Lực là cái mà người ta có và độ lớn, qui mô của nó so với người khác. Lúc đầu là cơ bắp rồi sau đó là tài sản, vốn liếng, công nghệ. Như vậy có cái Lực bị già đi mòn dần, co lại có cái lại có thể nhân lên, khuyếch trương được vì thế mà có nỗi niềm bi quan và lạc quan trong mỗi cái mà người ta có. Cái LỰC mà yếu thì yếm thế và hay vị bắt nạt, làm việc gì cũng khó thành, sinh ra hay than vãn bởi tâm lý thua thiệt. Không có lực thì có bàn đến việc thì cũng chỉ là viển vông và huyễn hoặc mà thôi.
Cái Tâm là dùng cái mình có vào việc gì với mục đích gì (Thiện hay ác). Nó vốn được kì vọng về tính bản thiện, ví như sự tinh khôi của tạo hoá. Ngay cả hổ báo khi nhỏ cũng rất đáng yêu. Nhưng có lẽ “Nhân chi sơ tính vị kỉ”. Mỗi cá thể trong quá trình lớn lên phát triển phải đấu tranh sinh tồn mà cái Tâm biến đổi, đan xen giữa vị kỉ và tương ái, giữa thiện và ác. Hổ con khi nhỏ nó mới biết đến mình, chỉ thấy nhu cầu cần phải ăn để lớn, nhưng khi đã là Hổ
mẹ nó phải nghĩ đến đàn con nên nhiều khi nó phải ác với con vật khác. Vì lúc này nó đã hiểu phải làm thế nào để có ăn. Bởi vậy cái Tâm lớn là biết vì mình nhưng cũng vì kẻ khác, không giải quyết muâu thuẫn bằng xung đột mà vượt lên nhìn thấu và thừa nhận được các lợi ích khác nhau, có ý muốn tồn tại và phát triển trong chung sống hoà bình. Không có Tâm thì địa ngục là cái mà con người đã tự tạo ra cho chính mình chứ không cần nhờ đến ma quỉ.
Nhưng cái Tâm mà không có Trí thì hoang tưởng thất bại suốt đời
mà thôi, rồi chính mình chả còn giữ được cái Tâm ban đầu nữa. Cái Trí nghĩa là biết dùng những cái mình có như thế nào cho hiệu quả, thậm chí để huy
động, sử dụng được ngay cả những cái mình không có, của kẻ khác. Cái Trí có thể có được do kinh nghiệm, nên Hổ mẹđã biết săn mồi sao cho hiệu quả. Nhưng cái Trí do tư duy, nhận thức lại chỉ có ở con người: Thông qua các khái niệm, các qui ước, các định đề mà phân tích, liệt kê, tổng hợp các sự
việc hiện tượng để rút ra được các qui luật, hiểu được các diễn biến, đo lường được các vấn đề, dẫn dắt được các trạng huống, dồn tụ được các quá trình, giải phóng được các tiềm năng, hình thành nên tư tưởng, luận thuyết, giải pháp.
Cái tài: “Phàm những kẻ Trí cao Tài thấp - Bước đường đời lấp vấp quanh co” là khả năng sử dụng cái Trí trong thực tế muôn vàn mối quan hệ đan xen, biến động. Cái Trí giúp anh phát hiện ra mâu thuẫn, vấn đề, thời thế, hình thành nên những lý thuyết nhưng cái Tài mới giúp anh ứng dụng lí thuyết giải quyết những gì được phát hiện. Con chó ăn được phân con người không thể ăn được do dó không thể nói là con chó có tài đó hơn con người mà thật ra đó chỉ là dạng năng lực của giống nòi. Cái Tài hoá giải được mâu thuẫn, khai thông những bất cập, kiến tạo những khả năng, huy động, sử dụng tốt những nguồn lực hữu hạn để hạn chế được mục tiêu.
