Sơ đồ sử dụng lưới mờ để bắt dơi trên các khe núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ dơi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn (Trang 28)

Tại khu vực nghiên cứu lưới mờ được đặt ở các vị trí sau:

- Tại xã Ân Tình: Trên 5 khe xung quanh hang lớn Ân Tình (Hang Thấp), trước cửa hang lớn, trên 4 khe xung quanh hang nhỏ Lùng Trang và trước cửa hang nhỏ Lùng Trang.

- Tại xã Kim Hỷ: Lưới mở được đặt trên 4 khe xung quanh sinh cảnh đồng ruộng xen lẫn với khu dân cư xã Kỉm Hỷ.

- Tại xã Vũ Muộn: Lưới mờ được đặt trên 4 khe xung quanh lũng bản Bẩu

b. Bẫy Thụ cầm

Bẫy Thụ cầm có kích cỡ 1,2m x 1,5m, bao gồm 4 thanh kim loại, trong mỗi khung kim loại có các sợi dây cước căng thẳng và song song theo chiều thẳng đứng, khoảng cách giữa các sợi dây vào khoảng 1,5cm. Các khung kim loại được lắp vào một giá thể có chân đỡ, phía dưới giá thể có máng.

Bẫy Thụ cầm thường được đặt ở những lối mòn trong rừng, trong các cửa hang, hay những lối mà dơi thường bay qua lại, trong vườn nhà, trong các khu dân cư.

Có hai cách đặt bẫy Thụ cầm:

Cách 1: Đặt bẫy Thụ cầm độc lập trên các lối mòn trong rừng.

Cách 2: Đặt bẫy Thụ cầm kết hợp với lưới mờ trong cửa hang và các khe núi, (Hình 3.1)

Trong khu vực nghiên cứu cả hai cách trên đều được sử dụng để bắt dơi. Thời gian đặt bẫy Thụ cầm trùng với thời gian đặt lưới mờ.

Việc đặt Lưới mờ, bẫy Thụ cầm tùy thuộc vào kết quả quan sát địa hình và sinh cảnh sống của dơi ; bẫy Thụ cầm thường được đặt trong các hang, đường mòn, khe núi thường đạt kết quả cao nhất. Nếu số lượng dơi trong hang ít (<100 cá thể), bẫy thường được đặt ở cửa hang, nếu số lượng dơi mà lớn thì bẫy được đặt tại các nhánh hang nhỏ và các đường bay của dơi.

2. Phỏng vấn

Việc phỏng vấn được tiến hành khi tiếp cận địa bàn nghiên cứu để xác định xem trong khu vực có bao nhiêu hang, hang nào có dơi cư trú, tình hình săn bắt dơi trong khu vực, các hoạt động của con người có liên quan đến đời sống của dơi.

Các đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương, các thợ săn, cán bộ kiểm lâm trong khu vực. Cụ thể trong khu vực nghiên cứu đã phỏng vấn được 5 cán bộ kiểm lâm (Nơng Minh Hải, Hồng Văn Tuấn, Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Văn Dũng, Đinh Văn Lầu) và 6 người thợ săn địa phương (Bàn Văn Tuất, Đinh Như Tó, Nguyễn Văn Đinh, Nông Văn Vinh, Lương Văn Đô, Nông Văn Khanh) họ đã cung cấp nhiều thơng tin hữu ích trong thời gian điều tra ngồi thực địa.

3.Thu siêu âm

Những mẫu vật dơi thu được, ta tiến hành lấy sóng siêu âm ngay trong đêm bằng các loại máy Fryquency division, time expansion và Sony MD Walkman.

Phương pháp lấy siêu âm của con vật như sau:

khoảng 20 - 30 m, trên dây cước có gắn một chiếc vịng nhỏ kim loại sao cho vịng nhỏ này có thể chạy dọc theo dây cước. Một dây nhỏ một đầu buộc vào vòng kim loại, đầu kia buộc vào chân hay cổ dơi, trên sợi dây nhỏ này có gắn một phao có thể phát quang. Sau khi đã hồn thành việc buộc dây ta tiến hành tung nhẹ dơi để giúp cho nó bay dọc theo dây cước, khi đó dùng các loại máy trên để thu lại siêu âm của chúng.

