ĐƢƠNG THỂ TỨC KHÔNG. SẮC là KHÔNG. KHÔNG là SẮC. KHÔNG mà không rời SẮC. Chính nơi SẮC mà thấy có KHÔNG. Vì nhận thức rằng:

….”Chúng nhơn duyên sanh pháp “Ngã thuyết tức thị không”…

Tánh tƣớng của vạn pháp là NHƢ THỊ. Rằng các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt, mục đích nhằm diễn đạt tánh NHƢ THI SANH, NHƢ THỊ TRỤ, NHƢ THỊ DỊ, NHƢ THỊ DIỆT….của vạn pháp. Rằng chúng có sanh, nhƣng không phải thật sanh, vì sanh để rồi diệt. Chúng có diệt, nhƣng không phải thật diệt, vì diệt để rồi sanh….cho nên nào có thêm bớt cấu tịnh gì!

---o0o---

XXXII. MƯỜI HAI NHẬP, MƯỜI TÁM GIỚI VẪN LÀ PHÁP DUYÊN SANH Y THA KHỞI

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)