Nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ỨNG HÒA HÀ TÂY (Trang 58 - 100)

Hà Tây được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động cho vay KHCN của Agribank Chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây)

Ban giám đốc: Điều hành các hoạt động hằng ngày của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị, có trách nhiệm tạo hành lang pháp lý thể hiện bằng các quy chế đồng bộ về các mặt công tác. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và chính sách cho vay của ngân hàng, bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trong quy trình cho vay. Tạo mọi điều kiện để các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện cuộc họp định kì để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Có quyết định chính thức cho một

Bộ phận Kế toán &Ngân quỹ Bộ phận Tín dụng

khoản vay.

Phòng tín dụng: Nhiệm vụ của phòng là cho vay đối với mọi tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất. Đây là phòng chủ lực của ngân hàng vì lợi nhuận phần lớn được tạo ra từ bộ phận này. Hơn nữa phòng tín dụng còn tập trung nghiên cứu chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, thực hiện thẩm định các khoản cho vay lớn, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Tiến hành thu thập, cung cấp và quản lý thông tin để phòng ngừa rủi ro cho vay từ đó tham mưu cho ban giám đốc về mục tiêu, chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng hoạt động đầu tư có hiệu quả.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Nhiệm vụ của phòng là huy động vốn, nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp; huy động ngoại tệ và các dịch vụ chi trả kiều hối. Là bộ phận tiếp nhận hồ sơ giải ngân của khách hàng và quản lý hồ sơ vay vốn của khách hàng, hạch toán cho vay và thu nợ.

Phòng Tổng hợp: Đây là bộ phận làm công tác hành chính như tiếp khách, văn thư, lễ tân, công tác lưu trữ, đóng dấu hồ sơ vay vốn, quản lý tài sản, bảo vệ an toàn cơ quan, trực tiếp phục vụ quản lý hỗ trợ cán bộ thực hiện công tác thi đua khen thưởng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Phòng giao dịch: cũng có cơ cấu tổ chức các nghiệp vụ tín dụng, kế toán kho quỹ song quy mô nhỏ hơn và hoạt động cũng rất hiệu quả. Thực hiện cho vay theo địa bàn quản lý. Chủ động tìm kiếm cho vay KHCN, thiết lập, chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên với các KHCN, tiếp nhận và giải quyết mọi nhu cầu, vướng mắc (nếu có) của KHCN.

Nguồn nhân lực: Tính đến 31/12/2019 Chi nhánh có tổng số 54 cán bộ nhân viên phân bổ như sau:

Bảng 2.5: Tình hình lao động của chi nhánh tại 31/12/2019

Theo nghiệp vụ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

- Tín dụng 23 42,6 - Kế toán 20 37 - Thủ quỹ 6 11,1 - Hành chính 2 3,7 - Lái xe 3 5,6 Tổng số 54 100

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Agribank Chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây)

Xét theo nghiệp vụ, số CBTD toàn chi nhánh là 23 người chiếm tỷ lệ 42,6%. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho chi nhánh nên cơ cấu CBTD trên tổng số lao động toàn chi nhánh như trên là phù hợp.

Mạng lưới phân phối: Hiện nay, mạng lưới cho vay KHCN tại Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây gồm: Phòng tín dụng và 5 phòng giao dịch. Phòng tín dụng nằm ở trung tâm huyện, các Phòng giao dịch nằm phân bổ trên toàn bộ địa bàn huyện. Trung bình cứ 5 đến 7 xã, phường trên địa bàn có một điểm cho vay của chi nhánh. Mạng lưới cho vay về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của KHCN, tuy nhiên do sự phát triển kinh tế của một số vùng là không đồng đều, một số vùng đang phát triển với tốc độ cao nên thực tế hệ thống mạng lưới cho vay của Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây vẫn chưa thực sự đến gần được với người dân.

2.2.3. Tổ chức thực hiện cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây

2.2.3.1 Thực hiện các hoạt động marketing ngân hàng

Trong thời gian qua, Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây thực hiện tuyên truyền, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ huy động nguồn vốn và cho vay KHCN qua các hình thức: in băng rôn, tờ rơi tại trụ sở chi nhánh, các phòng giao dịch, các trường học, bệnh viện và các cơ quan trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Chi nhánh thường xuyên tạo mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Hội nông dân, Hội phụ nữ, chính quyền các cấp, các trường hoc, bệnh viện, các cơ quan...để giới thiệu, quảng cáo các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Để đánh giá việc thực hiện cho vay KHCN tại chi nhánh trong thời gian qua, tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá của các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu khảo sát (Phụ lục).