4. Xử lý mẫu.

- Mô tả mẫu: Những mẫu lưu giữ được mô tả cụ thể về các đặc điểm cần thiết cho phân loại về hình thái, theo thứ tự từ màu lông (mặt lưng, mặt bụng và màu của sợi lông) màu của màng cánh, màng đuôi và đo các chỉ số cơ thể (Hình 3.3).

HB : Chiều dài thân được tính từ đầu mõm đến hậu mơn (mm). T : Chiều dài đi được tính từ mút đuôi đến giữa hậu môn (mm). FA : Chiều dài cánh tay (mm).

E : Chiều dài tai (mm). HF : Dài bàn chân sau (mm). Cr : Dài ống chân (mm). W : Trọng lượng (gam).

Đocác chỉ số hộp sọ (hình 3.4):

GL: Chiều dài sọ (mm) (Chiều dài lớn nhất của hộp sọ)

CBL: Chiều dài sọ (được tính từ mảnh trước xương hàm đến lồi cầu chẩm) (mm). CCL: Được tính từ răng nanh đến lồi cầu trẩm (mm).

MW: Bề rộng giữa hai xương chúm (mm).

LW: Bề rộng giữa hai lỗ ở phía trước ổ mắt (mm) (mm) ML: Chiều dài hàm dưới (mm)

C-M3: Chiều dài dãy răng (mm).

Hình 3.4. Phương pháp đo các số sọ dơi

Xử lí mẫu bằng cách cho vào hộp kín có bơng tẩm ete sau đó tiêm cồn 90ovào trong bụng và ngâm vào cồn 70ođể bảo quản. Các mẫu được cân, đo làm nhãn.

3.3.3. Trong phịng thí nghiệm

3.3.3. 1 . Xử lí số liệu âm thanh

Phân tích số liệu và sử lí âm thanh sẽ được sử lí bằng phần mền Batsound (version 3.1 Petterossion Electrolik AB), phần mềm Excel.

Siêu âm do dơi phát ra là sự kết hợp của nhiều tần số khác nhau, nhưng nhìn chúng chúng thuộc 3 nhóm sau:

Nhóm phát ra tần số âm thanh thay đổi (Frequency modulated, kí hiệu FM). Nhóm tần số cố định (Constant frequency, kí hiệu là CF).

Một số lồi có khả năng vừa phát ra CF và FM

Ta tiến hành lấy các chỉ số sau của siêu âm (thể hiện tronghình 3.5hình 3.6)

PF: là tần số ứng với mức năng lượng cao nhất của con vật (Peak frequency) đơn vị tính (KHz).

SF: là tần số bắt đầu phát âm của con vật, đơn vị tính (KHz). EF: Tần số kết thúc phát âm của con vật (KHz).

Dur: Thời gian của một lần phát siêu âm (ms).

IPI: Khoảng thời gian mà bắt đầu lần phát âm này đến bắt đầu lần phát siêu âm tiếp theo (ms).

Hình 3.5 . Phương pháp lấy các chỉ số về siêu âm

Hình 3.6. Phương pháp lấy tần số ứng với mức năng lượng lớn nhất (PF)

3.3.3.2. Phân tích và định loại mẫu vật

Việc phân tích định loại các đặc điểm về hình thái được tiến hành trên những mô tả về màu sắc, các chỉ số đo các phần cơ thể, chỉ số đo sọ. Các mẫu sau khi được xử lý định loại được kiểm định bởi các chuyên gia.

Căn cứ vào các đặc điểm hình thái để xây dựng khoá định loại và xây dựng khố định loại theo phương pháp lưỡng phân.

Việc định lồi các loài dơi dựa theo tài liệu của Burissenko A.V. and Kruskop S .V. (2003) Bat of Vietnam and Adiacent Territioresm, an identification Manual và

G. Corba, P. Ujhelyi & N. Thomas, Horseshoe Bat of the World

Tên Việt Nam được đặt theo “Danh lục thú ở Việt Nam” của GS. Lê Vũ Khôi (2000).

3..3.3.3. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu ngoài thực địa từ ngày 15/03/2006 đến ngày 29/05/2007

Thời gian hoàn thành luận văn từ ngày 30/05/2007 đến ngày 31/07/2007

Chương 4

Kết quả và thảo luận 4.1. Thành phần loài dơi ở khu vực nghiên cứu

4.1.1. Thành phần lồi dơi

Qua q trình điều tra nghiên cứu đã ghi nhận được thành phần loài dơi khu vực nghiên cứu thể hiện trongbảng 4.1.