Cái Tầm: Khả năng vươn tới, nắm bắt, thông hiểu, chinh phục được cái gì lớn hơn năng lực tự có của bản thân. Điều đó tạo nên cho ta một “đẳng cấp” khẳng định được vị thế của mình và qui tụ, dẫn dắt được người khác trong một chí hướng, mục tiêu hợp nhất. Tầm là sự đạt tới bậc nào trong
thang giá trị tuyệt đối của Thiên nhiên và Nhân loại. Cái Tầm hạn chế
sinh ra những hậu quả xấu mà tương lai phải khắc phục hay sửa chữa. Không có Tầm thì mọi cái được thực hiện một cách manh mún, chắp vá, nhất thời.
Quyền: Không phải là sự ảnh hưởng với bầy đàn có được do các yếu tố tự nhiên mà là khả năng quyết định của cá thể về các vấn đề đối với cộng
đồng. Con Hổ giữ được vị thế của nó mà phân phối lại vùng sinh sống với bầy muông thú khác là nhờ cơ bắp và sức mạnh bản năng. Một con người gầy yếu hom hem có khi lại chi phối được cả cộng đồng, ấy là do sức mạnh của tinh thần: Lực, Tâm, Trí, Tài, Tầm của họ đã đạt đến độ thách thức lại hay lay chuyển được Thiên, Địa, Nhân để có thể kết tụ được nhiều người và điều khiển họ bởi ý chí của mình. Nhưng quyền có được như thế phải được hình thành, củng cố và duy trì bởi một Tổ chức (vì không phải bản thân một người, tự họ có thể sáng suốt, vĩ đại được như thế), nhờ việc đặt mọi người vào một trật tự có thứ bậc về vị thể, lợi ích, phạm vi hành động, vùng ảnh hưởng, khiến mọi người thừa nhận, tuân thủ và bảo vệ chính nó, chính vì họ.
Và cái Tổ chức đó phải có vị thếđẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó
được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong. Thế của mỗi người hay tổ chức mà họ
là thành viên có được trước hết nhờ những giá trị văn hoá được thừa nhận là tiến bộ, kết tụ trong mọi biểu hiện, mọi sản phẩm, có sức mạnh xuyên qua biên giới các xã hội, quốc gia khác để làm nên những kì tích, những kỉ lục …
đồng thời có sức hút Lực – Tâm – Trí – Tài của các xã hội củng cố đẳng cấp của mình. Điều đó có thể hiểu như là Thế vậy.
Con Hổ, con Chim, con Chó …không có những cái được gọi như Lực, Tâm, Trí, Tài, Tầm, Quyền … mà có những thuộc tính, đặc tính riêng có của chính nhiều khi rất phi phàm (vượt quá khả năng và hiểu biết của con người). Con người có cái đầu thông minh thì con Chó có cái mũi tinh nhạy, con Chim có khả năng định hướng cao độ. Nếu ai đó bắt chước được những thuộc tính,
đặc tính của các loài vật khác, hoặc hành động giống như thế, thì gọi là người
đó có những khả năng đặc biệt. Do vậy, Lực Tâm Trí Tài Tầm Quyền là những khái niệm đo lường năng lực của con người trong Nhân gian, ý nghĩa mang tính xã hội chứ không mang tính tự nhiên.
Mà Văn hoá là dòng nhựa sống của con người, các xã hội trong Nhân gian đó. Văn hoá thổi vào Lực Tâm Trí Tài Tầm Quyền một “thứ đạo” để
mỗi thứ ấy có thể liên kết với nhau, kết dính như một nam châm khổng lồ
những yếu tố nhân văn, nhân tính, nhân ái, nhân hoà, nhân bản còn tiềm ẩn trong mỗi con người, để chung nhau con đường Thiên Địa chông gai, khúc khuỷu, hiểm nguy tới ngai vàng của Chúa tể muôn loài với chủ nghĩa nhân
đạo mà không phải là sự huỷ diệt. Bởi vậy, Văn hoá là “Đạo của con người” bất kể chủng tộc, xưa và nay, khiến cho con người có thể chí ít đối trọng
BÀI THỰC HÀNH SỐ 10