ĐẠI HỘI ASOSAI LẦN THỨ

Một phần của tài liệu 59.Đề cương tài liệu tập huấn về ASOSAI và ĐH ASOSAI 14 (Trang 25 - 30)

NỘI DUNG CHÍNH

Đại hội ASOSAI 13 tổ chức vào năm 2015 tại Ma-lai-xi-a đã phê chuẩn lựa chọn KTNN Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội ASOSAI 14 vào năm 2018.

Đăng cai Đại hội ASOSAI 14 năm 2018 đồng nghĩa với việc KTNN sẽ trở thành Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018- 2021 và là thành viên Ban điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp (09 năm) từ năm 2015 đến năm 2024

Đại hội diễn ra từ ngày 19/9/2018 đến ngày 22/9/2018 tại thủ đô Hà Nội. Ban điều hành ASOSAI đã thông qua chủ đề của Đại hội ASOSAI 14 là "Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững" trên cơ sở ý kiến đồng thuận của 46 cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) thành viên ASOSAI.

Các sự kiện chính của Đại hội ASOSAI 14 gồm: (1) Cuộc họp Ban Điều hành lần thứ 52; (2) Lễ Khai mạc Đại hội; (3) Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội; (4) Hội nghị chuyên đề 07; (5) Phiên họp toàn thể thứ hai Đại hội; (6) Cuộc họp Ban điều hành lần thứ 53.

Ban chỉ đạo liên ngành chuẩn bị và tổ chức Đại hội ASOSAI 14 do Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển làm Trưởng ban, Tổng KTNN làm Phó trưởng ban thường trực và các thành viên là đại Lãnh đạo của 12 Bộ, ngành và địa phương. Ban Chỉ đạo quyết định thành lập Ban Tổ chức do Tổng KTNN đứng đầu; giúp việc cho Ban Tổ chức là Tổ Thư ký và 05 Tiểu ban: Nội dung – Thư ký, Tài chính - Hậu cần, Lễ tân – Khánh tiết, Thông tin – Tuyên truyền, An ninh – Y tế.

28

3.1. Quy định của ASOSAI về việc tổ chức Đại hội

Đại hội ASOSAI là nơi họp mặt của tất cả người đứng đầu các SAI thành viên ASOSAI. Đại hội là cơ quan cao nhất trong bộ máy tổ chức của ASOSAI, được tổ chức 03 năm một lần.

Đại hội ASOSAI thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của toàn bộ tổ chức theo đa số. Những vấn đề này gồm: Đề ra chính sách cần thiết để đạt được các mục tiêu của tổ chức; Đề ra các nhiệm vụ cụ thể để Ban Điều hành và Ban Thư ký ASOSAI thực hiện; Đề ra các quy tắc, quy định để tổ chức ASOSAI thực hiện và đưa ra các quy tắc để áp dụng tại Đại hội ASOSAI và cho các cơ quan thuộc tổ chức ASOSAI; Quyết định nước chủ nhà của Đại hội kế tiếp; Xác định việc đóng góp tài chính hàng năm của các thành viên; Thông qua ngân sách 03 năm do Ban Điều hành đệ trình; Giải quyết các vấn đề do Ban Điều hành đưa ra; Xem xét và thông qua báo cáo của Ủy Ban Kiểm toán về tài khoản của tổ chức; Có thẩm quyền cao nhất để quyết định các vấn đề hợp tác mang tính khu vực trong phạm vi tổ chức ASOSAI; Bầu Chủ tịch và Tổng Thư ký của ASOSAI; Bầu các thành viên Ban Điều hành và Ủy Ban Kiểm toán của ASOSAI.

Việc tổ chức Đại hội ASOSAI được quy định thành các quy tắc nêu tại Điều lệ của ASOSAI và Quy tắc tổ chức Đại hội ASOSAI. Ngoài ra, thông lệ công tác tổ chức cũng được cụ thể hóa thành danh mục các hoạt động cần thực hiện được dự thảo bởi KTNN Hàn Quốc, Tổng Thư ký ASOSAI đương nhiệm.

3.1.1. Điều lệ của ASOSAI về Đại hội

(1) Thành phần: Đại hội bao gồm tất cả các thành viên của Tổ chức, là những người đứng đầu đại diện cho các Cơ quan Kiểm toán tối cao hoặc đại diện được ủy quyền hợp lệ của các cơ quan này.