Bảng 4.1. Danh lục các loài dơi đã ghi nhận ở KBTTN Kim Hỷ

Stt Tên Việt Nam Tên khoa học CĐBV

CS IU

PHÂN Bộ Dơi quả MEGACHIPROPTERA Miller, 1907

Họ Dơi quả Pteropodidae Gray, 1821

1 Dơi chó cánh dài Cynopterus sphinx(Vahl, 1871) 2 Dơi cáo nâu Rousettus leschenaulti(Desmarest, 1820) 3 Dơi quả lưỡi dài Eonycteris spelaea(Dobson, 1871) 4 Dơi quả núi cao Sphaerias blanfordi(Thomas, 1891)

Phân Bộ Dơi muỗi MICROCHIROPTERA Miller, 1907

Họ Dơi ma Megadermatidae Allen, 1836

5 Dơi ma Bắc Megaderma lyraGeoffroy, 1810

Họ Dơi lá mũi Rhinolophidae Bell, 1836

6 Dơi lá đuôi Rhinolophus affinisHorfield, 1823 7 Dơi lá Namá Rhinolophus sthenoAndersen, 11905 8 Dơi lá tai dài Rhinolophus macrotisBlyth, 1844

9 Dơi lá quạt Rhinolophus paradoxolophus(Bourret, 1951) VU R 10 Dơi lá muỗi Rhinolophus pusillusTemminck, 1834

11 Dơi lá trung hoa Rhinolophus sinicusAndersen, 1905 12 Dơi lá Pecxôn Rhinolophus pearsoniHorfield, 1851 13 Dơi lá Đốp xôn Rhinolophus yunnanensisDobson, 1872

14 Dơi mũi ba lá Aselliscus stoliczkanus(Dobson, 1871)

15 Dơi thuỳ không đuôi Coelops frithiiBlyth, 1848 R

16 Dơi mũi quạ Hipposideros armiger(Hodgson, 1835) 17 Dơi mũi bé Hipposideros cineraceusBlyth, 1853 18 Dơi mũi xám Hipposideros larvatus(Horfield, 1823) 19 Dơi mũi khiên Hipposideros lyleiThomas, 1913

20 Dơi nếp mũi xinh Hipposideros pomonaAndersen, 1918

Họ Dơi muỗi Vespertilionidae Rafinesque, 1815

21 Dơi iô Ia io(Thomas, 1902) LR/nt R

22 Dơi mũi ống cánh lông Harpiocephalus harpiaTemminck, 1840 R

23 Dơi tai Nam á Myotis ater(Peters, 1886) 24 Dơi tai rộng Myotis chinensis(Tomes, 1857) 25 Dơi tai Ric - két Myotis ricketti(Thomas, 1894) 26 Dơi tai đốm vàng Myotis formosus(Hoghson, 1835)

27 Dơi tai sọ cao Myotis siligorensis(Horsfield, 1855) R 28 Dơi tai chân nhỏ Myotis muricolaGray, 1846

29 Dơi đốm hoa Scotomanes ornatus(Byth, 1851)

30 Murina sp

31 Dơi ống tai tròn Murina cyclotisDobson, 1872 32 Dơi mũi ống lông chân Murina tubinaris(Scully, 1881) 33 Dơi mũi ống lớn Murina huttoni (Peters, 1872)

34 Murina tiensa

35 Dơi muỗi java Pipistrellus javanicusGray, 1838

36 Dơi muỗi ca - đô Pipistrellus cadornaeThomas, 1916 LR/nt

37 Kerivoula kachinensisBates, 2004 38 Dơi mũi nhẵn xám Kerivoula cf hardwickei(Horsfield,1824)

Chú thích:SD: Sách Đỏ Việt Nam: E đang nguy cấp; V: sẽ nguy cấp; R: Hiếm.

IU: Sách Đỏ IUCN(2006): LR/nt xắp bị đe dọa, LR/lc mức suy giảm thấp cần sự quan tâm tối thiểu.

Bảng 4.1 cho thấy, tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ đã xác định được 38 loài thuộc 5 họ của cả 2 phân bộ Dơi quả và Dơi muỗi, trong đó có 2 lồi Dơi mới khơng những cho khu vực nghiên cứu, cho nước ta, đó chính là lồi Murina

tiensaMurina sp, điều này chứng tỏ trong khu vực nghiên cứu cịn chứa

nhiều bí ẩn về thành phần lồi Dơi.