Cơ cấu khách hàng khảo sát: 200 khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; bao gồm: 50 khách hàng ở Thị trấn Vân Đình, 30 khách hàng ở địa bàn xã Quảng Phú

Cầu, 30 khách hàng ở địa bàn xã Trung Tú, 30 khách hàng ở địa bàn xã Hòa Nam, 30 khách hàng ở địa bàn xã Hòa Phú và 30 khách hàng ở địa bàn xã Đại Cường.

Qua tổng hợp khảo sát cho thấy: Phần lớn các khách hàng tham gia vay vốn tại Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây chiếm hơn 70% (141/200) khách hàng điều tra. Điều này cho thấy mặc dù trên địa bàn hiện nay có nhiều ngân hàng hoạt động, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt nhưng Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của KHCN tại ngân hàng:

Biểu đồ 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của KHCN

(Nguồn: Kết quả khảo sát các KHCN trên địa bàn do tác giả tổng hợp)

Qua khảo sát cho thấy, nhu cầu vay vốn của KHCN cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân, nhất là gặp vấn đề rắc rối về qui trình thủ tục vay vốn và phong cách phục vụ của nhân viên. Có 80/141 phiếu trả lời chiếm tỷ lệ 56,74% cho rằng qui trình thủ tục cho vay còn rườm rà, phức tạp, nhiều hồ sơ giấy tờ, mất nhiều thời gian chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Vấn đề phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có 69/141 khách hàng trả lời chiếm tỷ lệ 48,94% rằng họ chưa hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng.

Vì các lý do trên nên nhiều khách hàng vẫn còn tâm lý ngại vay tiền Agribank mà muốn tìm đến các NHTM khác với ưu điểm phục vụ tận tình và thủ tục gọn nhẹ, đơn giản hơn.

Đánh giá chính sách cho vay của ngân hàng:

Bảng 2.6: Đánh giá của KHCN về chính sách cho vay

Tiêu chí Rất không Mức độ (%)

đồng ý Khôngđồng ý Đồng ý Rất đồng ý

Lãi suất cho vay phù hợp 0 31,9 60,3 7,8

Thời hạn vay vốn phù hợp với khả năng trả nợ

Số tiền vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh

0 46,8 49,6 3,5

Kỳ hạn trả nợ gốc lãi phù hợp 0 39,0 56,0 5,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát các KHCN trên địa bàn do tác giả tổng hợp)

Agribank huyện Ứng Hòa được đánh giá là có lãi suất cho vay phù hợp, tỷ lệ đồng ý cao trên 60,3%, xu hướng của khách hàng vay vốn là lựa chọn ngân hàng có lãi suất thấp và ổn định để vay. Lãi suất là yếu tố quan trọng quyết định nhu cầu vay vốn của khách hàng. Thời hạn vay vốn và kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ được khách hàng đồng ý với tỷ lệ cao trên 60%. Số tiền cho vay được khách hàng đánh giá chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh khá cao là 46,8%.

2.2.3.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay KHCN

Đa dạng các sản phẩm cho vay KHCN thể hiện thông qua việc đa dạng hóa phương thức cho vay KHCN

- Dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn cho vay

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ cho

vay KHCN 1.071.008 100% 1.127.057 100% 1.129.963 100%

Ngắn hạn 629.679 58,8% 645.236 57,2% 640.243 56,7%

Trung dài hạn 441.329 41,2% 481.821 42,8% 489.720 43,3%

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2017 – 2019 Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ trọng dư nợ trung - dài hạn trong tổng dư nợ cho vay KHCN có xu hướng tăng lên. Dư nợ đối với khoản vay trung dài hạn có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi, giảm tải cho CBTD. Vốn đầu tư trung, dài hạn đã đáp ứng nhu cầu về vốn đối với hoạt động đầu tư phát triển, xây dựng chuồng trại, nâng cấp máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đẩy mạnh tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

- Dư nợ cho vay KHCN theo tài sản bảo đảm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ cho vay KHCN 1.071.008 100% 1.127.057 100% 1.129.96 3 100% Dư nợ không có TSBĐ 138.756 13,0% 205.271 18,2% 219.542 19,4% Dư nợ có TSBĐ 932.252 87,0% 921.786 81,8% 910.421 80,6%

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2017 – 2019 Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây)

Qua vào bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm duy trì ở mức ổn định qua các năm, ở mức trên 80% dư nợ có tài sản bảo đảm và dưới 20% dư nợ không có tài sản bảo đảm.

Tuy nhiên, dư nợ có tài sản bảo đảm có xu hướng giảm và dư nợ không có tài sản bảo đảm có xu hướng tăng. Nguyên nhân do chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ – CP về chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo Nghị định này thì có thể cho vay KHCN đến 200 triệu đồng mà không phải bảo đảm bằng tài sản, điều này đã giúp khách hàng giảm thiểu được rất nhiều thủ tục đi công chứng và đi đăng ký thế chấp, từ đó cũng mở rộng dư nợ cho vay không phải bảo đảm bằng tài sản. Vấn đề quan trọng khi giải quyết cho vay là căn cứ vào uy tín của khách hàng, tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án SXKD, lợi nhuận tạo ra từ dự án, phương án kinh doanh, đó mới là nguồn thu chính của ngân hàng.

