Phương hướng qui hoạch

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đánh máy 10 ngón - Thực hành doc (Trang 34 - 35)

Trình độ đào tạo: Thực hiện các chương trình dạy nghề ngắn hạn dưới 1 năm ( bán lành nghề ) và dài hạn từ 1 đến 3 năm (lành nghề và trình độ

cao); đảm bảo tỉ lệ đào tạo giữa các trình độ phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển; chú trọng đào tạo công nhân kĩ thuật, kĩ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao.

Mạng lưới trường dạy nghề: bao gồm các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề, cơ sở dạy nghề gồm cả các trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng kĩ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề; Từng bước xây dựng và hoàn thiện các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá; tập trung đầu tư các trường dạy nghề chất lượng cao, trình độ cao ở các vùng trọng điểm, khu công nghiệp tập trung phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh mạng lưới trường thuộc các Bộ ngành, địa phương, vùng miền, thành lập mới ở những nơi chưa có hoặc có nhu cầu lớn về đào tạo nghề. Hình thành các trường đa ngành nghề ở các vùng ĐB Sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên, DH Trung Bộ; phát triển các cơ sở dạy nghề tại

doanh nghiệp, ngoài công lập, các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm giáo dục cộng đồng; Năm 2005 mỗi tỉnh/thành phố có ít nhất một trường dạy nghề, mỗi quận huyện có một trung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến 2010 một số quận huyện có trường dạy nghề.

Quy mô tuyển sinh: đạt 11-12%/ năm, lao động qua đào tạo nghề đạt 26% vào năm 2010; Tỉ lệ học sinh hệ dài hạn tăng từ 16% (2000) lên 22% (2005) và 27% (2010), trong đó tỉ lệ đào tạo trình độ cao 7% (2005); Tỉ lệ học sinh ngoài công lập đạt 70% (2010).

Cơ cấu ngành nghề đào tạo: thường xuyên dự báo và đièu chỉnh cho phù hợp với nhu cầu; tập trung đào tạo một số ngành công nghệ cao, dịch vụ

chất lượng cao, ưu tiên cho một số ngành mũi nhọn ( công nghệ thông tin, viễn thông, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, điện - điện tử, hàng không, hoá dầu, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành có nhu cầu sử dụng lao động lớn như dệt may, thuỷ sản; Chú trọng dạy nghề phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi và xuất khẩu lao động.

Đội ngũ giáo viên: Chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, tỉ lệ giáo viên/ học sinh

đạt 1/15 (2010); nâng tỉ lệ giáo viên có trình độ sau đại học, đặc biệt là các trường dạy nghề trình độ cao.

Cơ sở vật chất kĩ thuật: Huy động mọi nguồn lực để nâng cấp các cơ sở

dạy nghề hiện có và thành lập các trường mới; từng bước chuẩn hoá và hiện

đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; tập trung đầu tư cho các trường chất lượng cao và một số trường dạy nghề của các Bộ ngành, địa phương.

Hoạt động nghiên cứu và sản xuất trong các trường dạy nghề: đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ mới phục vụ giảng dạy và học tập; khuyến khích hình thành cơ sở sản xuất, dịch vụ phù hợp với ngành nghề đào tạo để tạo điều kiện rèn luyện tay nghề cho học sinh và tăng nguồn lực phát triển trường.

Một phần của tài liệu Kỹ thuật đánh máy 10 ngón - Thực hành doc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)