4.1.2. Thành phần phân loại học khu hệ Dơi Kim Hỷ

Bảng 4.2. Thành phần phân loại học khu hệ Dơi Kim Hỷ

Stt Tên họ Số giống Số loài

n % n %

1 Pteropodidae - Dơi quả 4 25,0 4 10,5

2 Megadermatidae - Dơi ma 1 6,25 1 2,6

3 Hipposideridae - Dơi nếp mũi 3 18,75 7 18,4

4 Rhinolophidae - Dơi lá mũi 1 6,25 8 21,1

5 Vespertilionidae - Dơi muỗi 7 43,75 18 47,4

Từ bảng 4.2 cho thấy, trong số 38 loài xác định được ở Kim Hỷ có 10,5% thuộc họ Dơi quả, 2,6% thuộc họ Dơi ma, 18,04% thuộc họ Dơi nếp mũi, 21,1% thuộc họ Dơi lá mũi, 47,4% thuộc họ Dơi muỗi. Như vậy, họ Dơi muỗi là họ có số lượng phong phú nhất cả về số lượng giống (43,75%) và loài (47,4%), họ có số lượng lồi thấp nhất là họ Dơi ma với số lượng giống 1(6,25%) và số lượng loài 1(2,60%).

Theo Sách Đỏ Việt Nam (2000), Việt Nam có 9 lồi Dơi hiếm (mức R), trong đó có 5 lồi ở Kim Hỷ:

- Dơi thùy khơng đi Coelops frithiiBlyth, 1848 - Dơi i ôIa io (Thomas, 1902)

- Dơi lá quạt Phinolophus paradoxolophus(Bourret, 1951)

- Dơi mũi ống cánh lôngHarpiocephalus harpiaTemminck, 1840 - Dơi tai sọ caoMyotis siligorensis(Horsfield, 1855)

4.1.3. So sánh thành phần loài Dơi khu vực nghiên cứu với một số khu bảo tồn khác Bảng 4.3. So sánh thành phần loài Dơi ở khu vực nghiên cứu

với một số khu bảo tồn

Stt Địa danh Thành phần Nguồn tư liệu

Họ Giống Loài

1 Kim Hỷ 5 16 38

2 Cúc Phương 6 19 39 Lê Vũ Khôi và cộng sự, 2001

3 Ba Bể 6 18 32 Nguyễn Xuân Hưng, (2007)

4 Cả nước 7 30 109 [14]

* So sánh với Vườn Quốc gia Cúc Phương

Cúc Phương là Vườn Quốc gia đầu tiên ở Việt Nam, khu vực đã được các chuyên gia thuộc Viện Harison và Bảo tàng Hoang gia Ontario trực tiếp điều tra về khu hệ dơi. Căn cứ vào kết quả điều tra đã cơng bố thì Cúc Phương có 39 lồi, 19 giống, 6 họ.Với kết quả đó thì Cúc Phương là khu hệ dơi phong phú hơn khu vực Kim Hỷ (5 họ,18 giống và 38 lồi), có thể thấy số lượng lồi dơi ở Cúc Phương bằng 102,6% khu vực Kim Hỷ, số lượng giống bằng 118,75%, số họ 120,0% khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên khu vực nghiên cứu vẫn tiềm ẩn sự đa dạng về loài dơi.

* So sánh với Vườn Quốc gia Ba Bể.

So với Vườn Quốc gia Ba Bể thì khu vực nghiên cứu có số lượng loài phong phú hơn với 39 lồi, Vườn Quốc gia Ba Bể có 27 lồi chiếm 84,21% thành phần lồi khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên số lượng giống ở khu vực Ba Bể (18 giống) lại nhiều hơn khu vực nghiên cứu (16 giống) chiếm 112,5% số giống khu vực nghiên cứu.

* So sánh với thành phần loài dơi ở Việt Nam

Căn cứ vào thành phần loài dơi đã ghi nhận được ở Việt Nam [14] thì thành phần lồi dơi ghi nhận được ở khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ chiếm

71,43% số họ, thành phần giống chiếm khoảng 53,33%, thành phần loài chiếm 34,9%, thể hiện trongbảng 4.3.