- Dư nợ cho vay KHCN theo mối quan hệ giữa các chủ thể

Bảng 2.9: Kết quả cho vay KHCN qua tổ vay vốn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/20 17 31/12/20 18 31/12/20 19 So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Dư nợ cho vay KHCN 1.071.00 8 1.127.05 7 1.129.96 3 56.04 9 5,2% 2.906 0,3% 1.Cho vay trực tiếp 920.551 964.259 953.205 43.70 8 4,7% - 11.054 -1,1% 2. Cho vay qua tổ 150.457 162.798 176.758 12.34

1 8,2% 13.96 0 8,6% Hội phụ nữ 65.858 81.253 97.510 15.39 5 23,4 % 16.25 7 20,0% Hội nông dân 82.247 78.897 78.658 -3.350 -

4,1% -239 -0,3% Hội khác 2.352 2.648 590 296 12,6

% -2.058 - 77,7%

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2017 – 2019 Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây)

Trong thời gian qua ngoài việc cho vay vốn trực tiếp, Chi nhánh tiếp tục phối kết hợp với Hội nông dân và Hội phụ nữ huyện, xã, thị trấn, tổ chức thực hiện cho vay tổ nhóm nhằm đáp ứng nhu cầu vốn nhỏ lẻ khu vực nông thôn, tiết giảm chi phí, giảm tải công việc cho nhân viên ngân hàng.

Kết quả cho vay qua tổ vay vốn tăng qua các năm: Năm 2017 dư nợ cho vay đạt là 150.457 triệu đồng; năm 2018 đạt 162.798 triệu đồng, tăng 12.341 triệu đồng tỷ lệ tăng 8,2% so với đầu năm. Đến 31/12/2019 cho vay qua tổ vay vốn đạt 176.758 triệu đồng, tăng 13.960 triệu đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 8,6%.

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN phân theo phương thức cho vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Dư nợ cho vay

KHCN 1.071.008 100% 1.127.057 100% 1.129.963 100% Cho vay từng lần 392.274 36,6% 425.316 37,7% 441.258 39,1% Cho vay hạn

mức tín dụng 678.734 63,4% 701.741 62,3% 688.705 60,9%

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng năm 2017 – 2019 Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây)

Qua bảng số liệu trên cho thấy tại Agribank huyện Ứng Hòa chủ yếu áp dụng phương thức cho vay hạn mức tín dụng là chủ yếu, chiếm hơn 60%/tổng dư nợ cho vay KHCN. Việc cho vay từng lần chủ yếu áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vốn trung, dài hạn, mới quan hệ vay vốn ngân hàng hoặc không có nhu cầu vốn lưu động luân chuyển thường xuyên, ổn định.

Phương thức cho vay theo hạn mức có phương thức cho vay theo hạn mức quy mô nhỏ áp dụng đối với KHCN, hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để thanh toán các chi phí hoạt động kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, gồm cả cho vay ngắn hạn và /hoặc trung hạn rất thuận lợi cho khách hàng.

2.2.4. Kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây

2.2.4.1. Theo dõi, đôn đốc trả nợ

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng, CBTD thường xuyên theo dõi nợ đến hạn, hàng tháng lập danh sách nợ đến hạn, chủ động đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng và thông báo nợ (gốc, lãi và phí) đến hạn cho khách hàng. CBTD có trách nhiệm theo dõi các nguồn thu của khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi, thông qua các hợp đồng kinh tế đầu ra, các nguồn thu khác để chủ động đôn đốc, thu nợ đến hạn, nợ phải thu hồi trước hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.

Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Ứng Hòa Hà Tây chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc quản lý khách hàng bảo đảm an toàn vốn cho vay; kiểm tra (định kỳ, đột xuất), giám sát thường xuyên tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn cho vay, khả năng trả nợ của khách hàng để kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời theo quy định.

Thời điểm kiểm tra đối với KHCN: kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản bảo đảm, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng phải thực hiện 2 tháng/lần kể từ ngày giải ngân vốn vay. Kiểm tra đột xuất khác (nếu thấy cần thiết).

Nội dung kiểm tra, giám sát: Việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng; Biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án, đánh giá phương án sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn; Hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản bảo đảm (số lượng, giá trị...); Nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ phương án, dự án, tiền lương, thu nhập, các

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN ỨNG HÒA HÀ TÂY (Trang 58 - 100)