(2) Quan sát viên: Các thành viên có thể cử đại diện tham dự Đại hội với tư cách là quan sát viên. Đại diện của các Cơ quan kiểm toán tối cao châu Á mà không phải là thành viên của Tổ chức và những người từ tổ chức quốc tế với mục tiêu liên quan tới mục tiêu của Tổ chức và của các viện khoa học và học viện có thể được Ban Điều hành chấp nhận tham dự Đại hội với tư cách là quan sát viên.

(3) Tổ chức cuộc họp: Đại hội sẽ họp phiên thường kỳ ba năm một lần và

cũng có thể tổ chức các phiên họp đặc biệt theo yêu cầu thống nhất của Ban Điều hành hoặc phần lớn các thành viên của Tổ chức, với điều kiện là phiên họp đặc biệt được triệu tập để sửa đổi Hiến chương, bao gồm các đề xuất sửa đổi, sẽ được thông báo cho các thành viên ít nhất ba tháng trước khi phiên họp bắt đầu.

29

(4) Nhiệm vụ: Các nhiệm vụ của Đại hội là:

(a) Thiết lập các chính sách cần thiết nhằm đạt được mục đích của Tổ chức;

(b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Điều hành và Tổng Thư ký;

(c) Xây dựng Quy tắc và Điều lệ của Tổ chức và thiết lập trình tự thủ tục của Đại hội và các cơ quan khác của Tổ chức;

(d) Quyết định quốc gia đăng cai kỳ Đại hội tiếp theo;

(e) Quyết định việc đóng góp tài chính thường niên của các SAI thành viên;

(f) Phê duyệt ngân sách ba năm do Ban Điều hành đệ trình;

(g) Thảo luận về tất cả các vấn đề khác do Ban Điều hành đệ trình lên Đại hội;

(h) Xem xét và thông qua báo cáo của Ủy ban Kiểm toán về tài khoản của Tổ chức;

(i) Có quyền quyết định cao nhất về các vấn đề liên quan đến hợp tác khu vực giữa các SAI trong châu Á;

(j) Bầu Chủ tịch và Tổng Thư ký;

(k) Bầu các thành viên trong Ban Điều hành;

(l) Bầu hai thành viên không thuộc Ban Điều hành vào Ủy ban Kiểm toán.

(5) Chủ tịch: Chủ tịch của Đại hội chịu trách nhiệm về tất cả các cuộc họp

và tại vị cho đến khi người kế nhiệm được bầu tại Đại hội thường kỳ kế tiếp.

Chủ tịch ASOSAI có các chức năng sau:

(a) Thực hiện các quyết định của Ban Điều hành;

(b) Chỉ đạo và điều phối các hoạt động của Tổ chức trong thời gian giữa 2 Kỳ họp Ban Điều hành, và làm báo cáo gửi tới Ban Điều hành; (c) Đại diện cho Tổ chức trong quan hệ với các tổ chức trong và ngoài

khu vực;

(d) Thực hiện tích cực vai trò Chủ tịch để các điều khoản của Hiến chương, và Quy định và Điều lệ này được tuân thủ, và để bảo đảm sự toàn vẹn và bền vững của Tổ chức được duy trì theo các nguyên tắc và mục đích đó;

(e) Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài khu vực có thực hiện các hoạt động kiểm toán hoặc quan tâm đến hoạt động kiểm toán nhà nước;

30

(f) Đệ trình báo cáo lên Đại hội về các hoạt động chung của Tổ chức tại mỗi kỳ Đại hội;

(g) Thực hiện các chức năng khác phù hợp với vị trí Chủ tịch, Hiến chương ASOSAI, và Quy định và Điều lệ ASOSAI.

(6) Bầu cử: Không chú trọng về số lượng đại biểu tham dự, mỗi cơ quan

thành viên (không tính thành viên liên kết) đều có quyền bỏ một phiếu. Đa số trong tổng số các thành viên của Đại hội sẽ tạo thành số lượng cần thiết để biểu quyết một vấn đề tại bất cứ cuộc họp nào và các quyết định của Đại hội sẽ được thông qua bởi đa số các thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu. Trong trường hợp ngang bằng số phiếu, Chủ tịch sẽ có lá phiếu quyết định.