4.1.4. So sánh thành phân loài dơi trong rừng và khu vực dân cư

Thành phần loài dơi trong khu vực dân cư sinh sống thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4. So sánh thành phần loài dơi khu vực dân cư và trong rừng

Thành phần loài Số họ Số giống Số loài

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%)

Trong rừng 5 100 15 93,8 35 92,1

Khu dân cư 5 100 10 62,5 17 44,7

Từ bảng trên ta thấy số lượng họ trong rừng và trong khu dân cư là giống nhau, nhưng số lượng giống lại có sự khác nhau rất lớn, số lượng giống trong khu dân cư kém đa dạng hơn chỉ có 10 giống chiếm tỷ lệ khoảng 62,5% tổng số giống trong khu vực, trong khi đó số lượng giống ở trong rừng có 15 giống, gấp 1,5 so với khu dân cư và chiếm khoảng 93,8% tổng số giống trong khu vực. Số lượng loài trong khu dân cư có 14 lồi chiếm khoảng 44,7% số lồi trong vực, số lượng loài trong rừng là 34 loài nhiều hơn hai lần so với khu dân cư và chiếm 92,1% số loài trong khu vực. Từ kết quả này ta thấy trong rừng luôn luôn tiềm ẩn sự đa dạng lồi rất cao vì trong rừng ln ln có lượng thức ăn dồi dào và có nhiều nơi cư trú thích hợp cho nhiều lồi dơi sinh sống.

4.2. Khóa định loại dơi khu vực Kim Hỷ

I. Khóa định loại các họ trong khu vực nghiên cứu

I.1.Theo đặc điểm hình thái

1 - Mắt lớn, mõm thuôn dài, loa tai đơn giản khơng có mấu tai và gờ loa tai, màng gian đùi suy giảm hoặc thiếu hồn tồn................Pteropodidae - Mắt nhỏ, mõm có hình dạng khác, loa tai phức tạp, có mấu tai và gờ loa tai, màng gian đùi phát triển từ trung bình đến lớn...................................2

2 - Mũi có cấu tạo rất phức tạp, có lá mũi....................................................3 - Mũi có cấu tạo đơn giản, khơng có lá mũi.....................Vespertilionidae 3 - Lá mũi trước hình móng ngựa..........................................Rhinolophidae - Lá mũi trước khơng có dạng hình móng ngựa........................................4 4 - Hai tai rất lớn nối với nhau ở trên đỉnh đầu, có mấu tai xẻ thành 2 thùy, khơng có gờ loa tai, khơng có đi................................ Megadermatidae

- Hai tai khơng nối với nhau ở trên đỉnh đầu, khơng có mấu tai, có gờ loa tai, có đi (trừ Coelops)............................................Hipposideridae I.2. Theo đặc điểm hộp sọ

1 - Có mấu xương ổ mắt.............................................................Pteropodidae - Khơng có mấu xương ổ mắt....................................................................2 2 - Bộ răng có 28 chiếc, khơng có răng cửa.......................Megadermatidae

- Bộ răng có trên 28 chiếc, có răng cửa.....................................................3 3 - Bộ răng 30 chiếc.....................................................................................4 - Bộ răng có trên 30 chiếc.........................................................................5 4 - Có 4 răng má (1 răng trước hàm và 3 răng hàm), có 3 răng cửa hàm

dưới..................................................................................Vespertilionidae - Có 5 răng má (2 răng trước hàm và 3 răng hàm), có 2 răng cửa hàm dưới....................................................................................Hipposideridae 5 - Bộ răng có 32 chiếc..........................................................Rhinolophidae - Bộ răng 34 - 38 chiếc.................................................... Vespertilionidae

II. Họ Dơi quả(Pteropodidae)

Trong khu vực này chỉ có 4 giống, mỗi giống có một lồi duy nhất.

a.Dựa vào đặc điểm hình thái ngồi

1 - Ngón tay thứ hai của cánh khơng có vuốt, hai bên hậu mơn có mấu thịt ...........................................................................................Eonycteris

- Ngón tay thứ hai có vuốt, hai bên hậu mơn khơng có mấu thịt thừa........................................................................................................... 2 2 - Viền tai ngồi khơng có màu trắng, các ngón tay ở cánh khơng có màu trắng...........................................................................................Rousettus

(Trong khu vực giống này chỉ có một lồi Rousettus leschenaulti)

- Viền tai ngồi có màu trắng và các ngón tay ở cánh có màu xám trắng..........................................................................................................3 3 - Khơng có đi, chiều dài cẳng tay nhỏ hơn 60mm................ Sphaerias

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ dơi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, bắc kạn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)