(7) Trình tự thủ tục: Thủ tục tại Đại hội sẽ được thực hiện theo trình tự thủ

tục do Đại hội thông qua.

3.1.2. Quy tắc tổ chức Đại hội ASOSAI

Quy tắc 1. Hoạt động của Đại hội

(i) Ngôn ngữ chính thức sử dụng tại Đại hội là tiếng Anh.

(ii) Hoạt động của Đại hội được triển khai thành các phiên họp toàn thể và cuộc họp Ủy ban theo chương trình Đại hội xây dựng.

Quy tắc 2. Phiên họp toàn thể

(i) Mục tiêu của phiên họp toàn thể nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Đại hội được quy định tại Quy tắc 10 thuộc Quy tắc và Điều lệ ASOSAI.

(ii) Đại hội thiết lập các Ủy ban nhằm nghiên cứu về các vấn đề cụ thể được Đại hội giao phó.

Quy tắc 3. Các Ủy ban

(i) Mỗi Ủy ban bao gồm đại biểu từ các SAI được đề cử tại phiên họp toàn thể. Phiên họp toàn thể sẽ đề cử Chủ tịch các Ủy ban.

(ii) Chủ tịch Ủy ban có nhiệm vụ triển khai các cuộc họp của Ủy ban mình. (iii) Chủ tịch của một Ủy ban có thể yêu cầu sự tham gia của các thành viên thuộc các đoàn tham dự khác nếu thấy cần thiết.

(iv) Chủ tịch Ủy ban trình bày báo cáo của Ủy ban tại phiên họp toàn thể.

Quy tắc 4. Hoạt động tại phiên toàn thể

(i) Tất cả các đại biểu đều có quyền được lắng nghe toàn bộ phiên toàn thể và được đặt câu hỏi, phát biểu ý kiến dưới sự điều hành của Chủ tịch, lần lượt theo thứ tự câu hỏi đặt ra.

31

(ii) Các quan sát viên có thể được mời tham gia vào phiên họp toàn thể nếu Chủ tịch thấy phù hợp.

(iii) Chủ tịch có thể giới hạn thời gian sử dụng bục phát biểu để tạo điều kiện cho tất cả các đại biểu được phát biểu ý kiến.

Quy tắc 5. Thư ký Đại hội

(i) Người đứng đầu SAI của quốc gia đăng cai tổ chức Đại hội sẽ chỉ định Thư ký của Đại hội.

(ii) Nhiệm vụ của Thư ký là chuẩn bị các tài liệu của Đại hội và đảm bảo việc phổ biến tài liệu kịp thời cho đại biểu tham dự

3.1.3. Thông lệ tổ chức Đại hội

(1) Về các cuộc họp: Danh sách các cuộc họp trong sự kiện được liệt kê

sau đây:

Ngày Cuộc họp Đơn vị tham gia

1

Họp song phương Ban Thư ký + Chủ tịch Uỷ ban Phát triển năng lực

Họp ba bên Ban Thư ký + Chủ tịch Uỷ ban Phát triển năng lực + IDI

2 Họp Uỷ ban Phát triển năng lực

Đại diện cấp kỹ thuật của các SAI thành viên Ban Điều hành

3 Họp Ban Điều hành

trước Đại hội Ban Điều hành + Uỷ ban Kiểm toán 4 Phiên khai mạc Đại hội Tất cả các Đoàn đại biểu

5 Phiên họp toàn thể lần

thứ nhất Tất cả các Đoàn đại biểu

6 Chương trình bên lề Tất cả thành viên tham gia và người đi cùng

7 Hội nghị chuyên đề Tất cả các Đoàn đại biểu 8

Phiên họp toàn thể lần

thứ hai Tất cả các Đoàn đại biểu Họp Ban Điều hành sau

Đại hội Ban Điều hành

(2) Các tổ chức được mời tới Đại hội ASOSAI và các cuộc họp Ban Điều

hành

a) Đại diện Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Đông Nam Á - ASEANSAI

b) Đại diện Tổ chức Sáng kiến phát triển của INTOSAI - IDI

Một phần của tài liệu 59.Đề cương tài liệu tập huấn về ASOSAI và ĐH ASOSAI 14 (Trang 25 - 30)